Phong trào duy tân và phong trào ngũ tứ
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Thủy |
Ngày 10/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: phong trào duy tân và phong trào ngũ tứ thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
VẤN ĐỀ CẢI CÁCH DUY TÂN ĐẦU THẾ KỈ XX
PHONG TRÀO DUY TÂN VÀ PHONG TRÀO NGŨ TỨ
NHÓM 4
PHẦN 1: PHONG TRÀO DUY TÂN
I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHONG TRÀO DUY TÂN:
Trước sự tăng cường của các nước đế quốc, Trung Quốc ngày càng rơi sâu vào vũng bùn của chế độ nô dịch mâu thuẫn giữa nhân dân với bè lũ đế quốc ngày một sâu sắc.
Trong khi đó, xã hội lai bắt đầu xuất hiện trào lưu tưởng mới đòi hỏi cải cách chế độ, canh tân đất nước.
II. DIỄN BIẾN PHONG TRÀO DUY TÂN
Đại biểu xuất sắc của phái Duy tân là Khang Hữu Vi. Ông sinh năm 1858 ở Quảng Đông, trong một gia đình địa chủ quan lại.
Năm 1895, Khang Hữu đã khởi thảo “ Bức thư vạn chữ”, có 1300 thí sinh kí tên, đề nghị không phê duyệt hiệp ước Mã Quan và tiến hành canh tân đất nước.
Tháng 7-1896, ông ra báo Trung ngoại kí văn tuyên truyền tư tưởng Duy tân.
KHANG HỮU VI (1858- 1927)
LƯƠNG KHẢI SIÊU
Tháng 8-1896, tổ chức Cường học hội. Khang Hữu Vi cùng học trò ưu tú của ông là Lương Khải Siêu đi tuyên truyền diễn thuyết khắp nơi, phát động phong trào Duy tân khắp cả nước.
Nội dung cương lĩnh hoạt động của phong trào Duy tân:
Về kinh tế:
- Chủ trương bảo hộ và khuyến khích công thương nghiệp, lập hội nông nghiệp…
- Quản lý và xây dựng đường sắt và tiến hành khai mỏ.
- Khuyến khích phát minh khoa học kĩ thuật.
- Chỉnh đốn và quản lí tài chính.
Về chính trị:
- Cho phép mọi người được tham gia ý kiến với triều đình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội.
- Cách chức những quan lại tham nhũng.
- Xây dựng chế độ chính trị mới.
Về quân sự:
- Kiểm soát chặt chẽ lực lượng vũ trang
- Xây dựng quân đội theo kiểu các nước phương Tây.
Về văn hóa- giáo dục:
- Lập trường học, tổ chức học theo kiểu phương Tây.
- Cải cách chế độ thi cử.
- Mở nhà in, sách báo
- Cử người đi học nước ngoài.
Phái Duy tân muốn thông qua con đường cải cách ôn hòa để cải tạo quan hệ sản xuất, mở đường cho quan hệ sản xuất mới phát triển.
Cuộc vận động Duy tân cũng vấp phải sự chống đối rất mạnh của phái “ Hậu đảng” do Từ Hi thái hậu đứng đầu.
Năm 1898, Khang Hữu Vi dâng điều trần với vua Quang Tự, đề nghị nhà vua làm ba việc quan trọng:
- Lập bộ tham mưu để thay thế chính quyền thử cựu, làm chỗ dựa cho công cuộc cải cách.
- Đổi niên hiệu thành “ Duy tân nguyên niên”, gây thanh thế để đàn áp đảo phái chống đối.
- Rời đô về Thượng Hải để lánh xa sào huyệt của phái ngoan cố.
Vua Quang Tự đồng ý, song không thể thực hiện một điều gì. Từ Hi thái hậu đã lệnh bắt vua Quang Tự, đồng thời ra lệnh bắt Khang Hữu Vi và những người cùng hoạt động với ông.
Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều trốn sang Nhật. Phong trào thất bại.
VUA QUANG TỰ
TỪ HI THÁI HẬU
III. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA
1. Nguyên nhân:
- Chỉ giới hạn trong hoạt động của các phần tử tri thức, quan lại… mà không dựa vào nhân dân.
- Những người lãnh đạo phong trào thỏa hiệp với triều đình Mãn Thanh, tiến hành cải cách ôn hòa trong phạm vi chế độ phong kiến.
2. Ý nghĩa:
- Có ý nghĩa tiến bộ, thể hiện lòng yêu nước, yêu cầu được tự do, bình đẳng…
- Ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á, góp phần tạo nên những phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
PHẦN II: PHONG TRÀO NGŨ TỨ
1. Nguyên nhân:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí kết bản hiệp ước Vecxai, chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (TQ) từ tay Đức sang Nhật Bản.
Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc đặc biệt là học sinh, sing viên đứng dậy đấu tranh.
2. Diễn biến:
Ngày 4.5.1919, hơn 3000 học sinh sinh viên của 13 trường đại học đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, tiến hành biểu tình trên các đường phố Bắc Kinh.
Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình của học sinh sinh viên Bắc Kinh, học sinh sinh viên các thành phố khác như Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh… đều đứng dậy biểu tình với quy mô lớn.
HỌC SINH SINH VIÊN BIỂU TÌNH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Đến ngày 19.5.1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khóa.
Phong trào Ngũ Tứ đã lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia. Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc đã không kí hiệp ước Vécxai, phong trào Ngũ Tứ coi như kết thúc thắng lợi.
3. Ảnh hưởng của phong trào:
- Có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc.
