Phong trao 36-39
Chia sẻ bởi Phan Thị Hương |
Ngày 10/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: phong trao 36-39 thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 7 su bk45
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thu Hương
Môn: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1945)
CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936 - 1939
--------------
Bố cục
Tình hình thế giới và trong nước
Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
Nhận xét
Bài tập và trò chơi
Tình hình thế giới và trong nước
Tình hình thế giới
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), dẫn tới sự hình thành của phe phát xít Đức, Ý, Nhật, đe dọa hòa bình an ninh thế giới.
Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
Tháng 4-1936, mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
Mútxôlini và Hítle
Đại hội VII (Liên Xô)
Đại diện của Mặt trận Nhân dân Pháp
Tình hình trong nước
Chính trị:
Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương, ân xá tù chính trị, mở rộng quyền tự do báo chí…
Ở VN nhiều đảng phái hoạt động theo các xu hướng khác nhau, trong đó Đảng CS Đông Dương là đảng mạnh nhất, có chủ trương rõ ràng.
Kinh tế:
Sau KHKTTG chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tăng cường đầu tư khai thác để bù đắp sự thiệt hại
Từ đó kinh tế Việt Nam có phục hồi -> tập trung vào một số ngành đáp ứng cho nhu cầu của chiến tranh nền KTVN vẫn lạc hậu và bị lệ thuộc.
Tình hình thế giới và trong nước
Xã hội:
đời sống nhân dân khó khăn,cực khổ vì thế họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh đòi tự do, cơm áo.
Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936).
Kẻ thù: bọn phản động pháp ở thuộc địa.
Nhiệm vụ: Chống phát xít, chiến tranh đế quốc, bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, dân sinh, cơm áo hòa bình.
Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (Mặt trận dân chủ Đông Dương).
Phong trào Đông Dương Đại hội
Phong trào đòi tự do dân chủ, dân sinh.
Đấu tranh nghị trường.
Báo chí.
Chống bọn Tơrốtxki.
Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
Tính chất, đặc điểm
Kết quả, ý nghĩa lịch sử
Bài học kinh nghiệm
Nhận xét
►So sánh phong trào 1930-1931 và 1936-1939
BÀI TẬP
Câu 1: Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới là:
A. Chủ nghĩa đế quốc
D. Chủ nghĩa cơ hội
B. Chủ nghĩa cải lương
C. Chủ nghĩa phát xít
BÀI TẬP
Câu 2: Một chính sách tiêu biểu của Chính phủ Pháp thi hành ở Việt Nam những năm 1936 - 1939 là:
A. Tăng lương cho công nhân
B. Xoá nợ cho nông dân
C. Ân xá một số tù chính trị
D. Thắt chặt quyền tự do báo chí
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương được đề ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7/1936?
A. Chống đế quốc và chống phong kiến
B. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít
C. Chống nguy cơ chiến tranh
D. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình
Câu 4: Tháng 3/1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành:
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
B. Mặt trận Liên Việt
C. Mặt trận Việt Minh
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
CH1
ĐA1
CH1
ĐA 1
CH2
CH2
ĐA 2
Â
D
N
C
Ú
H
N
G
CH3
ĐA 3
CH4
ĐA 4
CH5
ĐA 5
CH6
ĐA 6
CH7
ĐA 7
CH8
ĐA 8
Tài liệu tham khảo
Giáo trình LSVN (1858-1945)
Đại cương LSVN tập II
Hỏi đáp về LSVN
Tài liệu khác
1. Đimitơrốp: Tuyển tập. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 219.
2. Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,1997, tr.29.
3. Origines de la seconde guette mondiale (nguồn gốc chiến tranh thế giới thứ hai). Académie des Sciences de IU.R.S.S. Mouscou, 1982, tr.49-50.
4. Sơ thảo Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 231-232.
5. Đảng cộng sản việt nam: Văn kiện Đảng tòan tập, tập 6, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,1988.
6. Văn kiện Đảng, 1930-1945,T.II.Ban NCLSĐ Trung ương,H.,1977, tr. 84-85.
7. Nguyễn Thành: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm 1936, NXB TP Hồ Chí Minh, 1985, tr. 84.
8. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Cao Bằng, 1982, tr 60-61.
9. Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 1 (1919-1945), Nxb CTQG, H, 2002, tr.550.
10. Nguyễn Minh Đức: Nguyễn Văn Tố - Trưởng ban thường trực đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, Báo Người đại biểu nhân dân, số 237 (629), ra ngày 3-12-2005, tr.2.
Hình ảnh
WWW.google.com.vn
http://tulieulichsu.vn
NHÓM CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Nguồn: internet, giáo trình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
KHOA: LỊCH SỬ
GV hướng dẫn: Lê Thị Thu Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1 – Sử B k45
1 – Nguyễn Văn Đông
2 – Phạm Thị Ngoan
3 – Trần Thị Hằng
4 – Trần Thị Duyên
5 – Lê Thị Ngọc Ánh
6 – Phùng Thị Giang
7 – Long Văn Sảng
8 – Lý Thị Thu Hà
Các thành viên trong nhóm:
Hình ảnh về Chủ nghĩa phát xít
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936)
Được ánh sáng của Đại hội VII Quốc Tế Cộng sản soi đường, rút kinh nghiệm của thời kì đấu tranh trước và xuất phát từ thực tế cách mạng nước ta, tháng 7-1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp Hành Quốc tế Cộng sản chủ trì đã họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã định ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong tình hình mới.
Lê Hồng Phong
Phong trào Đông Dương Đại hội
Năm 1936, Quốc hội Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa ở Đông Dương, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện vọng gửi tới phái đoàn, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội.
Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh…
Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
Phong trào đòi tự do, dân chủ, dân sinh
Phong trào đón Gô–đa: năm 1937, lợi dụng sự kiện đó Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
1-5-1938: Tại khu đấu xảo (Hà Nội), diễn ra cuộc mít tinh của 2.5 vạn người.
1937-1939: Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Đấu tranh nghị trường
Đây là hình thức đấu tranh mới của Đảng.
Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào các Viện dân biểu Trung kỳ(8/1937), Bắc kỳ (1938), Hội đồng quản hạt Nam kỳ (1939).
Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.
Viện dân biểu Trung kỳ(8/1937)
Báo chí
Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay, Phổ Thông, Dân chúng…, bằng tiếng Pháp: Lao động), Tranh đấu….trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.
Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ, Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu…
Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng.
Chống bọn Tơrốtxki
Đảng đấu tranh kiên quyết chống bọn Tơrốtxki, giúp quần chúng nhận rõ bộ mặt thật, kịp thời ngăn chặn âm mưu phá hoại của chúng
Tơrốtxki
Tơrốtxki là những người theo quan điểm của Tơrốtxki. L.Tơrốtxki (1871- 1940) ủy viên BCHTƯ Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông có quan điểm đối lập với chủ nghĩa Lê-nin, chống lại Đảng Cộng sản Liên Xô và đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Thủ đoạn: Hô hào làm cách mạng vô sản, để đối lập với chủ chương chống phát xít, chống chiến tranh. Lập đoàn thanh niên Cộng sản thay cho đoàn thanh niên dân chủ...
Mục đích: Mang chiêu bài cách mạng để phá hoại cách mạng, lừa bịp quần chúng, chia rẽ mặt trận dân tộc thống nhất, phá hoại tổ chức của Đảng.
Tính chất, đặc điểm
Tính chất:
Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Đặc điểm:
- Là phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú.
- Thể hiện vai trò tiên phong của giai cấp công nhân.
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã liên minh với một số đảng, nhóm chính trị trong Mặt trận dân chủ.
- Là một bộ phận của phong trào vô sản thế giới
Kết quả, ý nghĩa lịch sử
Phong trào dân chủ 1936-1939, đã buộc chính quyền thực dân phải thi hành một số yêu sách trước mắt về dân sinh dân chủ.
Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia mặt trận dân tộc thống nhất trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
Đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành hơn, Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm về tổ chức, lãnh đạo, xây dựng mặt trận thống nhất…
Bài học kinh nghiệm
Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
Đảng thấy được hạn chế trong tổ chức lãnh đạo, công tác mặt trận, dân tộc…
Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)