Phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em

Chia sẻ bởi Trần Văn Lâm Toàn | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ CAO LÃNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU VĂN AN
TRẢI NGHIỆM
PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
BẢO VỆ CHÍNH MÌNH
ĐỪNG IM LẶNG, HÃY LÊN TIẾNG!
TS. PHẠM ĐÌNH VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP


CAO LÃNH, NGÀY 12/4/2017
TRÒ CHƠI “LÀM QUEN”!
THỰC TRẠNG XÂM HẠI TDTE
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP XHTDTE
Xâm phạm thân thể
1
2
3
4
Xâm hại TÌNH DỤC trẻ em là gì?
BỘ PHẬN RIÊNG TƯ LÀ GÌ?
HÃY CHỈ CÁC VÙNG RIÊNG TƯ TRÊN CƠ THỂ BẠN NAM VÀ NỮ
Gọi đúng tên các bộ phận riêng tư
1
3
4
2
5
Vậy bộ phận riêng tư GỒM:
1. Miệng
2. Ngực
3. Vùng tam giác giữa hai chân
4. Mông, đùi
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM có vi phạm pháp luật không?
Quyền trẻ em là gì?
Quyền trẻ em đối với cơ thể
HẬU QUẢ của XHTDTE
Ảnh hưởng đến tâm lí: bất ổn, lo lắng, hoang mang, vô hồn, trầm cảm,….
Ảnh hưởng đến học tập: sa sút, không tập trung, bỏ học,…
Ảnh hưởng đến sức khỏe: nhiễm khuẩn, lây bệnh truyền nhiễm, mang thai, phá thai, sinh con,…
CHÂN DUNG KẺ XÂM HẠI?
Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có đặc điểm gì về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quốc tịch, ngoại hình, mối quan hệ với trẻ …?
=> Em hãy nêu một số đối tượng là thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em?
Thủ phạm là ai?
Bất cứ ai, thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt sắc tộc, màu da, tôn giáo,…
Họ không phải là những người có ngoại hình đáng sợ. Trái lại, họ rất bình thường, thậm chí rất ưa nhìn, khéo léo, ngọt ngào,…
Họ có thể là bất kì ai gần gũi với trẻ: người trong gia đình, cha mẹ kế, làng xóm, người chăm sóc,…
Họ làm mọi cách để có thể tiếp cận dễ dàng với trẻ một cách hợp pháp và thường nhằm vào những trẻ dễ bảo, thiếu tự tin, nhút nhát (ít chống cự)…
Thủ đoạn của kẻ xâm hại
2. ???
3. ???
4. ???
Làm thế nào để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em?
Luôn ghi nhớ cơ thể là của em.
Phân biệt được đụng chạm cho phép và không được phép.
Tránh những tình huống không an toàn
Biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết
Biết xử lí tình huống khi có nguy cơ
Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với người khác.
Trường hợp nào là LẠM DỤNG?
Một hôm, sau giờ tan học, một người chị hàng xóm đưa cho A và các bạn xem một tập ảnh về những người không mặc quần áo.
B đang THAY quần áo, chú của bạn ấy đến chơi và nói rằng chú muốn chạm vào người bạn ấy.
N và M đang leo cây, N bị ngã đau và khóc. M leo xuống ôm bạn và nâng bạn N dậy.
Bộ phận sinh dục của K bị đau do chơi đá bóng. Bố mẹ bạn đưa đến bệnh viện, Bác sĩ bảo bạn ấy cởi quần và kiểm tra chỗ đau cho bạn.
H ở nhà một mình, Chú T bạn của bố đến chơi. Chú bảo H cởi quần để chú chụp ảnh.
Khi mẹ đến đón ở cổng trường, P được mẹ ôm thật chặt, P cảm thấy rất hạnh phúc.
Một số tình huống không an toàn
Đồng ý ngồi lên xe của một người mà em không quen biết.
Không nói với bố mẹ là em sẽ đi đâu
Đi về nhà một mình vào buổi tối.
Cho một người bạn gặp trên Internet biết thông tin cá nhân của mình.

Cảm giác và dấu hiệu cảnh báo
Sau khi chạy một đoạn thật nhanh, em có cảm giác gì và cơ thể em phản ứng như thế nào?
Khi đi một mình trong đêm tối em cảm thấy như thế nào?
Khi bị một người khác đe dọa em cảm thấy thế nào và cơ thể em phản ứng như thế nào?

Cảm giác và những biểu hiện của cơ thể không an toàn:
Cảm giác: không thoải mái, bối rối, lo lắng, sợ hãi
Biểu hiện: Run rẩy, đi không vững, tim đập nhanh, mất kiểm soát, khó thở, sởn da gà, dựng tóc gáy, muốn đi tiểu,…
TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ Ở ĐÂU?

Hãy viết ra tất cả những người lớn mà em nghĩ rằng có thể nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết?
Cách xác định người giúp đỡ
Đó phải là những người sẵn sàng lắng nghe em không?
Nếu kể câu chuyện của em với người ấy, em có nghĩ rằng họ tin câu chuyện của em không?
Em có cảm thấy người đó sẽ giúp mình không?
Em có dễ dàng gặp được người đó không?
Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu?
Em cần làm gì khi gặp nguy cơ?
TỪ CHỐI
RỜI BỎ
CHIA SẺ
CẦN CẢNH GIÁC VỚI CÁC HÀNH VI SAU
Làm quen không rõ mục đích
Tự nhiên tỏ ra thân mật quá mức
Dụ dỗ cho quà, bánh,…
Rủ đi chơi cùng
Đụng chạm vào cơ thể, nhất là vùng riêng tư
Yêu cầu chạm vào cơ thể họ
Cho xem ảnh, phim về những người không mặc quần áo.
Bắt cởi quần áo, làm chuyện người lớn.

