Phe chủ chiến và phe chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Phe chủ chiến và phe chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa: Sử
Môn: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại
GVHD: Ngô Sỹ Tráng
Nhóm thuyết trình: 1
Chủ đề: Sự Phân Hóa Trong Nội Bộ Triều Huế Trước Sự xâm Lược Của Pháp và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Quá Trình Chống Pháp Xâm Lược
I.Phần Mở Đầu
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn là triều đại ở vị trí rất đặc biệt, đó là điểm giao thời từ Việt Nam độc lập sang nước Việt Nam nô lệ. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (1802 – 1945) trong thời kì đất nước có nhiều biến động, là nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hiếm có triều đại nào thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử như triều Nguyễn. Một nguyên nhân quan trọng vì đây là thời kì gần với lịch sử hiện đại Việt Nam, còn lưu giữ được nhiều những tư liệu thành văn nhưng phần khác là ở triều Nguyễn luôn tồn tại hai mảng sáng tối đan xen với nhau, dễ gây nên sự tranh luận của các nhà khoa học, trong đó nội dung được đề cập nhiều là cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 – 1885) và nguyên nhân để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
Cung Đình Nhà Nguyễn
Nghiên cứu những xung đột giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong nội bộ nhà Nguyễn thời kì đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 - 1885) không những rất cần thiết để hiểu về quá khứ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ hiện nay, nhất là ở thời điểm chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến vào hội nhập cùng khu vực và thế giới. Cuộc đấu tranh nội bộ đó đã để lại bài học sâu sắc về vấn đề xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong chính quyền nhà nước, là nhân tố quan trọng của thành công cũng như thất bại. Bài học về đoàn kết trong lực lượng lãnh đạo, đại đoàn kết toàn thể nhân dân là bài học lớn trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và nó chính là thứ di sản quý giá của dân tộc cần được chú trọng và tiếp tục vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cho tới nay, cuộc đấu tranh giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược ở nửa cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều sự chú ý, quan tâm của các nhà khoa học. Sự phân hoá, chia rẽ trong nội bộ triều Nguyễn thành hai phe chủ chiến và chủ hoà chính là hệ quả của cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Pháp và nó cũng chứng tỏ sự bất ổn, sự yếu kém của triều Nguyễn trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Bài thảo luận của nhóm chúng tôi sẽ làm rỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất: Bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành của hai phe chủ chiến và chủ hòa.
Thứ hai: Xác định lực lượng của hai phe chủ chiến, chủ hòa; quan điểm đường lối và cuộc đấu tranh của hai phe này trong thời kì chống Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền.
Thứ ba: Đánh giá những tác động của sự phân hóa này đối với cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược hồi nửa cuối thế kỉ XIX và rút ra bài học cần thiết đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
1 Hoàn cảnh lịch sử của sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn.
a. Thế giới.
Thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Vấn đề tìm kiếm thị trường và thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đang trở thành vấn đề bức thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp. Là một nước tư bản phát triển, Pháp nhanh chóng vươn lên thành một cường quốc trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc.
Bấy giờ trên thế giới, châu Á vẫn đang chìm đắm trong chế độ phong kiến nghèo nàn, lạc hậu nên đã trở thành “mảnh đất hứa” của chủ nghĩa đế quốc. Pháp nhanh chóng nhận thấy châu Á và Đông Nam Á là thị trường cần được mở rộng. Việt Nam nhanh chóng trở thành mục tiêu thôn tính của thực dân Pháp.
Đầu thế kỉ XX, liên quân 8 nước đế quốc nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Pháp là nước đi đầu và cũng gặt hái được khá nhiều lợi nhuận. Sau khi hoàn thành xong việc phân chia Trung Quốc, Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam.
Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc
Thực chất từ lâu Pháp đã có quan hệ với Việt Nam. Đó là thời điểm Nguyễn Ánh chạy trốn quân Tây Sơn, gặp được Bá Đa Lộc và cho con trai theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu cứu viện. Sau khi lập nên nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh nhiều lúc muốn cắt đứt quan hệ với người Pháp vì ông đã phần nào nhận thấy dã tâm của người Pháp đối với đất nước này nhưng thực dân Pháp vẫn không ngừng nhòm ngó Việt Nam. Pháp đã để lại cố đạo Bá Đa Lộc nhằm làm nội ứng cho cuộc xâm lược sau này.
Giai đoạn đầu, Pháp tổ chức các đội truyền giáo và thương nhân xâm nhập vào Việt Nam. Lực lượng này dưới danh nghĩa truyền đạo và buôn bán nhưng thực chất là do thám chuẩn bị cho Pháp vào Việt Nam. Phản ứng đầu tiên của nhà Nguyễn là ngăn cấm những giáo sĩ truyền đạo và cấm thông thương buôn bán với thương nhân Pháp. Về sau quyết liệt hơn nhà Nguyễn đã thi hành chính sách cấm đạo, giết đạo. Để hạn chế sự hoạt động của các giáo sĩ nhà Nguyễn đã ra 24 đạo dụ nhằm cấm truyền đạo vào Việt Nam. Sự cấm đoán đó của triều Nguyễn đã không những không mang lại kết quả mà còn làm cho quá trình truyền đạo diễn ra rộng hơn và sâu hơn. Những cuộc tàn sát dã man của nhà Nguyễn đã đẩy một bộ phận nhân dân ta tiến dần về phía kẻ thù và mâu thuẫn trong nước ngày càng trở nên sâu sắc. Lực lượng giáo sĩ truyền đạo đang hoạt động ngày càng tích cực nhằm phục vụ âm mưu xâm lược sắp được tiến hành.
Truyền đạo công giáo ở Việt Nam
b. Việt Nam.
Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chế độ phong kiến đang trên con đường khủng hoảng trầm trọng. Thời Tự Đức cao trào nông dân khởi nghĩa đã làm chế độ phong kiến lung lay tới nền móng. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ từ năm 1848 (khi Tự Đức lên ngôi) đến năm 1862 (là năm thực dân Pháp cướp trắng ba tỉnh miền đông Nam Kỳ) đã có 40 cuộc khởi nghĩa.
Để duy trì nền thống trị của mình, phong kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố xã hội bằng mọi cách. Về đối nội thì đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân. Các cuộc hành quân liên miên đã khiến lực lượng quân đội triều đình suy yếu dần, khả năng chiến đấu giảm sút. Lòng dân oán thán, chia lìa, khối đoàn kết dân tộc rạn nứt. Tình hình trên đã gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thôn tính nước ta.
Phong trào nông dân khởi nghĩa đã khẳng định rằng, vào lúc thực dân Pháp chuẩn bị nổ súng xâm lược nước ta là lúc mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến trở nên hết sức sâu sắc. Lợi dụng sự khốn cùng của quần chúng nhân dân lao động, các giáo sĩ phương Tây ra sức thu phục tín đồ. Lực lượng này tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn giáo – lương. Các giáo sĩ Pháp lúc này hoặc trực tiếp tổ chức hoặc đứng sau những vụ khởi loạn chống triều đình, chuẩn bị cơ sở chính trị cho cuộc xâm lăng sắp tới.
