Phong trào cải cách tôn giáo Tây Âu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hương | Ngày 10/05/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: Phong trào cải cách tôn giáo Tây Âu thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở TÂY ÂU THẾ KỈ XVI
I. NGUYÊN NHÂN CỦA PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
a. Giáo hội là một thế lực lũng đoạn về tư tưởng, cản trở sự phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật
b. Bước sang thế kỉ XVI những mầm móng của nền kinh tế tư bản đã hình thành và phát triển, tấn công vào nền tảng của xã hội phong kiến
c. Giai cấp tư sản đang lên muốn phá bỏ những cản trở trên con đường phát triển, cải cách lại tôn giáo cho phù hợp với lối sống của mình
II. CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO TIÊU BIỂU
1. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở ĐỨC
- Người khởi xướng là Martin Luther (1483 – 1546), giáo sư thần học ở trường Đại học Vitenbe
- 31-10-1517, Luther dán bản “Luận cương 95 điều” ở trước cửa nhà thờ trường đại học Vitenbe. Bản luận cương thể hiện quan điểm cải cách tôn giáo của Luther
- Sau khi Luther phát động cải cách tôn giáo, ở Đức diễn ra các cuộc đấu tranh giữa nông dân với phong kiến và giáo hội, giữa tôn giáo với cựu giáo. Mãi đến năm 1555 địa vị hợp pháp của tôn giáo Luther mới được công nhận

2. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở THỤY SĨ
- Đầu tiên do Ulrich Zwingli (1484 – 1531) khởi xướng nhưng Jean Calvin (1509 – 1564) là người đưa phong trào phát trểin rộng lớn và trở thành người đứng đầu về tôn giáo ở Genevè.
Ông khẳng định chỉ cần lòng tin là con người được cứu rỗi
Ông chủ trương xóa bỏ các nghi lễ phiền phức , không thờ tranh ảnh, tượng chúa, bỏ đi nhiều ngày lễ, giảm bớt tốn kém cho tín đồ.
Giáo hội Calvin được tổ chức theo nguyên tắc đân chủ
Cải cách tôn giáo ở Thụy sĩ đã thành công . Genevè trở thành trung tâm của phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

3. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO Ở ANH
Nhà vua và giai cấp phong kiếh muốn cướp lại ruộng đất và gạt bỏ ảnh hưởng của nhà thờ La Mã đối với vương quyền nên đã ban bố sắc lệnh về quyền tối cao năm 1534. Tuyên bố cắt đứt quan hệ về tôn giáo với La Mã thành lập Anh giáo do nhà vua làm giáo chủ nhưng giáo lý , lễ nghi , phẩm hàm vẫn giống như đạo thiên chúa.
Giai cấp tư sản muốn có một tôn giáo mới triệt để hơn nên đã sáng lập một tôn giáo mới gọi là Thanh Giáo (Tôn giáo trong sạch). Đứng đâu là các trưởng lão do tín đồ bầu ra.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)