NGUYÊN TẮC 5 NGÓN TAY
PHẦN 2. DIỄN TIỂU PHẨM
CHIA SẺ
hay
IM LẶNG?
THẢO LUẬN
Bạn Hoa tiếp tục đi theo tên Ba, theo các em bạn có thể gặp nguy hiểm gì không?
=> Một số NGUY HIỂM:
+ Tiếp tục bị tên Ba sờ soạng vào vùng riêng tư
+ Bị rủ rê xem phim không lành mạnh
+ Bị đánh đập, đe dọa
+ Bị ép phải quan hệ tình dục.
Bạn Hoa đã gặp nguy hiểm. Vậy việc bạn Hoa nghe theo lời dụ dỗ (cho kẹo) và đi chơi cùng tên Ba nhiều lần là nên hay không nên, vì sao?
KHÔNG NÊN.
Vì: tên Ba sẽ lợi dụng sự ngây thơ và sự phản kháng yếu ớt của Hoa để XÂM HẠI.
=> Tuyệt đối không nên nghe lời dụ dỗ ngọt ngào của người lớn với mục đích không chính đáng.
Nếu bạn Hoa mách với mẹ hoặc người lớn về chuyện Ba dụ dỗ và xâm phạm cơ thể em thì bạn Hoa có thể thoát khỏi nguy hiểm không?
Có thể thoát khỏi nguy hiểm, vì mẹ Hoa sẽ không cho tên Ba có cơ hội tiếp cận với Hoa nữa và nói cho Hoa biết được nguy hiểm mà bạn có thể gặp để có cách phòng tránh.
=> không nên nghe lời hăm dọa của kẻ xấu mà không dám nói với ai => Hãy chia sẻ với người mà bạn tin tưởng về những gì bạn cảm thấy không thoải mái. Để kẻ xấu sẽ bị Pháp Luật trừng trị.
Sau khi mẹ của Hoa trình báo công an về sự việc trên, tên Ba đã bị công an bắt để xét xử.
PHẦN 3. THỰC HÀNH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG XHTDTE
Nhiệm vụ:
Mỗi nhóm được giao một tình huống, thảo luận và giải quyết trong vòng 5 phút.
PHÂN CÔNG GQTH
TÌNH HUỐNG 1
Lan ở nhà một mình, có một người nam đến gõ cửa nói là bạn cùng cơ quan với ba Lan. Muốn vào nhà lấy hồ sơ giúp ba.
Nếu là Lan, em sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết: Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi ở trong nhà một mình. Gọi điện cho ba hỏi để xác minh sự việc.
Bài học kinh nghiệm: Tuyệt đối không cho người lạ vào,nhà khi ở nhà một mình.
TÌNH HUỐNG 2
Bạn đang đứng một mình, có một người khác giới lại gần làm ra vẻ vô tình đụng chạm vào cơ thể hoặc các bộ phận kín của bạn.
Trong trường hợp này, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết: Ngăn chặn hành vi trên ngay bằng cách nói thẳng hoặc hét to lên một cách kiên quyết “Không được, dừng lại, tôi không cho phép!” Hất tay họ ra và đi ra chỗ khác không ngồi chung với người đó nữa để kẻ đó không đụng được đến người mình.
Bài học kinh nghiệm: Ngăn chặn ngay không cho họ đụng vào bất kì chỗ nào trên cơ thể mình.
TÌNH HUỐNG 3
Vào giờ tan học, khi em đang đứng đợi ba mẹ rước thì bất chợt có 1 người lạ đến và nói với em rằng: “Hôm nay ba, mẹ của cháu bận nên nhờ chú đến rước, chú là em họ của ba cháu từ Sài Gòn mới về.
Trong trường hợp này, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết: Em sẽ chạy vào lớp nhờ giáo viên chủ nhiệm liên hệ với nhà em để xác nhận rằng chú này có nói đúng sự thật không.
Bài học kinh nghiệm: Tuyệt đối không đi theo, nghe lời người lạ mặt.
TÌNH HUỐNG 4
Trên đường đi học về, trời bỗng đổ cơn mưa. Lan chạy vào nhà bác hàng xóm để trú, vì bây giờ ba mẹ không có ở nhà mà em lại không mang chìa khóa. bác hàng xóm bảo Lan cởi quần áo ra để bác lau người cho khô.
Nếu là Lan, em sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết: Lan sẽ từ chối, chỉ đứng ngoài hiên chứ không vào nhà. Nếu lạnh chỉ mượn chú khăn để tự lau. Không cho người khác chạm vào người của mình
Bài học kinh nghiệm: Không để người khác giúp thay quần áo, hoặc thay quần áo trước mặt người khác.
TÌNH HUỐNG 5
Em đang đi học về, có người lạ nhờ chỉ giúp nhà người quen. Người đó bảo em lên xe. Nhưng sau khi lên xe, em thấy đường đi vắng và ngày một lạ, không giống với đường về nhà người quen của em.
Trong trường hợp này, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Cách giải quyết: Tìm cách xuống xe, ví dụ: Lựa lúc trên đường có người, em giả vờ đau bụng/mẹ gọi điện… Yêu cầu người lạ dừng xe, xuống khỏi xe. Hô lên, tìm người trợ giúp.
Bài học kinh nghiệm: Tuyệt đối không nên đi theo người lạ
Tài liệu tham khảo
Dự án tuổi thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Lâm Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)