Nhà Nguyễn đàn áp phong trào nông dân
Song song với những chính sách đối nội thiển cận, phong kiến Nguyễn đã cho thi hành một đường lối đối ngoại sai lầm: đẩy mạnh các cuộc xâm lược Campuchia và Lào. Từ năm 1827 đến 1847, trong vòng 20 năm, nhà Nguyễn đã gây chiến tranh với người Miên, người Xiêm và người Lào, khiến cho nhân dân vô cùng khốn khổ. Đi đánh giặc Lạp, giặc Lào, giặc Xiêm là ác mộng của nhân dân miền Trung và miền Nam trong thời gian đó. Kết quả của 20 năm theo đuổi chính sách xâm lược tai hại đã khiến cho tài lực và nhân lực bị hao mòn, hiềm thù ngày càng khoét sâu giữa các nước láng giềng với nhau, trong lúc bọn thực dân đang nhòm ngó ngoài cửa ngõ.
Rõ ràng với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương tây. Lịch sử lúc ấy đã đi đến một bước ngoặt, buộc triều đình nhà Nguyễn phải lựa chọn. Một là triều đình Nguyễn bị đánh đổ và thay thế vào là một triều địa khác tiến theo hướng mới của tư bản chủ nghĩa có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là nước Việt Nam mất vào tay tư bản Pháp để trở thành một xứ thuộc địa.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, khả năng thứ nhất không xảy ra, còn khả năng thứ hai thì liền kề. Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam thì cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam đi vào phân hoá và chia rẽ sâu sắc với hai phe chủ chiến và chủ hoà. Nhà Nguyễn đã không tìm ra sách lược hữu hiệu với kẻ thù, luôn bị động và bất đồng về đường lối, do đó nhà Nguyễn luôn tỏ ra lúng túng khi đối đầu với thực dân Pháp và cuối cùng là đầu hàng từng bước rồi để mất cả nước ta vào tay Pháp, biến quá trình mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
Pháp tấn công Đà Nẵng
2 Sự phân hóa trong nội bộ triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp và ảnh hưởng của nó đến quá trình xâm lược.
2.1 Ở mặt trận Đà Nẵng và Gia Định.
Thực dân Pháp nổ súng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở màn cuộc xâm lược Việt Nam. Vua Tự Đức đã cử quân tướng tích cực phòng thủ và đánh trả quân xâm lược ở mặt trận Đà Nẵng. Ngày 2 tháng 9 năm 1858 Pháp chiếm được Điện Hải rồi chiếm Sơn Trà tiến vào cửa sông Đà Nẵng. Vua Tự Đức đã sai quân Đô đốc Lê Đình Lý, Phạm Khắc Thận đem quân tiếp viện ở mặt trận và tiến hành cắt chức Trần Hoàng, Nguyễn Tài. Chiến sự ở mặt trận Đà Nẵng ngày càng căng thẳng, trước tình hình đó vua Tự Đức đã cử Nguyễn Tri Phương đến Đà Nẵng để chỉ huy cuộc kháng chiến. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông cho xây dựng thành hào, không cho địch tấn công sâu vào nội địa, với sự áp dụng của chiến thuật lối đánh du kích làm tiêu hao sinh lực địch.
Pháp tấn công Gia Định
Qua đó cho thấy trong thời kì đầu chống thực dân Pháp, nội bộ triều đình nhà Nguyễn đã tỏ rõ quyết tâm phối hợp cùng nhân dân đánh giặc. Trước sự tấn công, bao vây, cô lập của quân dân ta, thực dân Pháp đã bị tổn thất nặng nề. Nên sau năm tháng tấn công Đà Nẵng, thực dân Pháp cũng không thực hiện được mục đích buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, kết thúc chiến tranh nhanh chóng, phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải rút đại bộ phận quân khỏi Đà Nẵng, tháng 2 năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng đánh sang Gia Định. Tại mặt trận Gia Định, nhận tin Gia Định bị chiếm ngày 17 tháng 2 năm 1859, triều đình Huế đã cử Thượng thư bộ hộ Tôn Thất Cáp và Bố chính nam ngai Phan Tĩnh điều quân các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa… cùng với đạo quân ứng nghĩa được thành lập để chống Pháp và kêu gọi nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, không hợp tác với địch. Triều đình thực hiện chính sách “thủ” để “công” từ tháng 9 năm 1858 đến tháng 2 năm 1859.
Phan Thanh Giản
Sau khi không đạt được mục tiêu đề ra ở mặt trận Đà Nẵng, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn, vướng vào cuộc chiến tranh Áo trên đất nước Ý, nên phải dồn lực lượng vào chiến trường Châu Âu, không thể tiếp viện cho quân đội ở Việt Nam. Trong lúc này mâu thuẩn Anh- Pháp gay gắt, chiến trong có thể bùng nổ. Trước tình khó khăn như vậy, chính phủ Pháp phải ra lệnh cho Giơnuilly nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Ngày 20 tháng 6 năm 1859 Giơnuilly chính thức đề nghị đình chiến với triều đình nhà Nguyễn. Ngay lập tức, triều đình nhà Nguyễn đã có sự phân hóa không thống nhất về đường lối chính sách, chủ trương. Người bàn chiến, kẻ bàn hòa lại có kẻ không hòa không chiến . Sự phân hóa chủ yếu ở 4 luồng tư tưởng sau:
- Tiêu biểu cho phe chủ hoà có Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng, Võ Xuân Hãn… chủ trương cho rằng:
“Chiến không bằng hoà, nhưng phải cố thủ rồi sau mới bàn. Kẻ địch vốn cậy quyền bền súng mạnh làm sở trường, họ ở ngoài sóng gió mặt bể, thế ta khó thắng với họ. Thượng kế bây giờ nên lấy giữ (thủ) làm chính, giữ vững rồi sau mới có thể nói đánh, cũng có thể nói đến hoà. Bằng không trước lo việc giữ thì đánh cũng không được mà hoà cũng không xong” .
“Dương sự thủy mạt”
Đây là tư tưởng được Tự Đức cho là hợp lẽ phải. Sở dĩ phe chủ hoà chủ trương như vậy là bởi họ lý giải là nên nuôi sức chọn thời châm chước đối phó. Mặt khác Tự Đức và những người trong phe chủ hoà cho rằng mục đích tấn công vào thực dân Pháp chỉ là truyền đạo và buôn bán, chứ không làm gì tổn hại đến ta. Cái nhìn đó của vua quan nhà Nguyễn là thiển cận, bó hẹp trong phạm vi một quốc gia đang cố duy trì nền tảng của chế độ phong kiến, không mở rộng ra thế giới nên thiếu hiểu biết về bản chất của đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng.Cái chủ trương thủ để hòa hay là “ trì cửu để đợi cho họ mỏi” của triều đình thật là tai hại; địch không bị tấn công mạnh, không mất sinh lực nhiều, không ê răng gẫy vuốt gay từ lúc đầu, thái độ của triều đình có thể làm cho quân dân nản chí vì mất lòng tin. Hơn nữa, không ít người trong số vua quan nhà Nguyễn vốn sớm mang tư tưởng hoang mang lo sợ giặc khi chúng ngấp nghé ngoài cửa ngõ nên dao động sinh ra chủ hoà nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỉ của giai cấp mình. Lập trường của phe này tỏ ra phản động và không hợp lòng dân.
-Còn có kẻ lại chủ trương chủ hòa trắng trợn, hèn nhát, sợ giặc, gồm có Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường, Tôn Thất Giao, Nguyễn Hào. Đại lược họ nói:
“ Đạo dùng binh lấy thư nhàn đợi kẻ nhọc… Công thủ là việc khó; hòa tuy là hạ sách, nhưng ngày nay chính là lúc nên để cho dân nghĩ ngơi, bằng ngược lại thì sợ rằng có cái lo ngoài ý nghĩ. Nay kẻ kia cầu hòa, quyền nghi cũng có thể cứu lại”.
