Phép cộng trong phạm vi 5

Chia sẻ bởi trang thị giang | Ngày 08/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Phép cộng trong phạm vi 5 thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Kính chào thầy giáo
và các bạn!
Nhóm 8:
Trang Thị Giang
Phùn Thị Thu
Diệp Thị Thơm
Nguyễn Thị Tâm
Đỗ Thị Thùy Ninh
Nội dung
PP trực quan
PP gợi mở - vấn đáp
PP thực hành – luyện tập
PP giảng giải – minh họa
Hoạt động tổ chức cá nhân
Hoạt động tổ chức theo nhóm
Hoạt động trò chơi
Hoạt động ngoại khóa
Thiết kế hoạt động cụ thể
Phương pháp trực quan
Khái niệm :
Là một PPDH, trong đó GV tổ chức hướng dẫn cho HS trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học ,
Giúp HS hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn Toán.
Ưu điểm :
Có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học toán ở tiểu học.
Nhược điểm :
- Nếu tuyệt đối hóa phương pháp trực quan, dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng , làm cho hs lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy máy móc, kém phát triển tư duy trừu tượng.
Một số chú ý
Sử dụng PP này không thể thiếu phương tiện ( đồ dùng) dạy học.
Cần sử dụng đúng lúc , đúng mức độ phương tiện trực quan.
Các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng, phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ. Đối với trẻ nhỏ ( ở giai đoạn các lớp 1, 2, 3) thì các phương tiện mang tính cụ thể hơn.
Không quá đề cao và tuyệt đối hóa phương pháp trực quan.
Phương pháp về gợi mở vấn đáp
Khái niệm:
Là PPDH trong đó GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS suy nghĩ lần lượt trả lời, từ đó tiến tới các kiến thức và kĩ năng cần thiết.
Ưu điểm :
Phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH, bởi nó không bày đặt sẵn kiến thức trong mỗi tiết nhỏ),
Giúp người học tập dượt suy nghĩ và diễn đạt khi trả lời câu hỏi, kiến thức được hình thành théo cách này giúp hs nhớ lâu hiểu kĩ tự tin hơn.
Một số chú ý
GV xây dựng được hệ thống câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau:
Phù hợp đối tượng, với yêu cầu và nội dung dạy học.
Phù hợp với mục tiêu của tiết học.
Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau để HS tư duy năng động, hiểu kiến thức từ nhiều góc độ.
Cần dự đoán trước các khả năng trả lời của HS, kiên trì dẫn dắt học HS tìm tòi kiến thức qua quá trình suy nghĩ trả lời câu hỏi

2. GV cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùng nghe và thảo luận về các câu trả lời , để nhận xét bổ sung, sửa sai nếu cần. GV phải là người đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng đắn của các câu trả lời.
3. Cần sử dụng đúng lúc ,đúng chỗ, đúng mức độ.
Phương pháp thực hành – luyện tập
Khái niệm:
Là PPDH trong đó GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động thực hành
Thông qua đó giải quyết tình huống cụ thể có liên quan tới kiến thức và kĩ năng về môn toán
Từ đó hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết cho HS tiểu học.
Một số yêu cầu
Chuẩn bị chu đáo nội dung: Xác định rõ mục tiêu, nội dung, phân bố thời gian.
Dự kiến nhiệm vụ thực hành cho HS, chuẩn bị phương tiện đầy đủ.
Trong quá trình thực hành, GV cần giám sát, kiểm tra, điều chỉnh sai sót.
Nhà trường cần trang bị đủ phương tiện tối thiểu đáp ứng nhu cầu.
HS chuẩn bị kiến thức, phương tiện theo yêu cầu của GV.
Phương pháp giảng giải – minh hoạ
Khái niệm
Là PP dùng lời nói để giải thích tài liệu toán kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
Trong dạy học Toán ở trường tiểu học đều có thể sử dụng phương pháp này khi dạy kiến thức mới, khi hướng dẫn HS luyện tập và thực hành.
Một số yêu cầu
Để hạn chế sử dụng phương pháp giảng giải – minh hoạ, GV cần dự đoán và lựa chọn những nội dung bắt buộc phải giảng giải – minh hoạ.
Một số trường hợp: giảng giải minh hoạ cho cá nhân hoặc cho 1 nhóm HS; giảng giải minh hoạ cho cả lớp khi GV phát hiện có vấn đè cả lớp chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa trọn vẹn,…
GV và HS đều chỉ nên nói đủ nghe và phân phối thời gian hợp lý để GV cón có thể làm việc với tất cả các nhóm hoặc HS.
Chỉ nên tập trung vào vấn đề cả lớp cùng quan tâm và chỉ giảng giải minh hoạ có mức độ, cần gợi ra cách giải quyết tiếp để HS cùng tham gia giải quyết vấn đề.

