Phụ cấp thâm niên cho giáo viên
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức An |
Ngày 02/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Phụ cấp thâm niên cho giáo viên thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /2010/NĐ-CP
Dự thảo 2 Hà Nội, ngày tháng năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với:
1. Nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở nhà trường và các cơ sở giáo dục công lập khác (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục tại phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở giáo dục công lập và làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề ở cơ quan trung ương và địa phương.
3. Nhà giáo đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sau ngày 31 tháng 3 năm 1993.
Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng
1. Điều kiện được tính hưởng:
Các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (60 tháng liên tục hoặc gián đoạn) trở lên được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng:
a) Là thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và thời gian làm công tác quản lý giáo dục tại phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở giáo dục công lập, làm công tác quản lý về giáo dục, dạy nghề ở cơ quan trung ương, địa phương;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được tính như thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Thời gian không tính hưởng:
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Mức phụ cấp
1. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định này đủ 5 năm làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục mức phụ cấp thâm niên được tính hưởng bằng 5%, từ năm thứ sáu trở đi (đủ 12 tháng) mỗi năm được tính thêm 1%.
2. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo mức phụ cấp thâm niên của cá nhân tại thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 1993.
Điều 4. Nguồn kinh phí
1. Đối với cơ sở giáo dục công lập: Nguồn kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Đối với cơ quan hành chính và cơ quan bảo hiểm xã hội: Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước cấp.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2010.
2. Chế độ phụ cấp phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND,UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng chính sách xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư,
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /2010/NĐ-CP
Dự thảo 2 Hà Nội, ngày tháng năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với:
1. Nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở nhà trường và các cơ sở giáo dục công lập khác (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục tại phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở giáo dục công lập và làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề ở cơ quan trung ương và địa phương.
3. Nhà giáo đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sau ngày 31 tháng 3 năm 1993.
Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng
1. Điều kiện được tính hưởng:
Các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập đủ 5 năm (60 tháng liên tục hoặc gián đoạn) trở lên được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng:
a) Là thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và thời gian làm công tác quản lý giáo dục tại phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở giáo dục công lập, làm công tác quản lý về giáo dục, dạy nghề ở cơ quan trung ương, địa phương;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được tính như thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
3. Thời gian không tính hưởng:
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Điều 3. Mức phụ cấp
1. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định này đủ 5 năm làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục mức phụ cấp thâm niên được tính hưởng bằng 5%, từ năm thứ sáu trở đi (đủ 12 tháng) mỗi năm được tính thêm 1%.
2. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo mức phụ cấp thâm niên của cá nhân tại thời điểm ngày 31 tháng 3 năm 1993.
Điều 4. Nguồn kinh phí
1. Đối với cơ sở giáo dục công lập: Nguồn kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Đối với cơ quan hành chính và cơ quan bảo hiểm xã hội: Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước cấp.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm hướng dẫn, thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2010.
2. Chế độ phụ cấp phụ cấp thâm niên quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND,UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng chính sách xã hội;
- Ngân hàng phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức An
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)