Phép cộng trong phạm vi 10

Chia sẻ bởi Trịnh Văn Trường | Ngày 08/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Phép cộng trong phạm vi 10 thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô giáo về dự chuyên đề
LỚP TẬP HUẤN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO CHUYÊN ĐỀ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10,”

Đơn vị: xã Trung Bình
Người thực hiện: Trịnh Văn Trường












I. Phần mở đầu
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán cũng hết sức quan trọng.
Môn Toán góp phần trong việc rèn luyện cách suy nghĩ, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, khả năng ứng xử giải quyết tình huống trong học tập và trong cuộc sống.

Toán lớp 1 nằm trong chương trình của Toán tiểu học, chương trình này kế thừa và phát huy những thành tựu về dạy toán ở các lớp về sau. Trong giai đoạn hiện nay là thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học nói chung và toán lớp 1 nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh học tốt môn Toán, cho nên đơn vị chúng tôi chọn nội dung: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT HỌC TỐT PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10,” làm báo cáo chuyên đề.
Hôm nay chúng tôi xin được triển khai chuyên đề này trong hội đồng sư phạm.
*Thuận lợi:
Được sự quan tâm và chỉ đạo của BGH
Về giáo viên: có năng lực, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần làm chủ tập thể cao.
Về học sinh: có nề nếp học tập, ý thức vượt khó.
Về phụ huynh: dạy dỗ con em tương đối tốt, có tham gia các phong trào của nhà trường.
* Khó khăn:
Một số học sinh gia đình còn khó khăn, đi làm ăn xa nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Một số em vào học lớp một nhưng chưa thông qua Mẫu giáo.

II. Mục tiêu chuyên đề
Đối với giáo viên: Phát triển năng lực thông qua việc năng cao trí lực cá nhân và bảo đảm hiệu quả dạy học.
Đối với giáo viên : hiểu rõ hơn về kiến thức, kĩ năng cần thiết về số tự nhiên. Nghiên cứu kĩ về nội dung giúp học sinh lớp một học tốt về phép cộng trong phạm vi 10
Đối với học sinh: Phát triển năng lực phẩm chất,
Giúp học sinh nắm chắc kĩ thuật cộng trong phạm vi 10
III. Phân tích sư phạm

* 1: Giới thiệu chung về chương trình toán lớp 1:
Chương trình toán lớp 1, là một bộ phận của chương trình toán tiểu học. Chương trình toán lớp 1 về cơ bản các em học sinh sẽ được học: Các số từ 1 đến 100, biết các phép cộng, trừ từ 1 đến 100, biết thế nào là hình vuông, tròn, tam giác. Đồng thời biết giải các bài toán có lời văn, biết thế nào là nhỏ hơn, lớn hơn, bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. Ngoài ra còn giúp cho các em học sinh biết thế nào là xăng-ti-mét, cách đo độ dài, biết thế nào là điểm, đoạn thẳng. Các em cũng phải biết xem giờ, thời gian.
2. Nội dung kiến thức và kĩ năng
a.Nội dung:
Nội dung môn toán lớp 1 được nêu trong chương trình toán tiểu học, do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành ngày 9 tháng 11 năm 2000 như sau:

Toán lớp 1, được dạy 4 tiết / tuần
35 tuần = 140 tiết
b.Kiến thức
* Về số học:
1) Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
Nhận biết quan hệ số lượng ( nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).
Đọc, đếm, viết so sánh các số đến 10. Sử dụng các dấu = (bằng), dấu < (bé hơn ), dấu > (lớn hơn).
Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng.
Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép trừ.
Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Số 0 trong phép cộng, phép trừ
Mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ
Tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
*Ở lớp một hầu như các mảng kiến thức có liên quan với những lớp sau này:
Kiến thức của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng luyện tập thực hành, thường xuyên ôn tập củng cố phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống.
Ví dụ:
lớp một hình thành kĩ năng phép cộng, trừ trong phạm vi 100. (không có nhớ)
Đến lớp hai cũng hình thành kĩ năng phép cộng, trừ trong phạm vi 100, nhưng ở mức độ cao hơn là (có nhớ)….
* Về Yếu tố hình học:
- Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, ở ngoài một hình, đoạn thẳng.
- Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẽ ô vuông, gấp, ghép hình.
* Về Giải bài toán có lời văn :
- Giới thiệu bài toán có lời văn.
- Giải bài toán đơn bằng một phép cộng, phép trừ, chủ yếu là bài toán thêm bớt một số đơn vị.
c. Kĩ năng
Giúp cho học sinh:

Đếm, đọc, viết thành thạo các số đến 10, cộng trong phạm vi 10.

