Phu lục 2

Chia sẻ bởi Vũ Thị Bình | Ngày 19/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: phu lục 2 thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

Phụ lục II
Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên
1. Tên sản phẩm:
“Ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi tìm hiểu về đất nước Malaysia - Tiếng Anh 9 bài 1 ”
2. Mục tiêu dạy học/giáo dục
- Kiến thức: Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về nước Malaysia- Thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN. Học sinh sẽ được học từ vựng có liên quan: tropical climate, unit of curency, national language, Islam… Qua các hoạt động thiết kế, học sinh cũng được cung cấp những thông tin cơ bản về các nước thành viên trong khối ASEAN.
- Kỹ năng: Học sinh nâng cao kỹ năng đọc hiểu dạng tóm tắt nội dung bài học và dạng bài tập Đúng ( True), Sai ( False)
Khám phá nguồn tư liệu câu hỏi, bài tập và kỹ năng giao tiếp.
- Thái độ: Học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn tiếng Anh.
Học sinh lắng nghe, sáng tạo trong các hoạt động học tập, phản hồi tích cực với nhóm với giáo viên.
Vận dụng các kiến thức đã học vào việc đặt câu, viết đoạn cũng như giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
3. Đối tượng dạy học/giáo dục
- Đối tượng học sinh: học sinh lớp 9
- Số lượng: cả lớp
4. Ý nghĩa của sản phẩm
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tìm hiểu về đất nước Malaysia” trong bài học đạt hiệu quả vì trò chơi này đã làm thay đổi hình thức học tập; tạo không khí trong lớp học được thoải mái, sinh động. Qua trò chơi học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, củng cố kiến thức. Người học chủ động khám phá kiến thức liên quan đến nhiều bài học tích hợp kiến thức liên môn tiếng Anh, địa lí, lịch sử, công dân.
Qua trò chơi học sinh không những chủ động tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực mà còn giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức.
5. Nội dung sản phẩm dự thi:
- Việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học.
* Cách tổ chức trò chơi :
- Giáo viên cần dự tính thời gian tiến hành.
- Giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi
+ Nêu luật chơi
- Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi.
- Nhận xét kết quả, thái độ của học sinh.
* Các trò chơi được trình bày theo các dạng bài tập gắn với từng nội dung dạy học:
Mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm được học thông qua các bài tập :
- Tìm từ ngữ theo chủ điểm
- Tìm hiểu, nắm nghĩa của từ
- Quản lý, phân loại vốn từ
- Luyện cách sử dụng từ, câu.
* Một số trò chơi được sử dụng:
+ Khám phá ô chữ (crossword)
+ Ghép đúng cặp đôi (matching)
6. Kết quả đạt được
Qua quá trình nhiều năm dạy học và áp dụng, tôi nhận thấy các trò chơi trên đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Học sinh hứng thú, tham gia nhiệt tình hơn vào các giờ học. Các kiến thức các em lĩnh hội được một cách tự nhiên, không gò ép. Từ đó, học sinh có thể nhớ bài lâu hơn, hiểu bài sâu hơn, kiến thức các em lĩnh hội được là do chính các em tạo nên. Giáo viên biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cao cho bài học. Tuy nhiên, không được lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi. Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Sau trò chơi “Crossword” giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn về đất nước Malaysia. Sản phẩm của học sinh:


Sau trò chơi “Matching” giáo viên cho học sinh tiếp tục hoạt đông theo nhóm với trò “Guesing game” về một số nước trong khối Asean. Học sinh chỉ cần dựa vào các thông tin và hình ảnh của trò chơi “matching”. Sản phẩm của học sinh:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)