PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC TẬT KHÚC XẠ

Chia sẻ bởi Phan Van Phuong | Ngày 24/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC TẬT KHÚC XẠ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC TẬT KHÚC XẠ



Trong những năm gần đây, tỷ lệ tật khúc xạ nói chung, tật cận thị nói riêng ở nước ta cũng như nhiều nước trong khu vực có xu hướng tăng nhiều. Khảo sát 2.704 học sinh (HS) của 20 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại TP.HCM trong năm học 2006-2007 cho thấy tỉ lệ HS bị mắc tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị) chiếm hơn 39%. Tật khúc xạ đang gia tăng với tỉ lệ đáng báo động trong HS. Ở người lớn tỉ lệ tuy có ít hơn,nhưng cũng trên 20%. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa, điều trị tật khúc xạ cho là điều quan trọng đang được rất nhiều người quan tâm.
1.      Tật khúc xạ là gì ?
Ta nhìn thấy mọi vật xung quanh ta vì có ánh sáng phản chiếu từ vật đó. Bản thân vật không phát sáng (trừ khi nó chính là nguồn phát sáng), do vậy ta không nhìn thấy vật trong bóng tối bởi vì không có ánh sáng phản chiếu từ nó.
Mỗi chùm tia sáng gồm những tia sáng. Các tia sáng có thể đi song song, đi hội tụ hoặc phân kỳ.
Các tia sáng có thể bị phản xạ hoặc bị khuất triết.
Sự phản xạ (phản chiếu) ánh sáng xảy ra khi ánh sáng bị phản chiếu từ những mặt phẳng, như mặt gương chẳng hạn.
Quy luật phản xạ ánh sáng "Góc phản xạ tia sáng bằng góc tới của tia sáng đó"
Sự khuất triết ánh sáng là sự thay đổi hướng đi của tia sáng khi tia sáng đó đi qua một môi trường này (như không khí) sang một môi trường khác có chỉ số khuất triết khác nhau (như kính). Chỉ số khuất triết là số đo khả năng bẻ gẫy tia sáng của môi trường đó như thế nào.
Bình thường, để con mắt có thể nhìn thấy rõ vật, các tia sáng phải bị bẻ gãy hay gọi là “bị khuất triết “ khi chúng đi qua các môi trường quang học trong suốt của con mắt như giác mạc và thể thuỷ tinh để hội tụ đúng trên võng mạc là lớp màng thần kinh nằm ở đáy mắt. Mắt như vậy gọi là mắt chính thị (mắt có độ khuất triết bình thường). Võng mạc tiếp nhận hình ảnh của vật được tạo nên bởi các tia sáng này và gửi ảnh ảo đó qua dây thần kinh thị giác lên vỏ não.

Tật khúc xạ có nghĩa là các môi trường quang học (giác mạc, TTT, DK) của con mắt ta khuất triết ánh sáng không đúng, do đó hình ảnh của vật mà ta nhìn thấy bị mờ . Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị được coi là những rối loạn về khuất triết của mắt mà không phải là bệnh mắt.
2.      Các kiểu khác nhau của tật khúc xạ:

        CẬN THỊ : chiếm 90% tật khúc xạ





Mắt cận thị là mắt có trục trước sau dài hơn bình thường hoặc có lực khuất triết quá mạnh, do đó các tia sáng sau khi bị khuất triết sẽ hội tụ ở trước võng mạc. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa.
Cận thị có thể là do di truyền hoặc mắc phải Cận thị ở trẻ em do yếu tố di truyền và điều kiện sinh hoạt gia đình ( di truyền chiếm 89%, môi trường chiếm 11% nguyên nhân gây cận thị). Cận thị di truyền thường phát hiện ở trẻ em khi chúng từ 8 đến 12 tuổi. Quãng tuổi từ 10 đến 20, khi cơ thể phát triển nhanh chóng thì mắt cũng ngày càng dài ra và cận thị cũng tiến triển nhanh. Từ 20 đến 40 tuổi, thường thì độ cận thị ít thay đổi.
Các phiên bản lỗi của PAX6 - một gen quan trọng trong quá trình phát triển thị giác - có thể khiến cho mắt dễ bị cận thị hơn. Những trẻ đã mang sẵn trục trặc này sẽ có nguy cơ bị tật nặng hơn nếu suốt ngày dán mắt vào tivi hoặc chơi điện tử.
Khi nhìn gần, mắt ta phải điều tiết để nhìn vật cho rõ. Khi đó, thể thuỷ tinh của mắt căng phồng lên để đưa ảnh của vật hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn xa, mắt giảm điều tiết, thể thuỷ tinh lại xẹp xuống. Bình thường, khoảng cách thích hợp khi làm việc gần từ mắt đến sách vở hoặc máy vi tính là 33 đến 40 cm. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng thì thể thuỷ tinh của mẳt luôn luôn ở trong tình trạng phải điều tiết, luôn bị căng phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều tiết. Nếu mắt không được nghỉ ngơi, đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Van Phuong
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)