- Chủ nghĩa cộng sản nhanh chóng truyền bá vào Trung Quốc.
HẸN GẶP LẠI!!!
PHONG TRÀO DUY TÂN VÀ PHONG TRÀO NGŨ TỨ
NHÓM 4
PHẦN 1: PHONG TRÀO DUY TÂN
I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHONG TRÀO DUY TÂN:
Trước sự tăng cường của các nước đế quốc, Trung Quốc ngày càng rơi sâu vào vũng bùn của chế độ nô dịch mâu thuẫn giữa nhân dân với bè lũ đế quốc ngày một sâu sắc.
Trong khi đó, xã hội lai bắt đầu xuất hiện trào lưu tưởng mới đòi hỏi cải cách chế độ, canh tân đất nước.
II. DIỄN BIẾN PHONG TRÀO DUY TÂN
Đại biểu xuất sắc của phái Duy tân là Khang Hữu Vi. Ông sinh năm 1858 ở Quảng Đông, trong một gia đình địa chủ quan lại.
Năm 1895, Khang Hữu đã khởi thảo “ Bức thư vạn chữ”, có 1300 thí sinh kí tên, đề nghị không phê duyệt hiệp ước Mã Quan và tiến hành canh tân đất nước.
Tháng 7-1896, ông ra báo Trung ngoại kí văn tuyên truyền tư tưởng Duy tân.
KHANG HỮU VI (1858- 1927)
LƯƠNG KHẢI SIÊU
Tháng 8-1896, tổ chức Cường học hội. Khang Hữu Vi cùng học trò ưu tú của ông là Lương Khải Siêu đi tuyên truyền diễn thuyết khắp nơi, phát động phong trào Duy tân khắp cả nước.
Nội dung cương lĩnh hoạt động của phong trào Duy tân:
Về kinh tế:
- Chủ trương bảo hộ và khuyến khích công thương nghiệp, lập hội nông nghiệp…
- Quản lý và xây dựng đường sắt và tiến hành khai mỏ.
- Khuyến khích phát minh khoa học kĩ thuật.
- Chỉnh đốn và quản lí tài chính.
Về chính trị:
- Cho phép mọi người được tham gia ý kiến với triều đình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội.
- Cách chức những quan lại tham nhũng.
- Xây dựng chế độ chính trị mới.
Về quân sự:
- Kiểm soát chặt chẽ lực lượng vũ trang
- Xây dựng quân đội theo kiểu các nước phương Tây.
Về văn hóa- giáo dục:
- Lập trường học, tổ chức học theo kiểu phương Tây.
- Cải cách chế độ thi cử.
- Mở nhà in, sách báo
- Cử người đi học nước ngoài.
Phái Duy tân muốn thông qua con đường cải cách ôn hòa để cải tạo quan hệ sản xuất, mở đường cho quan hệ sản xuất mới phát triển.
Cuộc vận động Duy tân cũng vấp phải sự chống đối rất mạnh của phái “ Hậu đảng” do Từ Hi thái hậu đứng đầu.
Năm 1898, Khang Hữu Vi dâng điều trần với vua Quang Tự, đề nghị nhà vua làm ba việc quan trọng:
- Lập bộ tham mưu để thay thế chính quyền thử cựu, làm chỗ dựa cho công cuộc cải cách.
- Đổi niên hiệu thành “ Duy tân nguyên niên”, gây thanh thế để đàn áp đảo phái chống đối.
- Rời đô về Thượng Hải để lánh xa sào huyệt của phái ngoan cố.
Vua Quang Tự đồng ý, song không thể thực hiện một điều gì. Từ Hi thái hậu đã lệnh bắt vua Quang Tự, đồng thời ra lệnh bắt Khang Hữu Vi và những người cùng hoạt động với ông.
Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đều trốn sang Nhật. Phong trào thất bại.
VUA QUANG TỰ
TỪ HI THÁI HẬU
III. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA
1. Nguyên nhân:
- Chỉ giới hạn trong hoạt động của các phần tử tri thức, quan lại… mà không dựa vào nhân dân.
- Những người lãnh đạo phong trào thỏa hiệp với triều đình Mãn Thanh, tiến hành cải cách ôn hòa trong phạm vi chế độ phong kiến.
2. Ý nghĩa:
- Có ý nghĩa tiến bộ, thể hiện lòng yêu nước, yêu cầu được tự do, bình đẳng…
- Ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á, góp phần tạo nên những phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX
PHẦN II: PHONG TRÀO NGŨ TỨ
1. Nguyên nhân:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí kết bản hiệp ước Vecxai, chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (TQ) từ tay Đức sang Nhật Bản.
Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc đặc biệt là học sinh, sing viên đứng dậy đấu tranh.
2. Diễn biến:
Ngày 4.5.1919, hơn 3000 học sinh sinh viên của 13 trường đại học đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, tiến hành biểu tình trên các đường phố Bắc Kinh.
Hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình của học sinh sinh viên Bắc Kinh, học sinh sinh viên các thành phố khác như Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh… đều đứng dậy biểu tình với quy mô lớn.
HỌC SINH SINH VIÊN BIỂU TÌNH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Đến ngày 19.5.1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khóa.
Phong trào Ngũ Tứ đã lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia. Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc đã không kí hiệp ước Vécxai, phong trào Ngũ Tứ coi như kết thúc thắng lợi.
3. Ảnh hưởng của phong trào:
- Có ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc.
- Chủ nghĩa cộng sản nhanh chóng truyền bá vào Trung Quốc.
HẸN GẶP LẠI!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)