“ Dương sự thủy mạt”
- Các quan Tô Trân, Phan Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiểu Hữu, Nguyễn Đăng Điều, Hồ Sỹ Thuần cho rằng:
“Quảng Nam, Gia Định địa thế, địch tính đại đồng mà tiểu dị, địch ở ngoài xa khơi thì khó đánh, địch vào nội địa càng dễ đánh, dễ bị tiêu diệt. Phải giữ và đánh, thủ để công, công để thủ, quét sạch địch, bằng nay hoà với họ thì sẽ bắt ta bỏ tấn và thông thương, xây nhà thờ, mở phố xá, rồi trăm sự xảo quyệt đều do một chữ hoà mà ra cả”.
“Dương sự thủy mạt”
-Các quan Trần Văn Trung, Lâm duy Hiệp cho rằng:
“ Pháp ở xa đến chỉ cần mấy khoảng như họ đưa, chứ không có ý thôn tính nước ta”. Họ chủ trương “chỉ có phòng giữ là đắc sách, nay muốn quyết chiến với họ chưa thấy cái cứ”
“Dương sự thủy mạt”
Ý kiến được nhiều người tán thành là hòa hảo thương thuyết. Chủ hòa khẳng định ngay từ đầu đại bộ phận thuộc hàng ngũ triều đình đã mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa, tư tưởng sợ giặc, tư tưởng đớn hèn, làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng quân thù.
Ở mặt trận Gia Định, trong trận Kỳ Hòa ta chủ trương chiến, nhưng đã thất bại làm cho triều đình hoang mang lo sợ, trong khi đó nội bộ triều đình ngày càng phân hóa mạnh mẽ. Phe chủ hòa đã lấn áp phe chủ chiến. Quan điểm của triều đình Huế ở mặt trận Gia Định và Kỳ Hòa là quan điểm “thủ” để giữ lại thành.
Khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862), Gia Định (17/2/1859), xu hướng hòa nghị thắng thế và đi đến hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 đánh dấu sự thất bại của hai phe chủ chiến và chủ hòa, qua đó hai phe chủ chiến và chủ hòa điều có mặt tích cực và tiêu cực.
Phe chủ chiến:
Tiêu cực:
Không hiểu đúng đắn lực lượng của thực dân Pháp. Khi Pháp gặp nhiều khó khăn về quân số và tàu chiến thiếu hụt, vướng vào cuộc chiến tranh ở Ý mà triều đình vẫn án binh bất động, chỉ chủ trương bao vây địch ở mé ngoài không hề chủ động tấn công. Pháp đánh Đà Nẵng mà triều đình chỉ cho 3000 quân chính quy thể hiện sự không quyết tâm đánh giặc, tiêu diệt địch
Khi không thành công ở Đà Nẵng, Pháp táo bạo tấn công Gia Định thì quan lại triều đình không có hành động cứng rắn kịp thời để bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm lăng của địch. Mặc dù thành Gia Định lúc đó có 1000 quân, đủ khí giới và lương thực cho 1 vạn quân đóng giữ trong một năm, nhưng quân triều đình chỉ chống đỡ vài trận rồi bỏ thành chạy dài, sau đó sợ triều đình trừng phạt, Vũ Duy Ninh thắt cổ chết để trốn tránh trách nhiệm, mở đầu cho một chuỗi tự sát của bầy tôi bất lực, của một triều đình suy tàn.
Tích Cực: Phái chủ chiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Với ý nghĩ của quần chúng rất đơn giản, đúng đắn, giặc đến cướp nước thì phải đánh giặc giữ nước, chúng chưa tới thì đánh, chúng chưa đến thì phải chủ động tìm chúng mà đánh, bên cạnh quân đội chính quy còn có đông đảo quần chúng nhân dân. Chủ trương của phái chủ chiến phù hợp với truyền thống dân tộc và yêu cầu của lịch sử.
Phe chủ hòa:
- Tiêu Cực:
Có một bộ phận hèn nhác, chỉ thấy sức mạnh của Pháp nên khi Pháp tấn công thì bỏ chạy.
Phái chủ hòa với tư tưởng đã có sẵn không tin vào sức mạnh của nhân dân, mà luôn đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân, làm cho thực dân Pháp có điều kiện để tấn công.
Chủ hòa theo hướng hòa nghị là quốc sách, lau dài, dựa vào Pháp để cầu sống sót, xin chuộc lại đất và dần dần đổi mới.
-Tích Cực:
Theo hướng hòa nghị là “quyền nghi”, là tạm thời. Muốn hòa hoản để củng cố, phát triển đất nước, để duy tân, cải cách. Từ đó Pháp muốn xâm lược cũng khó khăn, sau đó lợi dụng thời cơ để lấy lại đất nước. Một số người theo xu hướng chủ hòa theo hướng cách tân, sách lược cũng không đạt được kết quả vì triều đình không chấp nhận cải cách, duy tân.
2.2 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông.
Địch chiếm Định Tường: Ngày 12 tháng 4 năm 1861 hai cánh quân của địch hội trước Mĩ Tho, địch vừa đại bác bắn phá vừa dùng bộ binh xông vào thành. Quan quân nhà Nguyễn trong thành núi thế, Hữu Thành cho đốt kho thành, dinh thự rồi cùng Định Đức rút về Cái Bè. Định Tường bị địch chiếm 12/4/1861.
Địch chiếm Biên Hòa: Tháng 11 năm 1861, Bonar sang thay cho Chanar, y quyết định đem quân đánh vào Biên Hòa. Ngày 14 tháng 12 năm 1861 quân địch bắt đầu tấn công cả hai đường thủy bộ. Quân triều đình rút ra Bình Thuận. Ngày 18/12/1861, địch chiếm Biên Hòa, sau đó lại xuôi sông Đồng Nai tiến chiếm Bà Rịa 7/11/1862.
Địch chiếm Vĩnh Long: Mục địch là dập tắc mầm kháng chiến của nhân dân, vừa làm mồi hàng nhử triều đình nhượng 3 tỉnh Đông. Ngày 20/3/1862 địch tấn công Vĩnh Tùng, Thạch Mĩ. Ngày 22/3/1862, các điểm có đại bác của ta điều bị phá hủy. Ngày 23/3/1862, địch chiếm thành Vĩnh Long, chiến lợi phẩm rất nhiều trong đó có 63 đại bác.
Trước sự tấn công của Pháp, triều đình với chủ trương thủ để giữ, quân triều đình do Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Bá Nghi cầm đầu có hơn 2000 quân đóng tại Bình Thuận không đánh phá gì giặc cả, dần dần trong triều đình xu hướng hòa nghị thắng thế.
Trong khi đó nhân dân và nghĩa sĩ nổi lên đánh giặc quyết liệt. Từ khi Vĩnh Long thất thủ nhân dân và nghĩa dũng hoạt động mạnh và vẫn giữ được các địa điểm quan trọng: Mĩ Quý, Cai Lậy, đánh vào Chợ Lớn, đầu độc quân Pháp ở Sài Gòn, chiếm lại Phước Lộc, Vĩnh Phước, Bến Lức ở Gia Định.
Dựa trên thắng lợi quân sự, Pháp buộc triều đình ký hiệp ước đầu hàng. Để cứu vãn quyền lợi giai cấp triều đình Huế vội vã ký hàng ước ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhượng đứt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn cho giặc Pháp.
Về phía địch mặc dù đánh thắng và chiếm đất nhưng chúng nhận thấy sớm nghị hoà ngày nào hay ngày ấy. Thực tế trên chiến trường Nam Kỳ, Pháp không đủ binh lực để chiếm rộng ra và bình định các nơi đã chiếm được. Dư luận nước Pháp lúc đó đối với việc xâm lược Việt Nam vẫn chưa nhất trí.
