Phương pháp giải BT chương 1 chuyển động

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huy | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: phương pháp giải BT chương 1 chuyển động thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

9/18/2015
Nguyễn Văn Huy
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BT CHƯƠNG 1 – CHUYỂN ĐỘNG
B1: chọn hệ quy chiếu gồm:
-Chiều dương: chiều của 1 trong 2 chuyển động (nếu có cả 2 chuyển động ngược chiều nhau thì nên chọn một )
-Gốc tọa độ: thường là 1 trong 2 điểm xuất phát (sao cho đơn giản nhất )
-Gốc thời gian: t = 0 là lúc thời gian xuất phát ( của 1 trong 2 chuyển động sớm nhất)
B2: phân tích xem các chuyển động thuộc dạng nào (đứng yên; thẳng đều;nhanh(hoặc chậm) dần đều;rơi tự do; tròn đều)…
9/18/2015
Nguyễn Văn Huy

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BT CHƯƠNG 1 – CHUYỂN ĐỘNG
-Nếu CĐ thẳng đều : thì các lực tác dụng lên vật có tổng = 0 ,  không có gia tốc. Khi đó phương trình chuyển động : x = x0+ v.t (với v là vận tốc tính bằng m/s và t : tính bằng giây, x0: là vị trí cách gốc tọa độ được chọn trong hệ quy chiếu, x : tính bằng mét )
lưu ý : Nếu vật chuyển động ngược chiều dương đã chọn thì vận tốc mang dấu âm trong phương trình chuyển động,
-Nếu vật xuất phát phía sau gốc tọa độ được chọn thì x0 mang dấu âm trong phương trình chuyển động
- Nếu vật xuất phát tại gốc được chọn thì xo = 0
9/18/2015
Nguyễn Văn Huy

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BT CHƯƠNG 1 – CHUYỂN ĐỘNG
-Nếu CĐ thẳng nhanh dần đều (hoặc chậm) : tức sẽ có gia tốc.Khi đó phương trình chuyển động :
x = x0+ vo.t + (½) a.t2 (với v0 là vận tốc ban đầu tính bằng m/s và t : tính bằng giây, x0: là vị trí cách gốc tọa độ được chọn trong hệ quy chiếu)
lưu ý : Nếu vật chuyển động ngược chiều dương đã chọn thì vận tốc mang dấu âm trong phương trình chuyển động,( kể cả vo )
-Nếu vật xuất phát phía sau gốc tọa độ được chọn thì x0 mang dấu âm trong phương trình chuyển động
-Nếu vật CĐ chậm dần đều thì dấu của vận tốc và gia tốc ngược nhau ( tùy thuộc vào dấu của v trước)
9/18/2015
Nguyễn Văn Huy
-Nếu rơi tự do: Tức vật được thả rơi không vận tốc đầu V0 = 0 , khi đó phương trình quãng đường rơi được trong t giây là:
h = (g.t2)/2 ( với g: là gia tốc rơi tự do hay còn gọi là gia tốc trọng trường )
-Nếu vật được ném xuống từ độ cao h : thì vận tốc ban đầu khác 0 ,hay vận tốc ban đầu chính bằng vận tốc lúc ném xuống v0 = …m/s .Khi đó ta sử dụng công thức của CĐ nhanh dần đều
-Nếu vật được ném lên : thì vận tốc ban đầu v0 = vận tốc lúc ném và khi đến độ cao cực đại thì vật sẽ dừng lại (lúc đó vận tốc v = 0) ( chiều dương tùy bạn chọn hướng lên hay xuống ) nhưng chuyển động này là CĐ chậm dần đều.



PHƯƠNG PHÁP GIẢI BT CHƯƠNG 1 – CHUYỂN ĐỘNG
9/18/2015
Nguyễn Văn Huy
-Nếu vật được ném ngang : thì phân tích thành 2 chuyển động thành phần rơi tự do hướng xuống và chuyển động thẳng đều theo phương ngang; rồi áp dụng công thức tính toán theo mỗi phương
-Nếu vật chuyển động tròn đều: thì áp dụng công thức tròn đều
Lưu ý : vật quay được 1 vòng thì quãng đường trãi dài là chu vi vòng tròn đó
-Vật có bánh xe chuyển động tròn nhưng có vân tốc di chuyển thẳng đều thì vận tốc đó chính = vận tốc dài của bánh xe v = R.ω ( với ω : tính bằng rad/s và R : là bán kính tính bằng mét)
-Chu kỳ của các vật sau đã có sẳn :các kim của đồng hồ , trái đất, tự quay quanh nó , hay quay quanh mặt trời; hay mặt trăng quay quanh trái đất …
-số vòng quay = tổng quãng đường / chu vi 1 vòng
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BT CHƯƠNG 1 – CHUYỂN ĐỘNG
9/18/2015
Nguyễn Văn Huy
BT ví dụ:1
Hai xe ô tô xuất phát ngược chiều nhau tại hai điểm A,B cách nhau 10km, xe xuất phát từ A chuyển động thẳng đều có vận tốc 36km/h, xe từ B xuất phát sau xe A là 5 phút chuyển động nhanh dần đều sau 5 s có vận tốc 20m/s .sau
Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau cách A bao nhiêu?
Tìm thời điểm và vị trí khi hai xe cách nhau 4km
Hướng dẫn :
Chọn hệ quy chiếu :
Chiều dương(+): từ A đến B
Gốc tọa độ: O trùng với A
Thời gian t = 0 là lúc xe A xuất phát
Xe từ A chuyển động thẳng đều có pt là:
Xe từ B CĐ nhanh dần đều : với v0 = 0 , sau 5s thì có vận tốc v = 20m/s nên gia tốc sẽ là :
9/18/2015
Nguyễn Văn Huy
BT ví dụ 2
Vậy pt CĐ của xe từ B là
Để 2 xe gặp nhau thì tọa độ trùng nhau ,hay pt CĐ của 2 xe bằng nhau: xA = xB
Giải pt này thì ta tìm được t =…..
Sau đó thay t vào 1 trong 2 pt chuyển đôngj ̣ ta sẽ có vị trí gặp nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)