Phong trao tho moi
Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy |
Ngày 21/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: phong trao tho moi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHONG TRÀO THƠ MỚI
CÁC THỂ THƠ TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI ĐẾN NAY.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHONG TRÀO THƠ MỚI
1. Hoàn cảnh ra đời phong tào thơ mới
Đế quốc Pháp xâm lược nước ta kéo theo sự xâm nhập của văn minh phương Tây vào xã hội Việt Nam. Sự ảnh hưởng này tồn tại dưới hai dạng: hình thức và tư tưởng.
Về hình thức
Nền khoa cử phong kiến dần được bãi bỏ (khoa thi cuối cùng năm 1919 chấm dứt chế độ khoa cử nặng nề…)
Nền kinh tế phát triển, đô thị hình thành kéo theo báo chí, ngành xuất bản phát triển.
Sự xuất hiện của giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng tình cảm mới, thị hiếu thẩm mĩ mới: “ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây”.
Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán vốn ngự trị từ xưa đến nay.
Giao lưu văn hoá Đông Tây:
Tiếng Pháp chiếm vị trí cao hơn tiếng Việt và trở thành tiếng nói phổ biến trong các xã hội thành thị nhất là giới trí thức và công chức.
Tầng lớp trí thức Tây học ra đời và trong đó một số được Pháp đào tạo để phục vụ trong bộ máy nhà nước thuộc địa.
ảnh hưởng văn học Pháp
Về tư tưởng
Hoàn cảnh xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi về nếp sống, nếp nghĩ. Những tư duy, rung động trong tâm hồn, tình cảm của con người cũng khác trước.
“ Ta không còn vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước’’.
Tình cảm,cảm xúc thay đổi cho nên thơ cũng cần đổi mới.
Cái khát vọng đổi mới: được nói rõ những điều thầm kín u uất, được sống thực. Đó là nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn. “Người thanh niên Việt Nam ngày nay đang bơ vơ đi tìm người thi nhân của mình như người con đi tìm mẹ”.
Sự ra đời của thơ mới là hệ quả tất yếu trong hoàn cảnh xã hội thực tại lúc đó.
2.Quá trình phát triển của thơ mới
2.1. Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới
phái thơ mới:
Tản Đà: người chơi khúc nhạc dạo đầu cho phong trà thơ mới
Mốc đầu tiên: bài thơ “ Tình Già” của Phan Khôi trên báo phụ nữ Tân Văn (29-1929) với tiêu đề “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”.
“ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn đặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi tình trước phụ sau
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau”
(tình già)
Phá vỡ các nguyên tắc của thi luật thơ cũ,là tiếng pháo lệnh cho sự xuất hiện rầm rộ của các nhà thơ mới- mới cả về nội dung và hình thức.
Lần lượt các nhà thơ mới ra đời: L T LƯ, Thế Lữ, Vũ Đình Liên..
Hàng loạt những bài diễn thuyết bênh vực thơ mới
Lưu Trọng Lư: “Các cụ ta ưa màu đỏ choét, ta lại thích màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi… cái ái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân nhưng đối với ta là trăm hình muôn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật, cái tình ảo mộng, cái tình ngây thơ, cái tình già dặn, cái tình trong giây phút, cái tình nghìn thu…”
Thơ mới hoàn toàn phá bỏ những quy tắc ràng buộc, rườm rà, những luật bằng trắc hẹp hòi… làm hạn chế hồn thơ
Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và mới ngày một cao và không mong gì dung hoà được.
Năm 1935 thơ mới dần ổn định và chiếm vị trí nhất định, khẳng định được những giá trị mới mẽ về nội dung và nghệ thuật.
Hoài Thanh: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.
Khi cuộc đấu tranh ấy đã tạm lắng, những nhà thơ mới bây giờ lại kêu gọi trở về với truyền thống:“ Với sự âu hoá, tôi sợ nền văn chương Việt Nam sẽ mất những tính cách riêng, rồi sẽ không thành thực nữa vì bị mất gốc.”
Thực chất của cuộc đấu tranh: đi đến cải cách về nội dung và hình thức thơ
2.2 Các giai đoạn của thơ mới.
Trong qúa trình phát triển của thơ mới đã hình thành nên nhiều trường phái thơ khác nhau như thơ tượng trưng, thơ siêu thực…tuy nhiên nó vẫn còn rất mờ nhạt và hời hợt do đó nếu có sự phân loại trong thơ mới thì chủ yếu dựa vào nội dung.
Theo Phan Cư Đệ trong cuốn “ phong trào thơ mới” ông đã chia phong trào thơ mới thành hai thời kỳ:
1932-1939
1940-1945
* 1932-1939: 2 giai đoạn
GĐ 1932-1935
Gồm các nhà thơ mới đầu tiên: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp….
Thời kỳ thơ mới tràn đầy sức sống, trẻ trung, tươi tắn, khẳng đọnh địa vị độc tôn trên văn đàn
GĐ 1936-1939:
Xuất hiện: Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử. Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…
Thời kỳ cực thịnh, đội ngũ sáng tác đông đảo, tích cực
Thơ mới, vừa ra đời đã mang trong nó nỗi buồn và ước muốn thoát ly hiện thực: “ Nhớ rừng” (Thế Lữ),” Tiếng gọi bên sông”, “ nỗi đau con voi già” của Huy Thông
Từ 1935-1939: Xã hội ngày một phân hoá sâu sắc hơn nhưng các nhà thơ mới ngày càng đi sâu hơn vào cái “tôi” cá nhân chủ nghĩa, cái “tôi” quặn quại trong hiu quạnh, cô đơn và dần dần đi đến sự suy đồi.