Biết so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định.
3. Những khó khăn sai lầm thường gặp, cách khắc phục
* Những khó khăn:
Học sinh thường viết số sai ( viết số ngược )
ví dụ: số 9 viết thành 6 và số 6 viết thành số 9
Đặt tính chưa thẳng hàng ,
Học sinh không thuộc bảng tính
Tiếp thu bài còn chậm, theo cha mẹ làm ăn xa, làm theo thời vụ sau đó chở về học tiếp, một số em dân tộc không rành tiếng việt.
Cách khắc phục:
Ở trên lớp giáo viên cần quan tâm giúp đỡ những đối tượng tiếp thu bài chậm
Kết hợp với phụ huynh giành thời gian học tập cho những em đó, làm lại các bài bập, tìm ra nguyên nhân để giúp đỡ
Tăng thời lượng dạy toán ( thuộc công thức ở lớp )
Tăng cường dạy chéo buổi cho những em còn chậm
4. Liên hệ thực tế
Đối với các bài từ số 1 đến số 5: Thông qua việc đếm trực tiếp số lượng của các tập hợp có số đồ vật tương ứng. Chẳng hạn, để hình thành số 5: yêu cầu học sinh lấy ra 4 hình tam giác; lấy thêm 1 hình tam giác; đếm tất cả số hình tam giác và nói: “Có tất cả 5 hình tam giác”.Sau đó để củng cố nhận thức, cho học sinh quan sát các tranh minh họa trong sách ( 1 chấm tròn thêm 4 chấm tròn là 5 chấm tròn; 3 que tính thêm 2 que tính là 5 que tính).
Qua việc quan sát tranh học sinh thấy được các tập hợp cùng có số lượng phần tử (là 5), ghi lại số lượng của các tập hợp đó bằng chữ số 5.
Đối với các bài từ 6 đến 10:
Đếm thêm 1 là hoạt động chủ yếu để giới thiệu số mới, theo nghĩa “số liền sau”.
Đối với bài số 0:
Cần làm cho học sinh thấy được số 0 cũng là một số chỉ số lượng của một tập hợp đặt biệt (không có phần tử nào). Đồng thời số 0 là số bé nhất trong dãy số đang học.chẳng hạn: GV hỏi:“ 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn?
(ít hơn) GV ghi 0<1, cho hs đọc “0 bé hơn 1”
5. Chuẩn bị tiết dạy
- Có kế hoạch chuẩn bị cho cả một chuyên đề của giáo viên và học sinh.
- Tổng hợp các ý kiến của tất cả GV trong khối về nhu cầu về thiết bị: phiếu bài tập, tranh ảnh cả nhóm họp thiết kế và tài liệu tham khảo cần phục vụ cho việc dạy và học.
- Đối với giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập
- Đối với học sinh:
Bộ đồ dùng học toán, SGK, vở
6. Phát hiện đề xuất trong dạy học
Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức, trong quá trình giảng dạy giáo viên nên áp dụng phương pháp mới
Với những tình huống khó, chúng ta có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài,
ví dụ: BT4/68 có 4 con chim đang đang ăn dưới sân, có thêm 3 con chim bay lại ăn nữa. Hỏi dưới sân có tất cả có mấy con chim ?
IV. Kế hoạch triển khai chuyên đề
Lịch triển khai
IV. Kế hoạch triển khai chuyên đề
Lịch triển khai
V. Kết quả các tiết, bài dạy
VI. Kết luận kinh nghiệm
Qua việc vận dụng những biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng trong phạm vi 10, toán lớp 1, chúng tôi nhận thấy học sinh tiếp thu tốt, học tập đạt hiểu quả, học sinh về nhà ít thời gian nghiên cứu thêm. Vì phần lớn tất cả các bài tập đều giải quyết trong tiết học.
Trên đây là chuyên đề của tổ khối một “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép cộng trong phạm vi 10 môn toán lớp 1”, được sự phân công của Ban giám hiệu trường tiểu học Trung Bình C, cho tổ khối 1, soạn chuyên đề. Vì thời gian có hạn, chuyên đề này cũng không tránh khỏi thiếu sót .

Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Tập thể khối 1, xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc các thầy cô giáo
Mạnh khoẻ - Hạnh phúc - Thành đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Văn Trường
Dung lượng: 227,72KB| Lượt tài: 5
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)