Cuộc nghị hoà đã được tiến hành rất nhanh chóng. Hoà ước được ký kết tại Sài Gòn giữa Bôna – đại diện cho chính phủ Pháp với hai phái viên triều đình là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Hai người này là lực lượng mang tư tưởng chủ hoà nên đã nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu của Pháp. Với điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế không những đã mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc cho phép mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp giữ vững những vùng đất đã chiếm ở miền Đông Nam Kỳ, mở rộng xâm lược miền Tây Nam Kỳ. Mặt khác, với điều ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã thoả hiệp và bắt tay với thực dân Pháp đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tạo thêm khó khăn nặng nề cho phong trào kháng chiến của nhân dân.
Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động, ký hàng ước thì phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn diễn ra sôi nổi. Trong năm 1862, phong trào chống Pháp dâng cao ở hầu hết các nơi, nhất là ở các tỉnh Định Tường và Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông, Phạm Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Võ Duy Dương…, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Trương Định dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái. Nghĩa quân đã phối hợp với Nguyễn Tri Phương tại mặt trận Gia Định gây cho địch nhiều khó khăn và tổn thất.
Về phía phe chủ chiến vẫn một mặt tích cực đấu tranh trong triều đình. Mặt khác ra sức ủng hộ và hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh của nhân dân. Còn Tự Đức vốn mang nặng tư tưởng chủ hoà nên đã làm ngơ trước mọi cơ hội kháng chiến của nhân dân ta.
Sau khi hoà ước được kí kết, triều đình Huế lại mắc thêm sai lầm nữa. Họ không chủ động tấn công nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Pháp mà lại mải mê thoả hiệp để chuộc đất. Tháng 8/1862, triều đình Huế cử phái bộ Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp với nhiệm vụ xin sửa lại hoà ước 1862 và chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Xu hướng chung của đình thần là nhượng bộ nên chỉ thị cho phái bộ rất mơ hồ: “… phần lớn nên theo sở nguyện của họ. Ý muốn của Phan Thanh Giản trong chuyến này là “hoà nghị đã thành, có thể ung dung mà đưa nước nhà đến cõi phú cường”.
Theo đó, mục tiêu của Phan Thanh Giản là nhượng bộ để nước không mất rồi tranh thủ thời cơ mà chấn chỉnh nước nhà, tăng cường tiềm lực quốc gia để đấu tranh với Pháp. Phải thừa nhận rằng đây là một ý kiến không phải không có lý nhưng âm mưu của giặc Pháp là lớn và sâu, chúng đâu để cho triều đình thực hiện được ý nguyện canh tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh để rồi chống lại chúng.
Kết quả chuyến đi của Phan Thanh Giản là nhà Nguyễn không những không chuộc được đất mà còn bị Pháp gây sức ép với những điều khoản nặng nề hơn năm 1862. Nhân dân cho rằng Phan Thanh Giản là người “phản quốc”. Trong nhân dân lan truyền khẩu hiệu: “ Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”, “ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiệp, hai toàn quyền khâm sai để kí hiệp ước năm 1862, bán nước, triều đình bỏ dân”.
2.3 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
Chiếm xong 3 tỉnh miền Đông, Pháp mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Sáng ngày 20/6/1867, Pháp cho quân dàn trận trước thành Vĩnh Long đưa tối hậu thư đòi Phan Thanh Giản nộp thành. Kết quả là Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long cho Pháp và còn ra lệnh cho các quan cầm đồn 2 tỉnh còn lại ở miền Tây cũng phải nộp thành theo lệnh của Pháp ngày 24/6/1867 mà không có sự chống cự nào.
Lấy xong 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp cho người ra Huế báo sự việc đã rồi. Triều đình không hề phản ứng, mà chỉ xin đổi 3 tỉnh miền Tây mới mất để lấy lại tỉnh Biên Hoà nhưng không được Pháp chấp nhận. Còn Phan Thanh Giản thì uống thuốc độc tự vẫn vì lo sợ trách nhiệm với triều đình.
Nhưng tại sao Phan Thanh Giản lại nộp thành nhanh như vậy? Sự thật thì khi giao nộp thành cho Pháp ông không chỉ hành động theo ý mình mà đã làm đúng ý Viện Cơ mật của triều đình. Như vậy, nguyên nhân để mất thành của Phan Thanh Giản là một phần bị chi phối bởi tư tưởng chủ hoà của triều đình, không có một đường lối minh bạch cho tình thế nước ta lúc đó.
Trong thời kỳ này, phe chủ hoà với sự hậu thuẫn của Tự Đức vẫn đang chiếm ưu thế. Về phía phe chủ chiến dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết đang bí mật bố trí trận địa kinh thành Huế để chuẩn bị ngày đối phó với giặc Pháp.
Sau khi để mất ba tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến trong nhân dân nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do Trương Quyền, Phan Tam, Phan Ngũ, Nguyễn Trung Trực…lãnh đạo. Các phong trào này kết thành cao trào chống Pháp, nhưng tất cả các cuộc kháng chiến đều bị thất bại do chính sách đàn áp đẫm máu của triều đình Huế. Điều này chứng tỏ lúc này triều đình hoàn toàn đối lập với nhân dân không đoàn kết thống nhất cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm.
Quân Pháp chiếm Hà Nội
2.4 Pháp Tấn công Bắc kì Lần 1 và lần 2. Pháp tấn công Thuận An.
Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp thực hiện âm mưu chiếm cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gácniê ra tới Hà Nội. Trần Đình Túc được cử ra Bắc bố cáo cấm nhân dân buôn bán giao thiệp với người Pháp, vạch rõ trách nhiệm của Gácniê ra Bắc chỉ là xử lý và đuổi tên Đuypuy, việc xong là phải rút lui.
Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu và hy sinh anh dũng. Hà Nội bị Pháp chiếm. Do tình hình cấp bách, triều đình cử quân ra Bắc nhưng xu hướng chủ yếu vẫn là điều đình thương thuyết.
Mặc dù thành Hà Nội bị giặc chiếm, quan quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu. Tiêu biểu là cuộc phối hợp chiến đấu của quân triều đình do Hoàng Tá Viêm lãnh đạo với quân Cờ đen thiện chiến của Lưu Phúc Vĩnh đã làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. Ngày 21/12/1873 quân của Lưu Vĩnh Phúc cho bao vây thành Hà Nội và khiêu khích quân địch, quân địch chủ quan đuổi theo đến Cầu Giấy thì bị phục binh đổ ra giết. Kết quả là Gácniê tử trận, thành Hà Nội được trả lại triều đình Huế.
Trong khi chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đang làm nức lòng nhân dân ta thì triều đình Huế lại bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp, không dám hiệu triệu quan quân thừa thắng xông lên. Thì Triều đình, đứng đầu là Tự Đức ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm lui binh về Sơn Tây vì sợ quân Pháp trả thù. Kết quả là một điều ước được ký ngày 15/3/1874 tại Sài Gòn với những điều khoản rất có hại cho ta. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chính quyền của Pháp ở cả 6 tỉnh Nam Kỳ, nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc Pháp. Phần đất còn lại bị Pháp chi phối cả nội trị và ngoại giao.
Không thực hiện được đầy đủ âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công ra Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882. Lấy cớ triều đình Pháp vi phạm hiệp ước 1874, chính phủ Pháp tăng cường quân đội cho Bắc kỳ. Chủ chương của thực dân Pháp lúc này là sự suy yếu của triều đình Huế để dùng lực lượng quân sự làm áp lực buộc phải công nhận nền bảo hộ Pháp trong cả nước.