* 1940-1945:
Đi vào con đường bế, tắc không lối thoát. Những khuynh hướng suy đồi ngày càng phát triển.
Từ 1940 trở đi Thơ mới xuất hiện xu hướng hình thức chủ nghĩa, câu thơ trau chuốt, đẽo gọt hơn.
II. Thi pháp thơ mới.
Phong trào thơ mới: một cuộc cách tân thi ca chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc.
Theo Trần Đình Sử, đây là cuộc cách mạng trong thơ, nó không những đem lại những tác phẩm hay, những nhà thơ độc đáo mà còn đem lại một phạm trù thơ hiện đại, một thi pháp mới, một kiểu trữ tình mới, phân biệt và thay thế cho thơ trữ tình cổ điển, truyền thống.
Đổi mới về ngôn ngữ thơ
Kết hợp tính truyền thống và hiện đại, đem đến tiếng nói mới, hình thức diễn đạt mới, ngôn ngữ mới…vượt ra khỏi những quy định nghiêm ngặt của vần luật
Tạo câu, ghép chữ một cách phóng túng
“Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao nghe réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt
Mây bay, gió cuôn, mây bay…
Tiếng vi vút như khuyên van như dìu dặt
Như hắt hiu cùng hơi gió heo may
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu…
(Tiếng trúc tuyệt vời- Thế Lữ)
Cải tạo lại thơ Tiếng Việt từ câu thơ “ điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói”
Thơ mới làm thay đổi nhãn quan thơ, thay đổi tiêu chuẩn đánh giá hình thức thơ của thơ cổ.
Thơ cổ giảm thiểu tối đa các yếu tố ngữ điệu, giọng điệu, màu sắc, cảm xúc của tác giả. Thơ mới đem lại một ngôn ngữ thơ gắn với lời nói và dòng ngữ điệu- cảm xúc của con người.
Tâm thế sáng tạo thơ đã chuyển từ ý, hình, sang lời, giọng, điệu.
Câu thơ mới đã được chủ thể hóa, cá thể hóa cao độ để gắn với lời phân trần, tiếng giục giã, câu tâm sự. chất liệu thơ không chỉ là từ, mà còn là ngữ, giọng, điệu.
“Mau với chứ vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi, tình non đã già rồi
Con tim hồng trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi”
(Giục giã- Xuân Diệu)
Thơ mới chú trọng về mặt âm điệu, dùng lối điệp âm bên trong dòng thơ để nói cái dài, rộng của không gian, của nỗi buồn.
“Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
(Thâm Tâm)
Nhịp điệu thơ mới rất đa dạng, có khi gấp gáp, nhanh nhẹn lúc lại nhẹ nhàng, khoan thai.
Cách hiệp vần: phong phú.
So với thơ cũ trong thơ mới có hai sự thay đổi trong cách gieo vần, ở cuối mỗi câu đều có gieo vần khác với luật thi chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và câu chẵn.
Thơ mới còn chịu ảnh hưởng của cách hiệp vần phương tây.
+ Vần liên tiếp : a – a – b - b.
+ Vần ôm : a – b – b - a
+ vần giản cách : a – b – a - b.
Nhạc điệu thơ mới: nhạc điệu dân tộc + nhạc điệu thơ pháp, thơ cổ điển+ nhạc điệu thơ Đường
Rất được chú trọng
Ngôn ngữ: giàu hình tượng, cảm xúc,khả năng kết hợp giữa các từ rất đa dạng, mới mà táo bạo, nhiều hình dung từ xuất hiện làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc.
Tăng cường sử dụng tính từ trong câu thơ để tạo sức gợi cảm.
Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ làm câu thơ giàu hình tượng, tăng sức gợi cảm
Học tập từ thơ ca Pháp lối diễn tả tinh tế bằng cảm giác, bằng màu sắc của hội họ
Giải phóng câu thơ, tạo dáng lạ cho câu thơ tiếng Việt
Các thể thơ 8,7,6 ,5 chữ vẫn được sử dụng lại nhưng câu thơ đã khác hẳn (được nói rõ ở phần sau).
2. Cái tôi cá nhân trong thơ mới
Trong thơ mới cái tôi cá nhân đã được ý thức đầy đủ
Cái mới của thơ mới là dám coi cái “tôi” cá nhân như một quan điểm, một tư cách để nhìn đời và nói với mọi người.
Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”: “Ngày thứ nhất- ai biết đích ngày nào- chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách: Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: “ quan niệm cá nhân”.
Lấy cái tôi cá nhân làm đề tài, làm trung tâm của thơ ca, thể hiện khát vọng được thể hiện mình
Giải thoát khỏi quan điểm duy lý và giáo huấn vốn là sự ràng buộc của cái chung truyền thống đối với mỗi cá nhân.
3. Thơ mới thể hiện cái nhìn hướng ngoại.
hướng ngoại: miêu tả thế giới bên ngoài (còn hướng nội là nhìn vào nội tâm.)
