Phong trào Cần Vương

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Trang | Ngày 27/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Phong trào Cần Vương thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đề tài:
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG
Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
Môn: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang
MSSV: K37.602.104
NỘI
DUNG
CHÍNH
Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào Cần Vương
Các giai đoạn trong phong trào Cần Vương
Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Tổng kết
I. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào Cần Vương
Sau hai hiệp ước Hác-măng (1883) và Patơnốt (1884), phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
Dựa vào sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã mạnh tay hành động.
Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến nên Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước.
I. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào Cần Vương
- Đêm mùng 4 rạng sáng ngày mùng 5-7-1885, cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu ở kinh thành Huế đã diễn ra.
I. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào Cần Vương
Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Vua Hàm Nghi xuống Dụ Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp Vua cứu nước.
I. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào Cần Vương
Vua Hàm Nghi
Tôn Thất Thuyết
I. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào Cần Vương
Nguyên bản Dụ Cần Vương
II. Các giai đoạn trong phong trào Cần Vương
1885
1888
1896
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
& M?t s? cu?c kh?i nghia ti�u bi?u:
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892).
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Thời gian: 1883-1892
Địa bàn:
+ Căn cứ chính là Bãi Sậy (Hưng Yên), ngoài ra phong trào còn lan rộng ra Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình.
+ Căn cứ Hai Sông cũng chính là một căn cứ quan trọng trong khởi nghĩa Bãi Sậy.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Lược đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Người lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật…

Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Nguyễn Thiện Thuật cùng nghĩa binh căn cứ Bãi Sậy trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hưởng ứng Dụ Cần Vương.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Tổ chức hoạt động:
+ Tổ chức thành những đội quân nhỏ, phân tán và hoạt động rải rác khắp nơi.
+ Mỗi đội quân chia thành từng toán gồm khoảng 20-25 người, phân tán vào các làng ở lẫn với dân, nghĩa quân dựa vào các lũy tre làng, đào hào đắp lũy, tổ chức chống giặc càn quét và bảo vệ lực lượng.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Về vũ khí:
+ Tự trang bị một số loại vũ khí thô sơ.
+ Ngoài ra còn sản xuất được một số mẫu súng của Pháp.
Phương thức tác chiến:
+ Đánh du kích, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh.
+ Nghĩa quân thường chặn các đường giao thông chặn tiếp tế và vận tải của địch.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX.
Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông.
- Kết quả, ý nghĩa:
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Thời gian: 1886 – 1887.
Địa bàn: ở 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn- Thanh Hóa), và một số căn cứ ngoại vi như Mã Cao, Phi Lai…
Sơ đồ căn cứ
Ba Đình
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Đinh Công Tráng và Phạm Bành cùng nghĩa quân tại căn cứ Ba Đình được bao bọc bởi lũy tre dày
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Tổ chức biên chế:
+ Gồm khoảng 300 người, tuyển lựa từ 3 làng và các vùng xung quanh.
+ Nghĩa quân chia làm 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy.
Vũ khí: Tự trang bị bằng súng, hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Những hoạt động đấu tranh của nghĩa quân:
Cuối 1886, địch tập trung lực lượng với 500 tên, có đại bác yểm trợ tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.
1-1887, Bơrítxô đảm nhiệm việc phá căn cứ:
+ Ngày 6-1-1887 chỉ huy 2500 quân chia làm 3 mũi với sự yểm trợ của pháo binh nhưng
cũng bị hàng tre chặn lại.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
Những hoạt động đấu tranh của nghĩa quân:
15-1-1887 lấy dầu phun lửa đốt cháy tre rồi tập trung đại bác bắn vào căn cứ.
Nghĩa quân rút lui về Mã Cao.
2-2-1887 Pháp tấn công Mã Cao nghĩa quân rút lên Thung Voi, Thung Khoai => Tây Thanh Hóa rồi sáp nhập vào quân Cầm Bá Thước.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử:
Nguyên nhân thất bại:
+ Chiến thuật phòng ngự bị động với việc thiết lập cứ điểm cố thủ của Ba Đình.
Ý nghĩa lịch sử:
+ Thu hút nhiều lực lượng làm cho các cấp chỉ huy của địch lo ngại và gây nhiều tổn thất cho địch.
+ Làm chậm quá trình bình định ở nuớc ta.
+ Cổ vũ cho các phong trào tiếp đó.
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892)
Lãnh tụ chính phong trào:
+ Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa Tống Duy Tân.
+ Ngoài ra còn có hai người cộng sự là Đề đốc Cao Điển và tù trưởng người Thái là Cầm Bá Thước.
Tống Duy Tân trong phẩm phục Tiến sĩ tân khoa năm 1875
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892)
Căn cứ:
+ Hũng Lĩnh nằm ở thượng nguồn sông Mã thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa.
+ Ngoài ra, nghĩa quân còn mở rộng địa bàn hoạt động lên tận hữu ngạn và tả ngạn sông Mã, phối hợp với Đốc Ngữ, Đề kiều ở hạ lưu sông Đà và Phan Đình Phùng ở Hương Khê.
Tổ chức:
+ Xây dựng mỗi huyện một lính khoảng 200 người, lấy tên huyện đặt tên cho đơn vị.

