Phong trào Tây Sơn

Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Bắc | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Phong trào Tây Sơn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 20/02/2011
Ngày dạy: 03/2011
Bài 26: Phong trào tây sơn
Tiết 51 I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Qua bài học giúp học sinh nắm được
- Nét chính về tình hình xã hội ở đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII
- Vì sao những cuộckhởi nghĩa nông dân Tây Sơ bùng nổ, tại sao nhân dân hăng hái thạm gia khởi nghĩa
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc vẽ bản đồ lịch sử
3. Giáo dục tư tưởng :
- Giáo dục lòng căm thù bọn phong kiến đã bóc lột tàn tệ nhân dân
B. Chuẩn bị:
1. Trò: Đọc trước bài học
2. Thầy : Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
c. Tiến trình bài dạy.
1. định tổ chức, kiểm tra bài cũ:(4 phút)
1. Câu hỏi : Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì ?
*Đáp án : ( 6 điểm )
- Kinh tế suy thoái về mọi mặt:
+ Nông nghiệp: hạn hán lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra
+ Công thương nghiệp đình đốn vì nhà nước đánh thuế rất nặng các sản phẩm hàng hoá .
- Đời sống nhan dân vô cùng cực khổ: Nông dân chết dói rất nhiều , nhiều người phaỉ rời làng quê phiêu tán khắp nơi
=>Nhân dân mâu thuẫn với chính quyền phong kiến -> đấu tranh
2. Bài tập : Điền tiếp thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa vào chỗ trống sao cho phù hợp : (4đ’)
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 )
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất ( 1739 )
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ( 1741 )
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737 )
2. Giới thiệu
GV: Tiết trước chúng ta đã thấy được sự mục nát của chính quyền họ Trịnh ở Đàng ngoài, mà những cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII là hậu quả tất yếu. Cũng trong thời gian này, ở Đàng trong tình hình diễn ra tương tự. Chính quyền họ Nguyễn cũng tỏ ra mục nát không kém và hậu quả tất yếu của nó đã dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học này
3. Bài mới.
Yêu cầu 1 Học sinh đọc mục đầu SGK ( 1)
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong nửa sau thế kỉ XVIII đã thể hiện như thế nào ?

Trích sử liệu minh hoạ (dẫn lời nhận xét của Lê Quý Đôn ) “1 xã có 20 xã trưởng và hàng chục vạn nhân viên thu thuế - gọi là tướng thần”
Việc quan lại tăng quá mức như vậy ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xã hội ?
- Là gánh nặng cho xã hội
- Mua chức quan là để moi tiền của nhân dân phục vụ cho việc ăn chơi phung phí...
Còn cuộc sống nông dân thì sao ?

(Trích sử liệu ): “.... chế độ tô thuế nặng nề và phiền phức. Theo lê Quý Đôn ở đây hàng năm có hàng trăm thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức , gian lận, nhân dân khổ vì một cổ hai tròng, những xã được cấp làm ngụ lộc cho các quan, tuy không phải nộp thuế nhưng họ phải chịu nhiều khoản t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phương Bắc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)