Hình thức tổ chức học tập cá nhân
Khái niệm: là PPDH
Vai trò:
HS đưa ra thông tin chính xác về mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng thực hành, phương pháp suy luận…
GV có kế hoạch dậy học hợp lí tiếp theo, giúp HS hoàn thiện kiến thức học, hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS
2. Hình thức tổ chức
- Cá nhân thực hiện nộp sản phẩm
- Yêu cầu trả lời câu hỏi cá nhân
- Viết tự luận nêu 1 yêu cầu của nhiệm vụ
- Hoạt động trên giấy giao việc
3 Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để mỗi HS phải độc lập, tự lực, tự học, tự hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng
- Bộc lộ khả năng của từng HS, để GV dễ dàng biết được điểm mạnh điểm yếu của mình.
4 Nhược điểm:
- Học sinh không có tương tác trao đổi, giáo viên khó phát hiện sớm những sai lầm của học sinh để điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời.

Một số yêu cầu
Giáo viên không chỉ đơn giản là giao việc cho mỗi cá nhân mà giáo viên cần ước lượng được mức độ thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng đòi hỏi giáo viên hiểu rõ đối tượng và xử lí tốt các nội dung dạy học.
Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm
Vai trò
Học sinh tích lũy được vốn kinh nghiệm do quá trình học tập tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò thông qua môi trường dạy học và giáo dục.
2. Một số hình thức chia nhóm học tập:
Chia nhóm ngẫu nhiên.
Chia nhóm đồng tâm.
Chia nhóm theo sở trường.
Chia nhóm hỗn hợp.
Tổ chức hoạt động trò chơi
1. Vai trò
+ Đưa học sinh vào những tình huống vui vẻ.
Khiến trẻ không thấy e sợ.
Tạo hứng thú và kích thích tính tò mò của trẻ, do dó cuốn hút trẻ.
Trẻ sẽ bộc lộ hết khả năng và kiến thức của mình trong lúc chơi.

Yêu cầu
Cần phải củng cố một nội dung toán học trong chương trình Toán ở một lớp cụ thể.
Gây được hứng thú trong quá trình hoạt động của học sinh.
Tên gọi ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia, bộc lộ kiến thức và kĩ năng thực sự.
Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ học toán để học sinh vui mà học, học mà vui.


Nhược điểm:
HS không hiểu luật chơi, không hứng thú tham gia.
HS tham gia quá sôi nổi, gây ồn,… GV khó điều khiển.
Hs tham gia gay gắt dẫn tới cạnh tranh thiếu lành mạnh, cay cú, gian lận.
GV không lường hết được những tình huống giải quyết vấn đề của học sinh.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa
1. Vai trò
Giúp học sinh xem xét, nhìn nhận, so sánh, liên hệ các kiến thức được trang bị trong sách vở với những thực tiễn đa dạng phong phú ở ngoài cuộc sống.
2. Hình thức.
+ Thảo luận trao đổi giữu các học sinh.
+ Phát động phong trào trong các lớp hoặc trong toàn trường.
+ Thông báo tin tức.
+ Khảo sát thực tế.
3. Nội dung.
+ Tìm hiểu tiểu sử của một số nhà toán học có công lao xây dựng các tập hợp số, hình học số,..
+ Tìm hiểu tính thực tể của các số liệu trong các bài toán ở SGK môn Toán ở Tiểu học.
+ Những báo cáo điển hình về học giỏi toán ở các khối lớp trong trường.
+ Phong trào tìm người giải toán giỏi,…
Thiết kế hoạt động bài: phép cộng trong phạm vi 3
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3
Biết làm tính cộng trong phạm vi 3
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1
Chọn các mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài học, chẳng hạn mô hình 2 con gà, 3 ô tô…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Cảm ơn thầy giáo và các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trang thị giang
Dung lượng: 595,28KB| Lượt tài: 2
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)