Chủ trương của triều đình Huế lần này cũng không khác gì lần trước. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu một mặt tích cực tổ chức phòng thủ, mặt khác cấp báo về Huế, xin tăng viện. Kết quả là triều đình không tán thành, cho phòng thủ như vậy là không phải lúc, địch sẽ lấy cớ gây sự thêm.
Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ 2, thừa cơ triều đình Huế tự hãm mình trong thế bị động, thương thuyết, quân Pháp mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Nhưng ngay từ ngày đầu đánh chiếm, quân Pháp gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân dân Hà Nội và khắp nơi ở Bắc Kỳ. Tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần thứ 2 (19/5/1883). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân dân cả nước vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt địch. Nghĩa quân các nơi quy tụ ngày càng đông dưới ngọn cờ chống Pháp của các quan lại chủ chiến. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục hãm mình trong thế bị động thương thuyết, hạ lệnh triệt hết quân để tỏ rõ tín nghĩa với quân Pháp và với hoà ước Giáp Tuất (1874).
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
Về phía Pháp, lợi dụng thời cơ thuận lợi nên đã đẩy mạnh ý đồ xâm chiếm toàn bộ nước ta. Giữa tháng 7/1883 Pháp tiến hành họp bàn kế hoạch đánh lên Huế. Muốn đánh Huế phải lấy pháo đài Thuận An.
Thái độ và hành động của nhà Nguyễn đã thể hiện rõ sự suy yếu, mất lòng dân nhưng lại luôn ý thức đến quyền lợi của giai cấp mình. Do suy yếu mà sợ giặc mà mất lòng dân nên sợ cả dân. Có điều là sợ Pháp thì Nhà nước Nguyễn bắt tay hoà hoãn Pháp đi đến đầu hàng Pháp, phản bội quyền lợi dân tộc. Còn sợ dân thì nhà Nguyễn chống lại dân, từ bỏ vai trò lãnh đạo, bỏ rơi thậm chí ngăn cản, phá hoại phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân.
Giữa lúc thực dân Pháp chuẩn bị âm mưu đánh Huế thì ngày 19/7/1883 vua Tự Đức băng hà sau 35 năm trị vì. Triều đình Huế đang đứng trước một thách thức mới: nội bộ rơi vào tình trạng lục đục, chia rẽ trong vấn đề tôn vương do Tự Đức không có con. Tình hình này đã tạo thêm cơ hội thuận lợi cho Pháp.
Pháp tấn công cửa biển Thuận An
Chớp thời cơ thuận lợi, triều đình Huế đang rối ren khi vua Tự Đức qua đời, Pháp đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu hàng. Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1883, hạm đội Pháp do đô đốc Courbet (Cuốc bê) chỉ huy tiến vào cửa biển Thuận An đưa tối hậu thư buộc triều đình dao tất cả các pháo đài phòng thủ bờ biển cho chúng. Quân ta kháng cự quyết liệt. Cuộc đấu pháo kéo dài 3 ngày liền. Tối chiều ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp mới đổ bộ lên được Thuận An. Được tin Thuận An mất vào tay Pháp, triều đình vội xin đình chiến. Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành đến tìm giám mục Caspard (Cố Lộc) làm trung gian để điều đình. Harmand (Hác măng) đòi các đồn phải giải giới từ cửa Thuận An lên Huế. Sau đó Harmand đi ngay Huế buộc triều đình ký vào bảng điều ước đã được thảo sẵn gồm 27 khoản rất nặng. ở ngôi vua lúc này là Hiệp Hoà.
Công việc của Viện Cơ mật hầu như chỉ do hai đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đảm nhận (phái chủ chiến), phụ chính Trần Tiễn Thành (phái chủ hoà) vì hai chân đau buốt khó đi lại nên xin miễn không phải vào chầu. Mọi việc của Viện Cơ mật đều do hai phụ chính (phe chủ chiến) quyết định. Hai ông này chủ trương lấy tấn công làm phòng thủ ở cửa Thuận An.
Khi Thuận An thất thủ, vua liền ngả hoàn toàn theo phái chủ hoà vì lo sợ giặc. Lúc này trong các quan của Viện Cơ mật và Bộ binh, người chiếm ưu thế lại chính là Trần Tiễn Thành và bên cạnh ông ta còn có một người mang nặng tư tưởng chủ hoà khác ấy là Thượng thư bộ lại Nguyễn Trọng Hợp, người mới được Hiệp Hoà bổ sung vào Viện Cơ mật.
Hiệp ước Harmand được kí kết ngày 25 tháng 8 năm 1883. Theo điều ước này, Nam triều chính thức công nhận chịu quyền bảo hộ của nước Pháp, công việc ngoại giao do công sứ Pháp chủ trương, nước Pháp đặt một chức công sứ ở Huế, một chức Khâm sứ. Vua và các đại quan cai trị dân như cũ. Khoản 5 của hiệp ước định rằng: Nam triều phải cho thi hành việc đình chỉ mọi hoạt động quân sự, gọi các quan ở Bắc Kỳ về làm việc như cũ. Thuế thương chính nước Pháp thu, nước Pháp còn giữ việc ngoại giao của nước Nam.
Lễ kí hiệp ước Harmand
Xứ bộ Nam triều đề nghị nhượng cả xứ Bắc kỳ, từ tỉnh Ninh Bình ra bắc cho nước Pháp thuộc địa để lại cho nước Nam từ tỉnh Thanh Hoá cho đến hết tỉnh Bình Thuận tự chủ như cũ. Harmand không nghe buộc Nam Triều phải chấp nhận ký hoà ước.
Điều ước Harmand được ký kết chứng tỏ triều đình không còn sức kháng cự. Hiệp ước là một nỗi đau xót nhục nhã nhất trong các hoà ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Sau khi hiệp ước được ký kết triều đình cử Nguyễn Trọng Hợp khâm sai đại thần ra Bắc Kỳ nhận lại các tỉnh, thành, triệt bãi các quan thứ, hiểu dụ nhân dân để thi hành thoả thuận với Pháp.
Trong khi phe chủ hoà sớm kí hoà ước bắt tay với Pháp thì phe chủ chiến vẫn ra sức hoạt động, chuẩn bị lực lượng để chờ ngày sống mái với kẻ thù. Dựa vào quyền lực của mình, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ và trừ khử những ông vua và những thế lực thân Pháp. Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Tự Đức mất, liên tiếp có 3 ông vua bị phế, lập, đó là các vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc. Những ông vua này đều sớm có tư tưởng thân Pháp làm cản trở phe chủ chiến và phong trào đấu tranh của nhân dân. Đồng thời đệ nhất phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, người đúng đầu phe chủ hoà cũng bị giết.
Lợi dụng sự sơ hở của hiệp ước Harmand (25/8/1883) không có khoản nào nói tới vấn đề quân sự của triều đình, Tôn Thất Thuyết đã cho tuyển mộ binh lính, thành lập và củng cố các sơn phòng. Tại kinh đô, Tôn Thất Thuyết cho tổ chức và đổi mới việc huấn luyện hai đội quân Phấn Nghĩa và Đoàn Kết. Đội quân này do Đề đốc kinh thành Trần Xuân Soạn chỉ huy.
Như vậy, Tôn Thất Thuyết sớm có tinh thần chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với thực dân Pháp. Hành động loại bỏ phái chủ hoà của phái chủ chiến đã cho thấy trong nội các Huế chỉ còn phái chủ chiến cầm quyền và đối lập với Pháp.