III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892)
Hoạt động và diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
Trong hai năm 1889-1890 nghĩa quân hoạt động có hiệu quả, đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho giặc nhiều thiệt hại.
Đầu năm 1889, nghĩa quân giành thắng lợi ở Vân Đồn.
Tháng 10 đánh lui hai trận càn quét của địch vào Vân Đồn.

III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892)
Hoạt động và diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
Pháp ra sức càn quét, để đảm bảo an toàn nghĩa quân phải chuyển lên vùng Tây Bắc Thanh Hóa.
Trong năm 1890, nghĩa quân tập kích nhiều trận như Vạn Lại, Trận Yên Lược, thắng lớn ở Nông Cống và Yên Lãng bên tả ngạn sông Chu.


III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892)
Hoạt động và diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
Pháp quyết tâm dập tắt phong trào nên đã tăng cường càn quét, địa bàn hoạt động bị thu hẹp, chỉ còn vùng phía tây Thanh Hóa, lực lượng ngày càng suy yếu.
Tháng 10-1892, Tống Duy Tân bị bắt và xử tử, phong trào suy yếu nhưng vẫn tiếp tục trong mấy năm sau rồi bị rập tắt hoàn toàn.


III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa:
1885
1888
1896
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Thủ lĩnh phong trào:
+ Do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mĩ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, …
Phan Đình Phùng
(1847 – 1895)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Lược đồ căn cứ Hương Khê
Căn cứ hoạt động: bao gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An , Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính là Nghệ An-Hà Tĩnh.
Chia làm 4 căn cứ lớn: Cồn Chùa, Thượng Bồng-Hạ Bồng, Trùng Kê-Trí Khê, Vụ Quang.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Tổ chức lực lượng:
Phan Đình Phùng chia làm 15 quân thứ, các quân thứ này được xây dựng trên cơ sở các đơn vị hành chính, thường là huyện, có khi là xã, và lấy tên nơi đó để gọi.
Trong 15 quân thứ trên, có 1 quân thứ trung tâm đóng ở đại bản doanh, do Phan Đình Phùng trực tiếp chỉ huy. Còn các thứ quân khác đóng ở địa phương.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Trang bị vũ khí:
Tự trang bị vũ khí thô sơ như giáo mác, đại đao.
Tướng Cao Thắng còn tổ chức việc cướp vũ khí giặc, rồi nghiên cứu chế tạo súng trường theo kiểu súng trường 1874 của Pháp để trang bị cho nghĩa quân.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Phương thức tác chiến:
Dựa vào địa hình núi rừng hiểm trở và hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích.
Nghĩa quân luôn phân tán hoạt động đánh địch với nhiều hình thức.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
Ý nghĩa lịch sử:
+ Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
+ Cuộc khởi nghĩa đã phát huy đến mức cao nhất sự ủng hộ và tiềm lực của nhân dân.
+ Về quân sự đã biết sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như đánh Pháp.
III. Một số cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương
4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
Nguyên nhân thất bại:
+ Cuộc khởi nghĩa thất bại vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu chưa kết hợp lực lượng dân tộc trên qui mô rộng, tạo thành phong trào trên toàn quốc.

IV. Tổng kết-ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương
Đánh đấu hoàn toàn sự sụp đổ của đường lối cứu nước hệ phong kiến, từ đó dọn đường cho những khuynh hướng cứu nước tiến bộ hơn.
Tuy thất bại nhưng nó cũng đánh một dòn vào bộ máy thống trị của Pháp, khích lệ quần chúng nhân dân đấu tranh, tô thắm thêm truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)