Lê Đình Kỵ: hướng ngoại như một nguyên tắc xây dựng hình tượng thơ,
Giải phóng cho thi nhân khỏi cái khung lí tính để trực tiếp cảm nhận thế giới bên ngoài bằng cả tâm hồn nhà thơ
thơ cổ làm theo cái hiểu cái biết hơn là cái cảm.
Thơ mới chư trọng đến yếu tố hình tượng
Đặc trưng của cái nhìn hướng ngoại
Cái nhìn hướng ngoại của thơ mới vừa có thể tiếp cận lối tả chân mặt khác lại có thể phát triển thành cái nhìn tượng trưng, siêu thực.
Xuân Diệu không chỉ hướng ngoại theo lối “tả chân ” mà còn huy động giác quan để tái hiện một thế giới khách thể sống động, hữu hình của cái vô hình.
Cái nhìn hướng ngoại trong thơ mới là một thi pháp mới có nhiều biểu hiện đa dạng.
Nó có thể tả chân, ký sự theo kiểu phong tục, trực quan, có thể biểu hiện những giấc mơ đẹp như cổ tích
khắc họa những bức tranh thế giới đậm màu sắc tượng trưng.
Tóm lại: Thi pháp thơ mới không tồn tại tách biệt hoàn toàn với các yếu tố thi pháp cổ điển. Tuy nhiên để nhận ra chất thơ mới người ta buộc phải tách ra và đối lập nó với thơ cũ.
III. Các thể thơ từ phong trào thơ mới đến nay.
Phong trào thơ mới: được coi là một cuộc đánh giá lại các thể thơ cũ, tiếp thu những cái tốt đẹp của truyền thống cũ đồng thời học tập một cách có sáng tạo thơ ca nước ngoài.
Các nhà thơ mới nhận ra rằng thể thơ cũ ( luật thi) có phần nào gò bó, cứng nhắc ( nhất là về phương diện bố cục, đối ý, đối chữ) vì vậy gây khó khăn cho việc thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm mới nên bị phá vỡ.
3.1.Thơ 8 chữ (tám âm tiết).
Phát triển từ thể ca trù của dân tộc.
Trong ca trù: số chữ của một câu không nhất định
có cả yêu vận và cước vận
chuyển hóa thành thơ tám chữ: yêu vận mất, phần nhiều biến thành vần liên châu(cuối mỗi câu hạ một vần).
Trong một số bài thơ “ Tần Hồng Châu”, “ Kinh Kha” của Nguyễn Huy Thông vẫn còn giữ được yêu vận.
Thế Lữ là người có công đầu trong việc làm cho thể thơ tám chữ thành thuần thục. Sau đó Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng khá thành công trong thể thơ này.
“Bữa nay lạnh mặt trơì đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em!”
(Tương tư, chiều- Xuân Diệu)
3.2 Thơ bảy chữ:
Thơ bảy chữ: xử lý lại từ thơ Đường Luật
Cách đặt câu cũng như bố trí thanh bằng, thanh trắc trong câu thơ cũng gần giống như thơ Đường có điều là không chặt chẽ như thơ Đường.
Thơ bảy chữ cũng có nhiều dạng, có dạng giống như thơ luật nhưng niêm luật và các quy định khác không có như thơ luật.
Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
(Cô hái mơ- Nguyễn Bính)
Cũng có những bài hoàn toàn là thơ mới: Vạn Lý Tình (Huy Cận- Lữa Thiêng)
Thơ bảy chữ được bố trí nhiều dạng, bốn câu, tám, mười hoặc nhiều hơn nữa nhưng phổ biến là ở dạng bốn câu thành một đoạn và bài thơ gồm nhiều đoạn.
Những bài thơ thất ngôn của Xuân diệu như
“Huyền Diệu”, “Nguyệt Cầm” là sự kết hợp giữa lối thất ngôn cổ phong xưa với những bài thơ bốn khổ, mỗi khổ bốn câu của Baude Lare (Chim Hải Âu, Giai Điệu Buổi Chiều).
3.3 Thơ sáu chữ
Xuất phát từ thể lục ngôn cổ được dùng lại. Đây là một dạng từ trong thơ cổ phong. Thơ lục ngôn khi đọc lên thường ít nhạc điệu do đó rất ít người làm.
3.4 Thơ năm chữ:
Xuất xứ từ thể thơ ngũ ngôn Đường luật nhưng ngụ ngôn của thơ mới mềm mại hơn, uyển
chuyển hơn thơ cổ phong. Thơ năm chữ cũng
đã từng xuất hiện trong ca dao.
Ví dụ: Chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp
Viễn Khách – Xuân Diệu.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
3.5 Thơ bốn chữ:
Thể thơ này ở Việt Nam thường phổ biến trong ca dao, tục ngữ, vè nói lối, đây là một thể thơ hấp dẫn nên vẫn được các nhà thơ mới sử dụng lại.
Ví dụ : Chiều Xuân (Huy Cận).