Không chỉ dừng lại ở đó, phái chủ chiến còn có những hành động khiến người Pháp tức giận. Ngày 22 tháng 7 năm 1883 vua Dục Đức bị phế, ngày 29 tháng 11 năm 1883 Hồng Dật bị phế, ngày 31 tháng 7 năm 1884, Kiến Phúc bị phế, Ưng Lịch lên ngôi lấy hiệu là Hàm Nghi mà không thông qua người Pháp. Dân gian gọi là sự kiện trên là “Tứ nguyệt tam vương” . Như vậy chỉ trong vòng 4 tháng nước ta đã có 3 ông vua bị phế, chứng tỏ tình hình chính trị nước ta khá căng thẳng, điều đó đã làm cho tư tưởng của một số quan lại lay động. Bên cạnh những người vì quyền lợi của bản thân, quyền lợi giai cấp mà đi ngược lại truyền thống của dân tộc, đi ngược lại với quản đại quần chúng nhân dân mà có xu hướng thân Pháp, thậm chí còn cầu viện Pháp (Hiệp Hòa) thì cũng có một số người đã đứng lại trước quyền lợi của nhân dân, tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân, đại diện như Tôn Thất Thuyết. Rõ ràng lúc này phe chủ chiến đã thắng thế. Tôn Thất thuyết không chỉ cương quyết phế truất các ông vua mới lên ngôi đã có tu tưởng thân Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa. Như vậy, những hành động của phe chủ chiến lúc này mà Tôn Thất Thuyết là người đại diện có thể khiến cho người khác nghĩ là chuyên quyền. Tuy nhiên nếu nhìn đa diện thì hành động cương quyết của Tôn Thất Thuyết là đáng nghi nhận, rất hợp lòng dân. Có thể nói đây là sự lên ngôi của phe chủ chiến, chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chống Pháp bằng bạo lực nổ ra.
3. Một vài nhận định về kết quả và ý nghĩa.
Với chế độ phong kiến Việt Nam, kết quả của sự phân hóa này đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn lệ thuộc và trở thành tay sai cho chính quyền thực dân cai trị nước ta. Đồng thời với thất bại phái chủ chiến đã chấm dứt thời kì chia rẽ trong nội bộ triều đìn
Khoa: Sử
Môn: Lịch Sử Việt Nam Cận Đại
GVHD: Ngô Sỹ Tráng
Nhóm thuyết trình: 1
Chủ đề: Sự Phân Hóa Trong Nội Bộ Triều Huế Trước Sự xâm Lược Của Pháp và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Quá Trình Chống Pháp Xâm Lược
I.Phần Mở Đầu
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn là triều đại ở vị trí rất đặc biệt, đó là điểm giao thời từ Việt Nam độc lập sang nước Việt Nam nô lệ. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (1802 – 1945) trong thời kì đất nước có nhiều biến động, là nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hiếm có triều đại nào thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử như triều Nguyễn. Một nguyên nhân quan trọng vì đây là thời kì gần với lịch sử hiện đại Việt Nam, còn lưu giữ được nhiều những tư liệu thành văn nhưng phần khác là ở triều Nguyễn luôn tồn tại hai mảng sáng tối đan xen với nhau, dễ gây nên sự tranh luận của các nhà khoa học, trong đó nội dung được đề cập nhiều là cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 – 1885) và nguyên nhân để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
Cung Đình Nhà Nguyễn
Nghiên cứu những xung đột giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong nội bộ nhà Nguyễn thời kì đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 - 1885) không những rất cần thiết để hiểu về quá khứ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ hiện nay, nhất là ở thời điểm chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến vào hội nhập cùng khu vực và thế giới. Cuộc đấu tranh nội bộ đó đã để lại bài học sâu sắc về vấn đề xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong chính quyền nhà nước, là nhân tố quan trọng của thành công cũng như thất bại. Bài học về đoàn kết trong lực lượng lãnh đạo, đại đoàn kết toàn thể nhân dân là bài học lớn trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và nó chính là thứ di sản quý giá của dân tộc cần được chú trọng và tiếp tục vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cho tới nay, cuộc đấu tranh giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược ở nửa cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều sự chú ý, quan tâm của các nhà khoa học. Sự phân hoá, chia rẽ trong nội bộ triều Nguyễn thành hai phe chủ chiến và chủ hoà chính là hệ quả của cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Pháp và nó cũng chứng tỏ sự bất ổn, sự yếu kém của triều Nguyễn trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Bài thảo luận của nhóm chúng tôi sẽ làm rỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất: Bối cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành của hai phe chủ chiến và chủ hòa.
Thứ hai: Xác định lực lượng của hai phe chủ chiến, chủ hòa; quan điểm đường lối và cuộc đấu tranh của hai phe này trong thời kì chống Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền.
Thứ ba: Đánh giá những tác động của sự phân hóa này đối với cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược hồi nửa cuối thế kỉ XIX và rút ra bài học cần thiết đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
1 Hoàn cảnh lịch sử của sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn.
a. Thế giới.
Thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Vấn đề tìm kiếm thị trường và thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đang trở thành vấn đề bức thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp. Là một nước tư bản phát triển, Pháp nhanh chóng vươn lên thành một cường quốc trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc.
Bấy giờ trên thế giới, châu Á vẫn đang chìm đắm trong chế độ phong kiến nghèo nàn, lạc hậu nên đã trở thành “mảnh đất hứa” của chủ nghĩa đế quốc. Pháp nhanh chóng nhận thấy châu Á và Đông Nam Á là thị trường cần được mở rộng. Việt Nam nhanh chóng trở thành mục tiêu thôn tính của thực dân Pháp.
Đầu thế kỉ XX, liên quân 8 nước đế quốc nhảy vào xâu xé Trung Quốc. Pháp là nước đi đầu và cũng gặt hái được khá nhiều lợi nhuận. Sau khi hoàn thành xong việc phân chia Trung Quốc, Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam.
Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc
Thực chất từ lâu Pháp đã có quan hệ với Việt Nam. Đó là thời điểm Nguyễn Ánh chạy trốn quân Tây Sơn, gặp được Bá Đa Lộc và cho con trai theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu cứu viện. Sau khi lập nên nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh nhiều lúc muốn cắt đứt quan hệ với người Pháp vì ông đã phần nào nhận thấy dã tâm của người Pháp đối với đất nước này nhưng thực dân Pháp vẫn không ngừng nhòm ngó Việt Nam. Pháp đã để lại cố đạo Bá Đa Lộc nhằm làm nội ứng cho cuộc xâm lược sau này.
Giai đoạn đầu, Pháp tổ chức các đội truyền giáo và thương nhân xâm nhập vào Việt Nam. Lực lượng này dưới danh nghĩa truyền đạo và buôn bán nhưng thực chất là do thám chuẩn bị cho Pháp vào Việt Nam. Phản ứng đầu tiên của nhà Nguyễn là ngăn cấm những giáo sĩ truyền đạo và cấm thông thương buôn bán với thương nhân Pháp. Về sau quyết liệt hơn nhà Nguyễn đã thi hành chính sách cấm đạo, giết đạo. Để hạn chế sự hoạt động của các giáo sĩ nhà Nguyễn đã ra 24 đạo dụ nhằm cấm truyền đạo vào Việt Nam. Sự cấm đoán đó của triều Nguyễn đã không những không mang lại kết quả mà còn làm cho quá trình truyền đạo diễn ra rộng hơn và sâu hơn. Những cuộc tàn sát dã man của nhà Nguyễn đã đẩy một bộ phận nhân dân ta tiến dần về phía kẻ thù và mâu thuẫn trong nước ngày càng trở nên sâu sắc. Lực lượng giáo sĩ truyền đạo đang hoạt động ngày càng tích cực nhằm phục vụ âm mưu xâm lược sắp được tiến hành.
