Phong chong tai nan thuong tich cho tre mam non

Chia sẻ bởi vy thị ngọc | Ngày 27/04/2019 | 193

Chia sẻ tài liệu: phong chong tai nan thuong tich cho tre mam non thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1. Lý do chọn đề tài: 2
2. Mục đích của đề tài là: 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 3
1. Cơ sở lý luận: 3
2. Thực trạng vấn đề: 4
a. Thuận lợi: 5
b. khó khăn: 6
3. Biện pháp thực hiện: 7
a. Biện pháp 1: 15
b. Biện pháp 2: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn thương tích vào các tiết học: 15
c. Biện pháp 3: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo an toàn: 18
d. Biện pháp 4: Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 20
e. Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp 30
d.Tuyên truyền với phụ huynh về một số kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thường gặp. 35
4. Kết quả: 39
5. Bài học kinh nghiệm: 40
III, KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 40
IV. KẾT LUẬN: 40

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi gia đình.
Trẻ em ở độ tuổi mầm non còn non nớt chưa có khả năng tự bảo vệ mình. Trẻ chưa nhận thức được hết các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ chưa biết được thế nào là tốt, xấu. Những gì là tốt với sức khoẻ của trẻ và những gì là có hại cho sức khoẻ của trẻ.Vì vậy người lớn, cô giáo phải chăm sóc và bảo vệ trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt.
Đảng và nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô giá, là động lực của sự phát triển. Hiện nay đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có được một đội ngũ lao động đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới thì giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nói riêng là phải giúp trẻ hoàn thiện mình cả về thể lực và trí tụê tạo cơ sở ban đầu vững chắc để trẻ phát triển về sau. Mà quan trọng nhất là về mặt thể chất bởi vì trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thể lực tốt thì trẻ mới phát triển được trí tuệ( nhận thức được sự vật hiện tượng xung quanh).
Theo kết quả điều tra liên trường Đại học Y.2001.UNICEF ( Báo cáo bộ Y tế 2003) thì:
+ Hơn 1,5 triệu trẻ em bị tai nạn thương tích: khoảng 4.300 trẻ mỗi ngày.
+ Gần 27.000 trẻ em chết vì tai nạn thương tích: khoảng 74 trẻ mỗi ngày.
+ Gần 12.700 trẻ em chết đuối: khoảng 35 trẻ em mỗi ngày.
+ Gần 4.100 trẻ em chết vì tai nạn giao thông: khoảng 11 trẻ mỗi ngày.
+ Xấp xỉ 290.000 trẻ em bị thương tích do tai nạn giao thông: gần 800 trẻ mỗi ngày.
+ Hơn 65.000 trẻ bị bỏng (chủ yếu là bỏng nước sôi): xấp xỉ 180 trẻ mỗi ngày.
+ Số trẻ em bị chết do tai nạn thương tích hằng năm nhiều hơn so với số trẻ bị chết do các bệnh truyền nhiễm.

Hiện nay tai nạn thương tích là một trong những vấn đề bức xúc đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người, đặc biệt là đối với trẻ em, do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển về thể chất và tâm lý, rất hiếu động, thích tìm hiểu và nghich ngợm nên trẻ em là nhóm dối tượng dễ bị tai nạn thương tích nhất.. Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ trong trường mầm non.
Cung cấp kiến thức, kĩ năng thực hành về phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Từ những số liệu trên chúng ta thấy việc đảm bảo an toàn cho trẻ là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ở các trường học và cũng được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vy thị ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)