Xuân gội tràn đầy
Giữa lòng hoan lạc
Trên mình hoa cây”
3.6 Thơ ba chữ
Bắt nguồn từ thể loại đồng dao của người việt: dễ dọc, dễ viết, dễ nhớ…
Vần gieo liên tiếp, cứ 2 câu 1 vần, 2bằng liền xen kẽ 2 trắc liền, vần sau vẫn tiếp vần trước
“con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
trên bờ cỏ”
(con bướm vàng- trần đăng khoa)
3.7 Thơ hai chữ
rất hiếm có ở việt nam, ít người làm
vần:những từ có thanh âm giống nhau, câu thơ có sự tương ứng lẫn nhau… co âm điệu, dễ nhớ
vần gieo liên tiếp từ nôm liền với từ tự
tài tình: từng cặp đối nhau 2 từ một cả về từ lẫn ý
“Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu…”
(sương rơi)
3.8 Thơ mười , mười hai chữ trở lên.
Đây là một cuộc thử nghiệm tương đối táo bạo
có thể xem nó là hình bóng của thơ tự do và thơ văn xuôi sau này.
Sự thể nghiệm này của Nguyễn Vỹ, Nguyễn Thị Kiêm (thuộc trường thơ Bạch Nga) không thành công, phải đến sau kháng chiến chống Pháp nó mới được sử dụng rộng rãi và gặt hái được nhiều thành quả đáng kể.
“tôi gặp anh buổi chiều đông ánh lờ mờ trên sông núi
nhuốm một màu chết tiêu ma trong lòng người ngoài gió bụi”
(viếng mồ lữ khách- mộng sơn)
3.9 Thơ lục bát và song thất lục bát:
Trong phong trào thơ mới, thể thơ lục bát vẫn được nâng niu. Huy Cận, Nguyễn Bính…. Đem đến cho lục bát một không khí mới. Song thất lục bát không mất hẳn nhưng ít được dùng hơn trước.
3.10 Thơ thị giác
Đây là một cách thể nghiệm mới, thể thơ này tác động trực tiếp vào thị giác của người đọc bằng cách xếp chữ tạo hình.
Hoàng Hôn, Mưa của Nguyễn Vỹ
Tối của Trần Hữu Chưong
Hoàng hôn
Một đàn
Cò con
Trắng nõn
Trắng non
Bay về
Sườn non
Gió giục
Mây dồn,
Tiếng gọi
Hoàng hôn
Buồn bã
Nỉ non
Từ giã
Cô thôn
Cò con
Cò con
Trắng non
Nào kia
Lạc bầy,
Lại bay
Vào mây
Ô kìa!
tiếng chuông chùa
bốn phương trời
sương sa
tiếng chuông chùa
ngân nga..
trời lặng êm
nghe rêm
tiếng chuông
rơi
thảnh thơi
êm đềm…
hồi chuông
trôi
êm ru
vô âm u
hồn tôi
3.11 Thơ văn xuôi:
Thể loại mới, xuất hiện ở Xuân Thu Nhã Tập, và sau cách mạng thể thơ phát triển (tiêu biểu là đại diện Nguyễn Văn Hạnh)
Sau cách mạng tháng tám, thể thơ được cải cách từ phong trào thơ mới vẫn được tiếp tục sử dụng nhưng do hoàn cảnh thực tế của xã hội nên các thể thơ dân gian được dùng rộng rãi hơn. Một số thể thơ trong phong trào thơ mới thử nghiệm chưa thành công thì ở giai đoạn sau này đã khẳng định được vị thế.
3.12 Thể thơ kịch:
Thể loại mới do ảnh hưởng từ thơ Pháp.
Thực chất là một bài thơ dài, hình thức đối thoại giúp cho ý thơ đi xa hơn, đỡ đơn điệu, hơn nữa phù hơp với sự diễn biến tình cảm.
Ví dụ: Tiếng Địch Sông Ô, Anh Nga của Huy Thông
Mỵ Châu Trọng Thủy của Xuân Diệu.
3.13Thể thơ độc tấu:
Ra đời trong kháng chiến, xuất phát từ thực tiễn của cuộc cách mạng, thể độc tấu ra đời đã đáp ứng được nhu cầu tuyên truyền của cách mạng. Người có công đầu là Thanh Tịnh.
Trong phong trào thơ đương đại hầu như không xuất hiện các thể thơ mới mà chủ yếu là đổi mới về phong cách thơ, đổi mới về cách dùng câu chữ
SÁCH THAM KHẢO:
Thơ mới những bước thăng trầm- Lê Đình Kỵ- NXBTPHCM. 1989.
Phong trào thơ mới - Phan Cư Đệ- NXB Khoa Học Hà Nội. 1996.
Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại - Mã Giang Lân – NXB GD.
Văn học Việt Nam 1900-1945- Phan Cư Đệ, Trần Đình Hựu.. NXBGD.
Thi pháp hiện đại- Đỗ Đức Hiểu – NXB HNV
Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt – Trần Đình Sử- Tạp chí văn học số 6/1993.
Cuộc cải cách thơ của phong trào thơ mới và tiếng trình thơ tiếng Việt – Lại Nguyên Ân – Tạp chí VH số 1/1993.
Tìm hiểu các thể thơ Việt Nam từ thơ cổ phong đến thơ đường luật (lạc nam.nxb văn học 1996)
Thơ mới-tác phẩm và dư (nxb văn học-2002)
ngôn ngữ thơ
văn học việt nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX (Nguyễn phạm hùng, nxb dhqg hà nội, 1999)
CÁC THỂ THƠ TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI ĐẾN NAY.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHONG TRÀO THƠ MỚI
1. Hoàn cảnh ra đời phong tào thơ mới
Đế quốc Pháp xâm lược nước ta kéo theo sự xâm nhập của văn minh phương Tây vào xã hội Việt Nam. Sự ảnh hưởng này tồn tại dưới hai dạng: hình thức và tư tưởng.