Truyền đạo công giáo ở Việt Nam
b. Việt Nam.
Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chế độ phong kiến đang trên con đường khủng hoảng trầm trọng. Thời Tự Đức cao trào nông dân khởi nghĩa đã làm chế độ phong kiến lung lay tới nền móng. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ từ năm 1848 (khi Tự Đức lên ngôi) đến năm 1862 (là năm thực dân Pháp cướp trắng ba tỉnh miền đông Nam Kỳ) đã có 40 cuộc khởi nghĩa.
Để duy trì nền thống trị của mình, phong kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố xã hội bằng mọi cách. Về đối nội thì đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân. Các cuộc hành quân liên miên đã khiến lực lượng quân đội triều đình suy yếu dần, khả năng chiến đấu giảm sút. Lòng dân oán thán, chia lìa, khối đoàn kết dân tộc rạn nứt. Tình hình trên đã gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thôn tính nước ta.
Phong trào nông dân khởi nghĩa đã khẳng định rằng, vào lúc thực dân Pháp chuẩn bị nổ súng xâm lược nước ta là lúc mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến trở nên hết sức sâu sắc. Lợi dụng sự khốn cùng của quần chúng nhân dân lao động, các giáo sĩ phương Tây ra sức thu phục tín đồ. Lực lượng này tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn giáo – lương. Các giáo sĩ Pháp lúc này hoặc trực tiếp tổ chức hoặc đứng sau những vụ khởi loạn chống triều đình, chuẩn bị cơ sở chính trị cho cuộc xâm lăng sắp tới.
Nhà Nguyễn đàn áp phong trào nông dân
Song song với những chính sách đối nội thiển cận, phong kiến Nguyễn đã cho thi hành một đường lối đối ngoại sai lầm: đẩy mạnh các cuộc xâm lược Campuchia và Lào. Từ năm 1827 đến 1847, trong vòng 20 năm, nhà Nguyễn đã gây chiến tranh với người Miên, người Xiêm và người Lào, khiến cho nhân dân vô cùng khốn khổ. Đi đánh giặc Lạp, giặc Lào, giặc Xiêm là ác mộng của nhân dân miền Trung và miền Nam trong thời gian đó. Kết quả của 20 năm theo đuổi chính sách xâm lược tai hại đã khiến cho tài lực và nhân lực bị hao mòn, hiềm thù ngày càng khoét sâu giữa các nước láng giềng với nhau, trong lúc bọn thực dân đang nhòm ngó ngoài cửa ngõ.
Rõ ràng với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương tây. Lịch sử lúc ấy đã đi đến một bước ngoặt, buộc triều đình nhà Nguyễn phải lựa chọn. Một là triều đình Nguyễn bị đánh đổ và thay thế vào là một triều địa khác tiến theo hướng mới của tư bản chủ nghĩa có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là nước Việt Nam mất vào tay tư bản Pháp để trở thành một xứ thuộc địa.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, khả năng thứ nhất không xảy ra, còn khả năng thứ hai thì liền kề. Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam thì cũng là lúc chế độ phong kiến Việt Nam đi vào phân hoá và chia rẽ sâu sắc với hai phe chủ chiến và chủ hoà. Nhà Nguyễn đã không tìm ra sách lược hữu hiệu với kẻ thù, luôn bị động và bất đồng về đường lối, do đó nhà Nguyễn luôn tỏ ra lúng túng khi đối đầu với thực dân Pháp và cuối cùng là đầu hàng từng bước rồi để mất cả nước ta vào tay Pháp, biến quá trình mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
Pháp tấn công Đà Nẵng
2 Sự phân hóa trong nội bộ triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp và ảnh hưởng của nó đến quá trình xâm lược.
2.1 Ở mặt trận Đà Nẵng và Gia Định.
Thực dân Pháp nổ súng bắt đầu cuộc xâm lược nước ta ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở màn cuộc xâm lược Việt Nam. Vua Tự Đức đã cử quân tướng tích cực phòng thủ và đánh trả quân xâm lược ở mặt trận Đà Nẵng. Ngày 2 tháng 9 năm 1858 Pháp chiếm được Điện Hải rồi chiếm Sơn Trà tiến vào cửa sông Đà Nẵng. Vua Tự Đức đã sai quân Đô đốc Lê Đình Lý, Phạm Khắc Thận đem quân tiếp viện ở mặt trận và tiến hành cắt chức Trần Hoàng, Nguyễn Tài. Chiến sự ở mặt trận Đà Nẵng ngày càng căng thẳng, trước tình hình đó vua Tự Đức đã cử Nguyễn Tri Phương đến Đà Nẵng để chỉ huy cuộc kháng chiến. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông cho xây dựng thành hào, không cho địch tấn công sâu vào nội địa, với sự áp dụng của chiến thuật lối đánh du kích làm tiêu hao sinh lực địch.
Pháp tấn công Gia Định
Qua đó cho thấy trong thời kì đầu chống thực dân Pháp, nội bộ triều đình nhà Nguyễn đã tỏ rõ quyết tâm phối hợp cùng nhân dân đánh giặc. Trước sự tấn công, bao vây, cô lập của quân dân ta, thực dân Pháp đã bị tổn thất nặng nề. Nên sau năm tháng tấn công Đà Nẵng, thực dân Pháp cũng không thực hiện được mục đích buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, kết thúc chiến tranh nhanh chóng, phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải rút đại bộ phận quân khỏi Đà Nẵng, tháng 2 năm 1859 thực dân Pháp chuyển hướng đánh sang Gia Định. Tại mặt trận Gia Định, nhận tin Gia Định bị chiếm ngày 17 tháng 2 năm 1859, triều đình Huế đã cử Thượng thư bộ hộ Tôn Thất Cáp và Bố chính nam ngai Phan Tĩnh điều quân các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa… cùng với đạo quân ứng nghĩa được thành lập để chống Pháp và kêu gọi nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, không hợp tác với địch. Triều đình thực hiện chính sách “thủ” để “công” từ tháng 9 năm 1858 đến tháng 2 năm 1859.
Phan Thanh Giản
Sau khi không đạt được mục tiêu đề ra ở mặt trận Đà Nẵng, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn, vướng vào cuộc chiến tranh Áo trên đất nước Ý, nên phải dồn lực lượng vào chiến trường Châu Âu, không thể tiếp viện cho quân đội ở Việt Nam. Trong lúc này mâu thuẩn Anh- Pháp gay gắt, chiến trong có thể bùng nổ. Trước tình khó khăn như vậy, chính phủ Pháp phải ra lệnh cho Giơnuilly nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn.
Ngày 20 tháng 6 năm 1859 Giơnuilly chính thức đề nghị đình chiến với triều đình nhà Nguyễn. Ngay lập tức, triều đình nhà Nguyễn đã có sự phân hóa không thống nhất về đường lối chính sách, chủ trương. Người bàn chiến, kẻ bàn hòa lại có kẻ không hòa không chiến . Sự phân hóa chủ yếu ở 4 luồng tư tưởng sau:
- Tiêu biểu cho phe chủ hoà có Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng, Võ Xuân Hãn… chủ trương cho rằng:
“Chiến không bằng hoà, nhưng phải cố thủ rồi sau mới bàn. Kẻ địch vốn cậy quyền bền súng mạnh làm sở trường, họ ở ngoài sóng gió mặt bể, thế ta khó thắng với họ. Thượng kế bây giờ nên lấy giữ (thủ) làm chính, giữ vững rồi sau mới có thể nói đánh, cũng có thể nói đến hoà. Bằng không trước lo việc giữ thì đánh cũng không được mà hoà cũng không xong” .
