Phong cách sinh hoạt hàng ngày

Chia sẻ bởi Tường Vy | Ngày 21/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Phong cách sinh hoạt hàng ngày thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHONG CÁCH SINH HOẠT HẰNG NGÀY
Nội dung chính
1. Định nghĩa
Phong cách sinh hoạt hàng ngày (SHHN) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn, trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

Khát quát về phong cách sinh hoạt

Nói cụ thể hơn, đó là vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ, con, cháu, anh em, bạn, đồng nghiệp,…tất cả những ai có tư cách cá nhân, trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác.

SHHN tự nhiên
NV 1: Chị ơi mua cam đi, cam hôm nay vừa ngon, vừa rẻ này chị.
NV 2: Cam em bán bao nhiêu vậy?
NV 1: 30k chị ạ!
NV 2: Ô, rẻ thế à? Ở đó mà bán cho ma đi nhé, thế mà kêu rẻ, muốn cắt cổ người ta thì có.
NV 1: Ê , bà kia, bà vừa nói gì vậy? Không mua thì thôi, đừng ở đó mà chê bai, lắm mồm.


SHHN văn hóa
Chuyện tình yêu vốn dĩ đã rất phức tạp vì con tim và lý trí đôi khi cứ chạy ngược chiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa, là tình yêu và hạnh phúc của mình thì đừng đặt lên tay người khác. Hãy là người đưa ra quyết định, bạn nhé!
2. Dạng của lời nói trong PCSHHN
Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách SHHN tồn tại cả ở 2 dạng nói và dạng viết, dạng nói là chủ yếu.
+ Tồn tại dưới dạng nói là những lời trò chuyện, tâm sự, thăm hỏi, trao đổi, nhận xét, đánh giá, phân tích, triết lí….
+ Tồn tại dưới dạng viết là những dòng thư ngắn báo tin, chào hỏi, những lưu niệm tâm tình, những đoạn nhật kí,…

3. Một số ví dụ
a, Câu chuyện tâm sự giữa đôi bạn thân.
Thy: Ê Yến! mày thấy thằng Hải đẹp trai không?
Yến: Thì tao thấy cũng được. Nhưng hình như nó hơi đen.
Thy: Con trai đen nhìn mới men mày. Quá chuẩn cho nhan sắc của em nó!!!

b, Thư gởi cho em
Cô gái ơi! Em biết không, em cười trông sociu cực kì nhưng sao em cứ mãi giấu nụ cười bằng ánh mắt buồn vô hạn thế? Dòng đời nghiệt ngã, xô đẩy mãi để em trôi… Một ly đen đá, nhấp môi, đắng lắm phải không em?
Hương cà phê thoang thoảng, thơm say nồng, em say với chính em, với con đường chỉ riêng mình em. Đi một mình, em sẽ cô đơn đấy, lẻ loi đấy nhưng em sẽ sớm trưởng thành, mạnh mẽ để đối mặt với thử thách mà số phận đã định. Đen đá – càng uống càng thấy say trong vị đắng.

1. Chức năng của ngôn ngữ trong PCSHHN
Gồm có 3 chức năng
- Chức năng giao tiếp lí trí (là trao đổi rư tưởng tình cảm)
- Chức năng cảm xúc
- Chức năng tạo tiếp (biểu hiện sự chú ý của người nói đến sự hiện diện của người thứ hai)

Chức năng và đặc trưng
2. Đặc trưng của phong cách này
Gồm có 3 đặc trưng chung:
a.Tính cá thể
Tính cá thể của phong cách SHHN thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi người khi trao đổi ,chuyện trò, tâm sự với người khác. Có người nói từ tốn, khoan thai , nghiêm túc, thẳng thắn,tế nhị ,chính xác.Người khác lại nói hấp tấp, vội vàng, qua loa..

Trong SHHN lời nói đẹp là lời nói tự nhiên, sinh động. Trừ những trường hợp thật đặc biệt, còn nói chung người nói không bao giờ nghĩ rằng mình phải sử dụng những hình thức tu từ để tô điểm cho câu nói của mình.
Ví dụ : Một người thẳng thắng sẽ nói : “Cái áo này xấu lắm !”
Một người tế nhị lại bảo rằng : “ Cái áo này có vẻ không phù hợp với bạn đâu !”


b.Tính cụ thể là đặc điểm nổi bật của phong cách SHHN
Phong cách SHHN tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ thể, nổi bật làm cho sự vật không chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt. Tính cụ thể làm cho giao tiếp trong SHHN trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Ví dụ : (Buổi trưa tại khu tập thể X, hai bạn Hùng và Lan gọi Hương đi học.)
-Hương ơi! Đi học đi! (im lặng)
-Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)
-Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)
-Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!...Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ Hương nhẹ nhàng ôn tồn)
- Đây rồi, ra đây rồi (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
-Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)
c. Tính cảm xúc
- Tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể.
- Lời nói trong phong cách này mang tính cảm xúc tự nhiên
- Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc tự nhiên ấy đã làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, nghĩa của lời nói.
Ngôn ngữ trong phong cách SHHN trở thành nơi quy tụ những tinh hoa của tiếng nói dân tộc. Với các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ của phong cách SHHN, nhân dân ta đã tạo nên kho tàng ca dao, tục ngữ giàu đẹp.
Ví dụ: Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Hay: Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh


1. Ngữ âm trong phong cách SHHN
Dạng chủ yếu trong phong cách SHHN là dạng nói. Trong dạng nói, người ta có thể thấy được tất cả các biến thể ngữ âm, những từ địa phương.
Ví dụ:
* Vô đi, mầy không vô hả?
- Tao đánh à? Dô đi, mai chị làm cho cây mi-ba-rút (tiểu liên có báng).
- Tao mét má nghen! Má ơi, thằng Bỉnh nó cởi truồng nè má!
(Nguyễn Thi)
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
Hay:
- Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.
- Có việc gì thế vậy?
- Thì u cứ hẵng vào trong nhà đã nào. Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chĩnh chiện cái đã nào.
(Kim Lân)
Trong phong cách SHHN, khi nói năng, người ta phát âm thoải mái theo một tập quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của các phụ âm đầu, phụ âm cuối và các thanh điệu. Đối với những vùng dân cư xa xôi, hẻo lánh, tập quán phát âm địa phương này thường gắn với tâm lí duy trì nó như giữ gìn một tình cảm thân thương đối với quê hương mình hay ít ra là đối với những người thân trong gia đình mình.
Tuy nhiên ngày nay, đất nước đã thống nhất cùng với sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn.Nên nhiều người có ý thức khắc phục tập quán phát âm tiếng địa phương của mình theo cách phát âm chuẩn mực chung của cả nước.
2. Từ ngữ của phong cách SHHN
-SH tự nhiên thường dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc.
Ví dụ: Khi đánh nhau người ta thường nói:Xé xác, chẻ xác, lột xác, thượng cẳng chân hạ cẳng tay,....
- Phong cách SHHN sử dụng nhiều ngữ khí từ chỉ những màu sắc tình cảm khác nhau để thực hiện chức năng tạo tiếp.
Vd:Anh đi cẩn thận nhé ( để căn dặn)
Đi nhanh đi kẻo trễ giờ học (để giục giã )
Tôi làm được nhiều lắm đấy (để khoe khoang )

- Phong cách SHHN sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ màu sắc tình cảm,cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, mang lại cho phong cách này cái ý nhị, duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn.
Ví dụ:
- A! Mẹ về rồi kìa ( dùng khi reo mừng).
- Trời ơi ! sao tôi khổ thế này ( dùng để than thở, hờn trách )
- Thôi ! thế là hết rồi (thể hiện sự tiếc nuối, chán nản )
-Phong cách SHHN dùng từ láy vì thế sinh ra những từ láy giàu màu sắc cụ thể , gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ: loanh quanh , sang sảng , nho nhỏ , cỏn con, hớt ha hớt hải , đủng đa đủng đỉnh…
-Phong cách SHHN thích dùng thành ngữ, tục ngữ , quán ngữ:
Ví dụ: ma cũ bắt nạt ma mới , mượn gió bẻ măng , năng nhặt chặt bị…
-Phong cách SHHN ưa nói tắt:
Ví dụ: hợp tác xã nông nghiệp → hợp tác xã
3. Cú pháp của phong cách SHHN
Một đặc điểm nổi bật của phong cách SHHN về mặt cú pháp là hay dùng những câu hỏi, những câu cảm thán, những nói trực tiếp, những câu đưa đẩy.
Ví dụ:
- Ta mặc cái áo nâu, ta ăn bát cơm độn từ bé làm sao ta lại không thương con trâu, con bò! Khốn nỗi “người siêng thì kiềng người khác, người nhác thì kích bác người siêng”. Mình có đem hết ruột gan vào hợp tác xã thì đã có đứa nói: “ Ờ, chăm cho lắm mà hạng A, mà lấy cá nhân, mà lấy xuất sắc”.
(Chế Lan Viên)
Phong cách SHHN có những kết cấu pháp riêng mà các phong cách khác thường ít dùng.
Ví dụ:
Dùng đã... lại... thay cho không những... mà còn...: Anh ta đã không tuân thủ luật đi đường lại còn phá rối trật tự nữa.
Hay: Hôm đó trời đã mưa lại còn gió mùa đông bắc.
- Dùng kết cấu có thì để nhấn mạnh : Việc gì khó đến mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được.
- Dùng kết cấu “ động từ - gì mà – động từ” biểu thị thái độ phủ định: Cố gắng gì mà cố gắng, cứ hết ăn rồi chơi, vậy là cố gắng sao?
- Dùng câu hỏi để phủ định: Học nhóm mà như vậy thì sao mà có kết quả được? Bộ nghỉ “cha chung không ai khóc” à?
4. Tu từ trong phong cách SHHN
- Phong cách SHHN hay dùng ví von, so sánh để lời nói có hình ảnh
Ví dụ: gọi tên một người nào đó thì thường dùng tên gợi những hình ảnh, những đặc điểm cụ thể, riêng biệt: lão Tư râu, ông Hai lùn, bác Tư Đò …
- Phong cách SHHN thích dùng cách diễn tả khoa trương, nói giảm để tô đậm hình ảnh khiến người nghe chú ý.
Ví dụ: đẹp tuyệt trần , ngon vô cùng , chán kinh khủng, chậm như rùa .
Cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tường Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)