Về hình thức
Nền khoa cử phong kiến dần được bãi bỏ (khoa thi cuối cùng năm 1919 chấm dứt chế độ khoa cử nặng nề…)
Nền kinh tế phát triển, đô thị hình thành kéo theo báo chí, ngành xuất bản phát triển.
Sự xuất hiện của giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị với những tư tưởng tình cảm mới, thị hiếu thẩm mĩ mới: “ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây”.
Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán vốn ngự trị từ xưa đến nay.
Giao lưu văn hoá Đông Tây:
Tiếng Pháp chiếm vị trí cao hơn tiếng Việt và trở thành tiếng nói phổ biến trong các xã hội thành thị nhất là giới trí thức và công chức.
Tầng lớp trí thức Tây học ra đời và trong đó một số được Pháp đào tạo để phục vụ trong bộ máy nhà nước thuộc địa.
ảnh hưởng văn học Pháp
Về tư tưởng
Hoàn cảnh xã hội thay đổi kéo theo sự thay đổi về nếp sống, nếp nghĩ. Những tư duy, rung động trong tâm hồn, tình cảm của con người cũng khác trước.
“ Ta không còn vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước’’.
Tình cảm,cảm xúc thay đổi cho nên thơ cũng cần đổi mới.
Cái khát vọng đổi mới: được nói rõ những điều thầm kín u uất, được sống thực. Đó là nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn. “Người thanh niên Việt Nam ngày nay đang bơ vơ đi tìm người thi nhân của mình như người con đi tìm mẹ”.
Sự ra đời của thơ mới là hệ quả tất yếu trong hoàn cảnh xã hội thực tại lúc đó.
2.Quá trình phát triển của thơ mới
2.1. Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới
phái thơ mới:
Tản Đà: người chơi khúc nhạc dạo đầu cho phong trà thơ mới
Mốc đầu tiên: bài thơ “ Tình Già” của Phan Khôi trên báo phụ nữ Tân Văn (29-1929) với tiêu đề “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”.
“ôi đôi ta tình thương nhau thì vẫn đặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi tình trước phụ sau
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau”
(tình già)
Phá vỡ các nguyên tắc của thi luật thơ cũ,là tiếng pháo lệnh cho sự xuất hiện rầm rộ của các nhà thơ mới- mới cả về nội dung và hình thức.
Lần lượt các nhà thơ mới ra đời: L T LƯ, Thế Lữ, Vũ Đình Liên..
Hàng loạt những bài diễn thuyết bênh vực thơ mới
Lưu Trọng Lư: “Các cụ ta ưa màu đỏ choét, ta lại thích màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi… cái ái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân nhưng đối với ta là trăm hình muôn trạng, cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình chân thật, cái tình ảo mộng, cái tình ngây thơ, cái tình già dặn, cái tình trong giây phút, cái tình nghìn thu…”
Thơ mới hoàn toàn phá bỏ những quy tắc ràng buộc, rườm rà, những luật bằng trắc hẹp hòi… làm hạn chế hồn thơ
Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và mới ngày một cao và không mong gì dung hoà được.
Năm 1935 thơ mới dần ổn định và chiếm vị trí nhất định, khẳng định được những giá trị mới mẽ về nội dung và nghệ thuật.
Hoài Thanh: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.
Khi cuộc đấu tranh ấy đã tạm lắng, những nhà thơ mới bây giờ lại kêu gọi trở về với truyền thống:“ Với sự âu hoá, tôi sợ nền văn chương Việt Nam sẽ mất những tính cách riêng, rồi sẽ không thành thực nữa vì bị mất gốc.”
Thực chất của cuộc đấu tranh: đi đến cải cách về nội dung và hình thức thơ
2.2 Các giai đoạn của thơ mới.
Trong qúa trình phát triển của thơ mới đã hình thành nên nhiều trường phái thơ khác nhau như thơ tượng trưng, thơ siêu thực…tuy nhiên nó vẫn còn rất mờ nhạt và hời hợt do đó nếu có sự phân loại trong thơ mới thì chủ yếu dựa vào nội dung.
Theo Phan Cư Đệ trong cuốn “ phong trào thơ mới” ông đã chia phong trào thơ mới thành hai thời kỳ:
1932-1939
1940-1945
* 1932-1939: 2 giai đoạn
GĐ 1932-1935
Gồm các nhà thơ mới đầu tiên: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp….
Thời kỳ thơ mới tràn đầy sức sống, trẻ trung, tươi tắn, khẳng đọnh địa vị độc tôn trên văn đàn
GĐ 1936-1939:
Xuất hiện: Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử. Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…
Thời kỳ cực thịnh, đội ngũ sáng tác đông đảo, tích cực
Thơ mới, vừa ra đời đã mang trong nó nỗi buồn và ước muốn thoát ly hiện thực: “ Nhớ rừng” (Thế Lữ),” Tiếng gọi bên sông”, “ nỗi đau con voi già” của Huy Thông
Từ 1935-1939: Xã hội ngày một phân hoá sâu sắc hơn nhưng các nhà thơ mới ngày càng đi sâu hơn vào cái “tôi” cá nhân chủ nghĩa, cái “tôi” quặn quại trong hiu quạnh, cô đơn và dần dần đi đến sự suy đồi.
