Phong trào yêu nước của nhân dân việt nam

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Hải | Ngày 25/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: phong trào yêu nước của nhân dân việt nam thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:



Phần ba
lịch sử Việt Nam (1858 – 1918)

Chương I
Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX

Bài 19
Nhân dân Việt Nam kháng chíên
Chống pháp xâm lược (từ 1885 đến trước 1873)

I. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được:
- ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.
- Qúa trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 – 1873.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 – 1873.
2. Tư tưởng
- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn sự kiện.
3. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
II. thiết bị, tài liệu dạy – học
- Lược đồ Mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
III. tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dẫn dắt vào bài mới
Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân ta đã anh dũng chíên đấu chống quân xâm lược. Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 – 1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.


Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HS cần nắm được

GV: Trước khi tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc xâm lựơc Việt Nam của thực dân Pháp. Trước hết tìm hiểu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV hướng dẫn HS theo dõi SGK để thấy được: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- HS theo dõi SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời:
+ Chính trị: giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, song chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng” của Nhà nước.
+ Quân sự lạc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)