PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

Chia sẻ bởi Phan Van Phuong | Ngày 24/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
Tật khúc xạ là gì ?
Điều chỉnh tật khúc xạ
Phòng ngừa tật khúc xạ
Tật khúc xạ là gì?
Mắt chính thị
Bình thường, để con mắt có thể
nhìn thấy rõ vật, các tia sáng
phải bị bẻ gãy hay gọi là “bị
khuất triết “ khi chúng đi qua
các môi trường quang học trong
suốt của con mắt như giác mạc
và thể thuỷ tinh để hội tụ đúng
trên võng mạc là lớp màng thần
kinh nằm ở đáy mắt. Mắt như
vậy gọi là mắt chính thị (mắt có
độ khuất triết bình thường).
Mắt cận thị
Chiếm 90% tật khúc xạ
Là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường
Hoặc có lực khuất triết quá mạnh
Do đó ảnh sẽ hội tụ trước võng mạc


Mắt viễn thị
Là mắt có trục trước sau ngắn hơn bình thường
Hoặc có lực khuất triết quá yếu
Do đó ảnh sẽ hội tụ sau võng mạc
Mắt loạn thị
Giác mạc bình thường là 1 hình cầu đều đặn

Khi mắt bị loạn thị, 1 trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn, giống như 1 quả bóng bầu dục

Do đó ảnh của 1 điểm sẽ hội tụ trước hoặc sau võng mạc
Mắt lão thị
Khi còn trẻ, thể thủy tinh còn mềm, dễ đàn hồi, do đó dễ thay đổi hình dạng dễ điều tiết giúp thấy rõ vật ở gần lẫn xa
Sau 40 tuổi, thể thủy tinh bắt đầu lão hóa, xơ cứng, kém đàn hồi, giảm độ điều tiết, do đó khó nhìn gần hơn

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
Tật khúc xạ là gì ?
Điều chỉnh tật khúc xạ
Phòng ngừa tật khúc xạ
A.Kính đeo mắt

Là phương pháp dễ nhất để chỉnh tật khúc xạ

Cận thị :Đeo kính phân kỳ
Viễn thị: Đeo kính hội tụ.
Loạn thị: đeo kính hội tụ hay phân kỳ theo trục bị loạn thị
B. Kính tiếp xúc
Ưu điểm:
Nhẹ, đẹp về mặt thẩm mỹ, thích hợp 1 số nghề nghiệp như vận động viên, diễn viên…
Nhược điểm:
Khá đắt: 5 – 10 USD/cặp
Phải thay thế sau 2 tuần sử dụng
Phải tháo ra lau rữa hằng ngày khi đi ngủ hay đi tắm
Có thể bị 1 số biến chứng: viêm loét giác mạc, tân mạch
C. Phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ
Trước kia: Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa

Điều chỉnh tật khúc xạ
Ngày nay:

Phẫu thuật Lasik
(Laser insitu
Keratomileusis)
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
Tật khúc xạ là gì ?
Điều chỉnh tật khúc xạ
Phòng ngừa tật khúc xạ
Ánh sáng
Nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux

Trung bình khoảng 300 lux cho phòng học, phòng làm việc


Sinh hoạt
Tư thế làm việc đúng
Bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng công việc, lứa tuổi
Xem tivi nên ngồi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng màn hình tivi
Khi tham gia các phương tiện giao thông không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục gây mệt mỏi về thị giác.
Đến bác sỹ chuyên khoa mắt kiểm tra khi có những triệu chứng: nhức mắt, dụi mắt, nheo mắt, nhìn mờ, kết quả học tập – lao động giảm sút
Khi phát hiện bị tật khúc xạ cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ
Chế độ ăn uống
Chất bột, gạo lứt còn cám (vì còn vitamin B2)...

Cá tôm, nghêu, sò, ốc, hến...

Gan, nấm, hành, ngũ cốc, măng...

Cà rốt, ớt, bắp, hẹ, rau cải thìa, rau cần...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Van Phuong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)