* 1940-1945:
Đi vào con đường bế, tắc không lối thoát. Những khuynh hướng suy đồi ngày càng phát triển.
Từ 1940 trở đi Thơ mới xuất hiện xu hướng hình thức chủ nghĩa, câu thơ trau chuốt, đẽo gọt hơn.
II. Thi pháp thơ mới.
Phong trào thơ mới: một cuộc cách tân thi ca chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc.
Theo Trần Đình Sử, đây là cuộc cách mạng trong thơ, nó không những đem lại những tác phẩm hay, những nhà thơ độc đáo mà còn đem lại một phạm trù thơ hiện đại, một thi pháp mới, một kiểu trữ tình mới, phân biệt và thay thế cho thơ trữ tình cổ điển, truyền thống.
Đổi mới về ngôn ngữ thơ
Kết hợp tính truyền thống và hiện đại, đem đến tiếng nói mới, hình thức diễn đạt mới, ngôn ngữ mới…vượt ra khỏi những quy định nghiêm ngặt của vần luật
Tạo câu, ghép chữ một cách phóng túng
“Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao nghe réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt
Mây bay, gió cuôn, mây bay…
Tiếng vi vút như khuyên van như dìu dặt
Như hắt hiu cùng hơi gió heo may
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu…
(Tiếng trúc tuyệt vời- Thế Lữ)
Cải tạo lại thơ Tiếng Việt từ câu thơ “ điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói”
Thơ mới làm thay đổi nhãn quan thơ, thay đổi tiêu chuẩn đánh giá hình thức thơ của thơ cổ.
Thơ cổ giảm thiểu tối đa các yếu tố ngữ điệu, giọng điệu, màu sắc, cảm xúc của tác giả. Thơ mới đem lại một ngôn ngữ thơ gắn với lời nói và dòng ngữ điệu- cảm xúc của con người.
Tâm thế sáng tạo thơ đã chuyển từ ý, hình, sang lời, giọng, điệu.
Câu thơ mới đã được chủ thể hóa, cá thể hóa cao độ để gắn với lời phân trần, tiếng giục giã, câu tâm sự. chất liệu thơ không chỉ là từ, mà còn là ngữ, giọng, điệu.
“Mau với chứ vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi, tình non đã già rồi
Con tim hồng trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi”
(Giục giã- Xuân Diệu)
Thơ mới chú trọng về mặt âm điệu, dùng lối điệp âm bên trong dòng thơ để nói cái dài, rộng của không gian, của nỗi buồn.
“Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
(Thâm Tâm)
Nhịp điệu thơ mới rất đa dạng, có khi gấp gáp, nhanh nhẹn lúc lại nhẹ nhàng, khoan thai.
Cách hiệp vần: phong phú.
So với thơ cũ trong thơ mới có hai sự thay đổi trong cách gieo vần, ở cuối mỗi câu đều có gieo vần khác với luật thi chỉ gieo vần ở cuối câu đầu và câu chẵn.
Thơ mới còn chịu ảnh hưởng của cách hiệp vần phương tây.
+ Vần liên tiếp : a – a – b - b.
+ Vần ôm : a – b – b - a
+ vần giản cách : a – b – a - b.
Nhạc điệu thơ mới: nhạc điệu dân tộc + nhạc điệu thơ pháp, thơ cổ điển+ nhạc điệu thơ Đường
Rất được chú trọng
Ngôn ngữ: giàu hình tượng, cảm xúc,khả năng kết hợp giữa các từ rất đa dạng, mới mà táo bạo, nhiều hình dung từ xuất hiện làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc.
Tăng cường sử dụng tính từ trong câu thơ để tạo sức gợi cảm.
Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ làm câu thơ giàu hình tượng, tăng sức gợi cảm
Học tập từ thơ ca Pháp lối diễn tả tinh tế bằng cảm giác, bằng màu sắc của hội họ
Giải phóng câu thơ, tạo dáng lạ cho câu thơ tiếng Việt
Các thể thơ 8,7,6 ,5 chữ vẫn được sử dụng lại nhưng câu thơ đã khác hẳn (được nói rõ ở phần sau).
2. Cái tôi cá nhân trong thơ mới
Trong thơ mới cái tôi cá nhân đã được ý thức đầy đủ
Cái mới của thơ mới là dám coi cái “tôi” cá nhân như một quan điểm, một tư cách để nhìn đời và nói với mọi người.
Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam”: “Ngày thứ nhất- ai biết đích ngày nào- chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách: Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: “ quan niệm cá nhân”.
Lấy cái tôi cá nhân làm đề tài, làm trung tâm của thơ ca, thể hiện khát vọng được thể hiện mình
Giải thoát khỏi quan điểm duy lý và giáo huấn vốn là sự ràng buộc của cái chung truyền thống đối với mỗi cá nhân.
3. Thơ mới thể hiện cái nhìn hướng ngoại.
hướng ngoại: miêu tả thế giới bên ngoài (còn hướng nội là nhìn vào nội tâm.)
