Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Chia sẻ bởi Đỗ Ngọc Hoài Thu |
Ngày 19/03/2024 |
40
Chia sẻ tài liệu: Phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU 2
B.PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Công Hoan……….................................................................................................……4
1. Cuộc đời: 4
1.1 Sự nghiệp văn chương: 6
1.1.1 Truyện ngắn: 7
1.1.2. Truyện dài 7
1.1.3 Tiểu thuyết
1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong văn học dân tộc 8
Chương 2: Phong cách truyện ngắn độc đáo của Nguyễn Công Hoan 14
2.1 Đề tài, chủ đề 15
2.2 Cốt truyện 16
2.3 Kết cấu 17
2.3.1 Đối lập giữa các nhân vật 18
2.3.2 Các cặp sự vật, sự việc, hiện tượng đối lập 18
2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 20
2.5 Giọng điệu, ngôn ngữ 22
2.5.1. Trong sáng, giản dị có tính chất bình dân. Văn chương Nguyễn Công
Hoan phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc 22
2.5.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã 23
2.5.3 Ngôn ngữ giễu nhại 24
2.5.4. Chơi chữ 24
2.6. Nghệ thuật trần thuật 25
2.6.1. Trần thuật theo ngôi kể 25
2.6.2. Điểm nhìn trần thuật 26
2.7 . Thủ pháp nghệ thuật 28
2.7.1. Thủ pháp trào phúng 28
2.7.2. Thủ pháp đánh lạc hướng người đọc 29
Chương 3: Giá trị phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 30
C. PHẦN KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám.
Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp một khối lượng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con người đang múa may, khóc cười trong chế độ cũ. Có những chuyện độc ác, tàn nhẫn, những chuyện xấu xa, rởm hợm, những chuyện thương tâm, ai oán cùng những chuyện nực cười lố lăng trong cái xã hội thực dân phong kiến đầy những ngang trái bất công. Bên cạnh đó là phác thảo chân dung của một số vị tai to mặt lớn, nhiều kẻ hách dịch, đầy quyền thế đang sống phè phỡn trong giới thượng lưu lúc bấy giờ.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
1. Cuộc đời:
Nguyễn Công Hoan quê làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình quan lại xuất thân nho học thất thế, bất mãn với xã hội thực dân và bọn quan lại mới. Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối, những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích bọn quan lại.Những thơ ca và giai thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của ông sau này.
Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà Cổ…) cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Sau cách mạng ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, là biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách giáo khoa và biên soạn cuốn “Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950” dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo “Giáo dục nhân dân” cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết tiếng Việt đúng nhất, tốt nhất.
Từ sau
A.PHẦN MỞ ĐẦU 2
B.PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Công Hoan……….................................................................................................……4
1. Cuộc đời: 4
1.1 Sự nghiệp văn chương: 6
1.1.1 Truyện ngắn: 7
1.1.2. Truyện dài 7
1.1.3 Tiểu thuyết
1.2 Vị trí của Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trong văn học dân tộc 8
Chương 2: Phong cách truyện ngắn độc đáo của Nguyễn Công Hoan 14
2.1 Đề tài, chủ đề 15
2.2 Cốt truyện 16
2.3 Kết cấu 17
2.3.1 Đối lập giữa các nhân vật 18
2.3.2 Các cặp sự vật, sự việc, hiện tượng đối lập 18
2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 20
2.5 Giọng điệu, ngôn ngữ 22
2.5.1. Trong sáng, giản dị có tính chất bình dân. Văn chương Nguyễn Công
Hoan phát huy khả năng diễn đạt của tiếng nói dân tộc 22
2.5.2. Ngôn ngữ thân mật, suồng sã 23
2.5.3 Ngôn ngữ giễu nhại 24
2.5.4. Chơi chữ 24
2.6. Nghệ thuật trần thuật 25
2.6.1. Trần thuật theo ngôi kể 25
2.6.2. Điểm nhìn trần thuật 26
2.7 . Thủ pháp nghệ thuật 28
2.7.1. Thủ pháp trào phúng 28
2.7.2. Thủ pháp đánh lạc hướng người đọc 29
Chương 3: Giá trị phong cách truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 30
C. PHẦN KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHẦN MỞ ĐẦU
Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám.
Trong kho tàng truyện ngắn của dân tộc, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp một khối lượng lớn và có một nghệ thuật khá điêu luyện. Đi vào thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ta có cảm tưởng như bước vào một khu triển lãm phong phú, nhiều màu nhiều vẻ về những cảnh ngộ, những con người đang múa may, khóc cười trong chế độ cũ. Có những chuyện độc ác, tàn nhẫn, những chuyện xấu xa, rởm hợm, những chuyện thương tâm, ai oán cùng những chuyện nực cười lố lăng trong cái xã hội thực dân phong kiến đầy những ngang trái bất công. Bên cạnh đó là phác thảo chân dung của một số vị tai to mặt lớn, nhiều kẻ hách dịch, đầy quyền thế đang sống phè phỡn trong giới thượng lưu lúc bấy giờ.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
1. Cuộc đời:
Nguyễn Công Hoan quê làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình quan lại xuất thân nho học thất thế, bất mãn với xã hội thực dân và bọn quan lại mới. Chính ở trong gia đình mình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối, những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích bọn quan lại.Những thơ ca và giai thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối viết của ông sau này.
Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà Cổ…) cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Sau cách mạng ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, là biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách giáo khoa và biên soạn cuốn “Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950” dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo “Giáo dục nhân dân” cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết tiếng Việt đúng nhất, tốt nhất.
Từ sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Ngọc Hoài Thu
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)