Phong trào công nhân 30-31

Chia sẻ bởi Nguyễn Li Li | Ngày 27/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Phong trào công nhân 30-31 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Các thành viên của nhóm:
Châu Phạm Phương Anh
Hoàng Lê Ngọc Anh
Huỳnh Tuấn Anh
Trương Khương Duy
Trần Hoài Đức
Phạm Thị Diệu Hạnh
Lữ Thị Lệ Hằng
Đỗ Thị Thu Hiếu
Nguyễn Li Li
Hoàng Nhi Ngọc
Nguyễn Hữu Thuận
Nguyễn Thanh Vi

I) Nguyên nhân:
- Kinh tế: Sau cuộc khủng hoảng KT TG 1929 - 1933, ĐQ Pháp tìm cách trút gánh nặng khủng hoảng lên thuộc địa.
- Xã hội: các tầng lớp nhân dân điêu đứng.
- Chính trị: Sau KN Yên Bái, Pháp thực hiện chính sách "khủng bố trắng" làm mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
@ ĐCSVN ra đời (03/02/1930) đã kịp thời lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
II) Diễn biến:
1. Phong trào công nhân và nông dân nửa đầu 1930:
- 2/1930, cuộc bãi công của 3000 CN cao su Phú Riềng.
- Tháng 4 có các cuộc bãi công của 4000 CN ở Nam Định, Bến Thuỷ, Hải Phòng, xưởng Ba Son.
- Cùng thời gian này, PTĐT của ND cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Điểm mới của phong trào:

- Có nhiều truyền đơn, cờ đỏ, búa liềm của Đảng xuất hiện ở Hà Nội và nhiều địa phương.
- PTĐT đặc biệt mạnh mẽ từ đầu tháng 5/1930.


- Từ 1/5/1930 làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao.
1/5/1930 diễn ra nhiều cuộc mit-tinh, biểu tình từ
thành thị đến nông thôn.
2. Phong trào công nông ở Nghệ - Tĩnh:

- Nghệ - Tĩnh: là nơi phong trào phát triển mạnh nhất của cao trào CM 1930 - 1931.
- 1/5/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An, công nhân, nông dân Vinh - Bến Thuỷ và các vùng phụ cận rầm rộ biểu tình giương cao cờ Đảng.
- 1/8/1930, công nhân Vinh - Bến Thuỷ tổng bãi công báo hiệu thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến.
M
- 12/9/1930, 2 vạn nông dân Hưng Nguyên biểu tình phản đối chính sách khủng bố của Pháp và tay sai - phong trào đạt đến đỉnh cao.
- Trong 2 tháng 9 và 10/1930, nông dân các huyện Thanh Chương, Hương Sơn, Diễn Châu khởi nghĩa vũ trang. Công nhân Vinh - Bến Thuỷ bãi công hưởng ứng.

? Những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân đã làm tan rã bộ máy thống trị của đế quốc, phong kiến ở nông thôn Nghệ - Tĩnh. Ban chấp hành nông hội xã được thành lập theo kiểu Xô Viết. Và chính quyền Xô Viết đã tỏ rõ bản chất cách mạng, tính ưu việt và thực sự đem lại quyền lợi cho nhân dân. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân, là hình thức sơ khai của chính quyền CM.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Là 1 sự kiện lịch sử CM trọng đại giáng đòn mạnh đầu tiên vào nền thống trị của đế quốc phong kiến.
- Chứng tỏ giai cấp công nhân và nông dân có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai.
- Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho CMT8 sau này.
? Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho thắng lợi của CMT8:
Cao trào CM 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết -Nghệ Tĩnh. Đây là một phong trào quần chúng tự giác và rộng lớn ở Đông Dương. Ảnh hưởng của cao trào vang dội khắp Đông Dương và các thuộc địa. Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên do Đảng lãnh đạo, là bước cần thiết chuẩn bị cho thắng lợi CMT8 1945.
- Cao trào CM 1930 - 1931 khẳng định những nhân tố đảm bảo cho thắng lợi CM Việt Nam.
Trước hết, cao trào khẳng định đường lối CMVN do Đảng ta vạch ra là đúng đắn. Đó là đường lối nâng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, là đường lối CM chống đế quốc và chống phong kiến triệt để.
- Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường lối CM giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo.
Cao trào đã "Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo, năng lực lãnh đạo CM của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta".
Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xô Viết.
- Cao trào CM 1930 - 1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.
- Cao trào CM 1930 - 1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của CMVN, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.
Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
- Cao trào đã để lại các bài học kinh nghiệm:
+ Bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
+ Xây dựng khối liên minh công nông làm nền tảng cho việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Xây dựng chính quyền CM, chính quyền Xô Viết công nông.
+ Bài học về xây dựng Đảng ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
VINH
Bến thủy
Sài Gòn
Hà Nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Li Li
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)