Lê Đình Kỵ: hướng ngoại như một nguyên tắc xây dựng hình tượng thơ,
Giải phóng cho thi nhân khỏi cái khung lí tính để trực tiếp cảm nhận thế giới bên ngoài bằng cả tâm hồn nhà thơ
thơ cổ làm theo cái hiểu cái biết hơn là cái cảm.
Thơ mới chư trọng đến yếu tố hình tượng
Đặc trưng của cái nhìn hướng ngoại
Cái nhìn hướng ngoại của thơ mới vừa có thể tiếp cận lối tả chân mặt khác lại có thể phát triển thành cái nhìn tượng trưng, siêu thực.
Xuân Diệu không chỉ hướng ngoại theo lối “tả chân ” mà còn huy động giác quan để tái hiện một thế giới khách thể sống động, hữu hình của cái vô hình.
Cái nhìn hướng ngoại trong thơ mới là một thi pháp mới có nhiều biểu hiện đa dạng.
Nó có thể tả chân, ký sự theo kiểu phong tục, trực quan, có thể biểu hiện những giấc mơ đẹp như cổ tích
khắc họa những bức tranh thế giới đậm màu sắc tượng trưng.
Tóm lại: Thi pháp thơ mới không tồn tại tách biệt hoàn toàn với các yếu tố thi pháp cổ điển. Tuy nhiên để nhận ra chất thơ mới người ta buộc phải tách ra và đối lập nó với thơ cũ.
III. Các thể thơ từ phong trào thơ mới đến nay.
Phong trào thơ mới: được coi là một cuộc đánh giá lại các thể thơ cũ, tiếp thu những cái tốt đẹp của truyền thống cũ đồng thời học tập một cách có sáng tạo thơ ca nước ngoài.
Các nhà thơ mới nhận ra rằng thể thơ cũ ( luật thi) có phần nào gò bó, cứng nhắc ( nhất là về phương diện bố cục, đối ý, đối chữ) vì vậy gây khó khăn cho việc thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm mới nên bị phá vỡ.
3.1.Thơ 8 chữ (tám âm tiết).
Phát triển từ thể ca trù của dân tộc.
Trong ca trù: số chữ của một câu không nhất định
có cả yêu vận và cước vận
chuyển hóa thành thơ tám chữ: yêu vận mất, phần nhiều biến thành vần liên châu(cuối mỗi câu hạ một vần).
Trong một số bài thơ “ Tần Hồng Châu”, “ Kinh Kha” của Nguyễn Huy Thông vẫn còn giữ được yêu vận.
Thế Lữ là người có công đầu trong việc làm cho thể thơ tám chữ thành thuần thục. Sau đó Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng khá thành công trong thể thơ này.
“Bữa nay lạnh mặt trơì đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em!”
(Tương tư, chiều- Xuân Diệu)
3.2 Thơ bảy chữ:
Thơ bảy chữ: xử lý lại từ thơ Đường Luật
Cách đặt câu cũng như bố trí thanh bằng, thanh trắc trong câu thơ cũng gần giống như thơ Đường có điều là không chặt chẽ như thơ Đường.
Thơ bảy chữ cũng có nhiều dạng, có dạng giống như thơ luật nhưng niêm luật và các quy định khác không có như thơ luật.
Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ
(Cô hái mơ- Nguyễn Bính)
Cũng có những bài hoàn toàn là thơ mới: Vạn Lý Tình (Huy Cận- Lữa Thiêng)
Thơ bảy chữ được bố trí nhiều dạng, bốn câu, tám, mười hoặc nhiều hơn nữa nhưng phổ biến là ở dạng bốn câu thành một đoạn và bài thơ gồm nhiều đoạn.
Những bài thơ thất ngôn của Xuân diệu như
“Huyền Diệu”, “Nguyệt Cầm” là sự kết hợp giữa lối thất ngôn cổ phong xưa với những bài thơ bốn khổ, mỗi khổ bốn câu của Baude Lare (Chim Hải Âu, Giai Điệu Buổi Chiều).
3.3 Thơ sáu chữ
Xuất phát từ thể lục ngôn cổ được dùng lại. Đây là một dạng từ trong thơ cổ phong. Thơ lục ngôn khi đọc lên thường ít nhạc điệu do đó rất ít người làm.
3.4 Thơ năm chữ:
Xuất xứ từ thể thơ ngũ ngôn Đường luật nhưng ngụ ngôn của thơ mới mềm mại hơn, uyển
chuyển hơn thơ cổ phong. Thơ năm chữ cũng
đã từng xuất hiện trong ca dao.
Ví dụ: Chùa Hương – Nguyễn Nhược Pháp
Viễn Khách – Xuân Diệu.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
3.5 Thơ bốn chữ:
Thể thơ này ở Việt Nam thường phổ biến trong ca dao, tục ngữ, vè nói lối, đây là một thể thơ hấp dẫn nên vẫn được các nhà thơ mới sử dụng lại.
Ví dụ : Chiều Xuân (Huy Cận).
Xuân gội tràn đầy
Giữa lòng hoan lạc
Trên mình hoa cây”
3.6 Thơ ba chữ
Bắt nguồn từ thể loại đồng dao của người việt: dễ dọc, dễ viết, dễ nhớ…
Vần gieo liên tiếp, cứ 2 câu 1 vần, 2bằng liền xen kẽ 2 trắc liền, vần sau vẫn tiếp vần trước
“con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
trên bờ cỏ”
(con bướm vàng- trần đăng khoa)
3.7 Thơ hai chữ
rất hiếm có ở việt nam, ít người làm
vần:những từ có thanh âm giống nhau, câu thơ có sự tương ứng lẫn nhau… co âm điệu, dễ nhớ
vần gieo liên tiếp từ nôm liền với từ tự
tài tình: từng cặp đối nhau 2 từ một cả về từ lẫn ý
“Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu…”
(sương rơi)
3.8 Thơ mười , mười hai chữ trở lên.
Đây là một cuộc thử nghiệm tương đối táo bạo
có thể xem nó là hình bóng của thơ tự do và thơ văn xuôi sau này.
Sự thể nghiệm này của Nguyễn Vỹ, Nguyễn Thị Kiêm (thuộc trường thơ Bạch Nga) không thành công, phải đến sau kháng chiến chống Pháp nó mới được sử dụng rộng rãi và gặt hái được nhiều thành quả đáng kể.
“tôi gặp anh buổi chiều đông ánh lờ mờ trên sông núi
nhuốm một màu chết tiêu ma trong lòng người ngoài gió bụi”
(viếng mồ lữ khách- mộng sơn)
3.9 Thơ lục bát và song thất lục bát:
Trong phong trào thơ mới, thể thơ lục bát vẫn được nâng niu. Huy Cận, Nguyễn Bính…. Đem đến cho lục bát một không khí mới. Song thất lục bát không mất hẳn nhưng ít được dùng hơn trước.
3.10 Thơ thị giác
Đây là một cách thể nghiệm mới, thể thơ này tác động trực tiếp vào thị giác của người đọc bằng cách xếp chữ tạo hình.
Hoàng Hôn, Mưa của Nguyễn Vỹ
Tối của Trần Hữu Chưong
Hoàng hôn
Một đàn
Cò con
Trắng nõn
Trắng non
Bay về
Sườn non
Gió giục
Mây dồn,
Tiếng gọi
Hoàng hôn
Buồn bã
Nỉ non
Từ giã
Cô thôn
Cò con
Cò con
Trắng non
Nào kia
Lạc bầy,
Lại bay
Vào mây
Ô kìa!
tiếng chuông chùa
bốn phương trời
sương sa
tiếng chuông chùa
ngân nga..
trời lặng êm
nghe rêm
tiếng chuông
rơi
thảnh thơi
êm đềm…
hồi chuông
trôi
êm ru
vô âm u
hồn tôi
3.11 Thơ văn xuôi:
Thể loại mới, xuất hiện ở Xuân Thu Nhã Tập, và sau cách mạng thể thơ phát triển (tiêu biểu là đại diện Nguyễn Văn Hạnh)
Sau cách mạng tháng tám, thể thơ được cải cách từ phong trào thơ mới vẫn được tiếp tục sử dụng nhưng do hoàn cảnh thực tế của xã hội nên các thể thơ dân gian được dùng rộng rãi hơn. Một số thể thơ trong phong trào thơ mới thử nghiệm chưa thành công thì ở giai đoạn sau này đã khẳng định được vị thế.
3.12 Thể thơ kịch:
Thể loại mới do ảnh hưởng từ thơ Pháp.
Thực chất là một bài thơ dài, hình thức đối thoại giúp cho ý thơ đi xa hơn, đỡ đơn điệu, hơn nữa phù hơp với sự diễn biến tình cảm.
Ví dụ: Tiếng Địch Sông Ô, Anh Nga của Huy Thông
Mỵ Châu Trọng Thủy của Xuân Diệu.
3.13Thể thơ độc tấu:
Ra đời trong kháng chiến, xuất phát từ thực tiễn của cuộc cách mạng, thể độc tấu ra đời đã đáp ứng được nhu cầu tuyên truyền của cách mạng. Người có công đầu là Thanh Tịnh.
Trong phong trào thơ đương đại hầu như không xuất hiện các thể thơ mới mà chủ yếu là đổi mới về phong cách thơ, đổi mới về cách dùng câu chữ
SÁCH THAM KHẢO:
Thơ mới những bước thăng trầm- Lê Đình Kỵ- NXBTPHCM. 1989.
Phong trào thơ mới - Phan Cư Đệ- NXB Khoa Học Hà Nội. 1996.
Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại - Mã Giang Lân – NXB GD.
Văn học Việt Nam 1900-1945- Phan Cư Đệ, Trần Đình Hựu.. NXBGD.
Thi pháp hiện đại- Đỗ Đức Hiểu – NXB HNV
Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt – Trần Đình Sử- Tạp chí văn học số 6/1993.
Cuộc cải cách thơ của phong trào thơ mới và tiếng trình thơ tiếng Việt – Lại Nguyên Ân – Tạp chí VH số 1/1993.
Tìm hiểu các thể thơ Việt Nam từ thơ cổ phong đến thơ đường luật (lạc nam.nxb văn học 1996)
Thơ mới-tác phẩm và dư (nxb văn học-2002)
ngôn ngữ thơ
văn học việt nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX (Nguyễn phạm hùng, nxb dhqg hà nội, 1999)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)