“Dương sự thủy mạt”
Đây là tư tưởng được Tự Đức cho là hợp lẽ phải. Sở dĩ phe chủ hoà chủ trương như vậy là bởi họ lý giải là nên nuôi sức chọn thời châm chước đối phó. Mặt khác Tự Đức và những người trong phe chủ hoà cho rằng mục đích tấn công vào thực dân Pháp chỉ là truyền đạo và buôn bán, chứ không làm gì tổn hại đến ta. Cái nhìn đó của vua quan nhà Nguyễn là thiển cận, bó hẹp trong phạm vi một quốc gia đang cố duy trì nền tảng của chế độ phong kiến, không mở rộng ra thế giới nên thiếu hiểu biết về bản chất của đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng.Cái chủ trương thủ để hòa hay là “ trì cửu để đợi cho họ mỏi” của triều đình thật là tai hại; địch không bị tấn công mạnh, không mất sinh lực nhiều, không ê răng gẫy vuốt gay từ lúc đầu, thái độ của triều đình có thể làm cho quân dân nản chí vì mất lòng tin. Hơn nữa, không ít người trong số vua quan nhà Nguyễn vốn sớm mang tư tưởng hoang mang lo sợ giặc khi chúng ngấp nghé ngoài cửa ngõ nên dao động sinh ra chủ hoà nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỉ của giai cấp mình. Lập trường của phe này tỏ ra phản động và không hợp lòng dân.
-Còn có kẻ lại chủ trương chủ hòa trắng trợn, hèn nhát, sợ giặc, gồm có Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường, Tôn Thất Giao, Nguyễn Hào. Đại lược họ nói:
“ Đạo dùng binh lấy thư nhàn đợi kẻ nhọc… Công thủ là việc khó; hòa tuy là hạ sách, nhưng ngày nay chính là lúc nên để cho dân nghĩ ngơi, bằng ngược lại thì sợ rằng có cái lo ngoài ý nghĩ. Nay kẻ kia cầu hòa, quyền nghi cũng có thể cứu lại”.
“ Dương sự thủy mạt”
- Các quan Tô Trân, Phan Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiểu Hữu, Nguyễn Đăng Điều, Hồ Sỹ Thuần cho rằng:
“Quảng Nam, Gia Định địa thế, địch tính đại đồng mà tiểu dị, địch ở ngoài xa khơi thì khó đánh, địch vào nội địa càng dễ đánh, dễ bị tiêu diệt. Phải giữ và đánh, thủ để công, công để thủ, quét sạch địch, bằng nay hoà với họ thì sẽ bắt ta bỏ tấn và thông thương, xây nhà thờ, mở phố xá, rồi trăm sự xảo quyệt đều do một chữ hoà mà ra cả”.
“Dương sự thủy mạt”
-Các quan Trần Văn Trung, Lâm duy Hiệp cho rằng:
“ Pháp ở xa đến chỉ cần mấy khoảng như họ đưa, chứ không có ý thôn tính nước ta”. Họ chủ trương “chỉ có phòng giữ là đắc sách, nay muốn quyết chiến với họ chưa thấy cái cứ”
“Dương sự thủy mạt”
Ý kiến được nhiều người tán thành là hòa hảo thương thuyết. Chủ hòa khẳng định ngay từ đầu đại bộ phận thuộc hàng ngũ triều đình đã mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa, tư tưởng sợ giặc, tư tưởng đớn hèn, làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng quân thù.
Ở mặt trận Gia Định, trong trận Kỳ Hòa ta chủ trương chiến, nhưng đã thất bại làm cho triều đình hoang mang lo sợ, trong khi đó nội bộ triều đình ngày càng phân hóa mạnh mẽ. Phe chủ hòa đã lấn áp phe chủ chiến. Quan điểm của triều đình Huế ở mặt trận Gia Định và Kỳ Hòa là quan điểm “thủ” để giữ lại thành.
Khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Định Tường (12/4/1861), Biên Hòa (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862), Gia Định (17/2/1859), xu hướng hòa nghị thắng thế và đi đến hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 đánh dấu sự thất bại của hai phe chủ chiến và chủ hòa, qua đó hai phe chủ chiến và chủ hòa điều có mặt tích cực và tiêu cực.
Phe chủ chiến:
Tiêu cực:
Không hiểu đúng đắn lực lượng của thực dân Pháp. Khi Pháp gặp nhiều khó khăn về quân số và tàu chiến thiếu hụt, vướng vào cuộc chiến tranh ở Ý mà triều đình vẫn án binh bất động, chỉ chủ trương bao vây địch ở mé ngoài không hề chủ động tấn công. Pháp đánh Đà Nẵng mà triều đình chỉ cho 3000 quân chính quy thể hiện sự không quyết tâm đánh giặc, tiêu diệt địch
Khi không thành công ở Đà Nẵng, Pháp táo bạo tấn công Gia Định thì quan lại triều đình không có hành động cứng rắn kịp thời để bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm lăng của địch. Mặc dù thành Gia Định lúc đó có 1000 quân, đủ khí giới và lương thực cho 1 vạn quân đóng giữ trong một năm, nhưng quân triều đình chỉ chống đỡ vài trận rồi bỏ thành chạy dài, sau đó sợ triều đình trừng phạt, Vũ Duy Ninh thắt cổ chết để trốn tránh trách nhiệm, mở đầu cho một chuỗi tự sát của bầy tôi bất lực, của một triều đình suy tàn.
Tích Cực: Phái chủ chiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Với ý nghĩ của quần chúng rất đơn giản, đúng đắn, giặc đến cướp nước thì phải đánh giặc giữ nước, chúng chưa tới thì đánh, chúng chưa đến thì phải chủ động tìm chúng mà đánh, bên cạnh quân đội chính quy còn có đông đảo quần chúng nhân dân. Chủ trương của phái chủ chiến phù hợp với truyền thống dân tộc và yêu cầu của lịch sử.
Phe chủ hòa:
- Tiêu Cực:
Có một bộ phận hèn nhác, chỉ thấy sức mạnh của Pháp nên khi Pháp tấn công thì bỏ chạy.
Phái chủ hòa với tư tưởng đã có sẵn không tin vào sức mạnh của nhân dân, mà luôn đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân, làm cho thực dân Pháp có điều kiện để tấn công.
Chủ hòa theo hướng hòa nghị là quốc sách, lau dài, dựa vào Pháp để cầu sống sót, xin chuộc lại đất và dần dần đổi mới.
-Tích Cực:
Theo hướng hòa nghị là “quyền nghi”, là tạm thời. Muốn hòa hoản để củng cố, phát triển đất nước, để duy tân, cải cách. Từ đó Pháp muốn xâm lược cũng khó khăn, sau đó lợi dụng thời cơ để lấy lại đất nước. Một số người theo xu hướng chủ hòa theo hướng cách tân, sách lược cũng không đạt được kết quả vì triều đình không chấp nhận cải cách, duy tân.
2.2 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông.
Địch chiếm Định Tường: Ngày 12 tháng 4 năm 1861 hai cánh quân của địch hội trước Mĩ Tho, địch vừa đại bác bắn phá vừa dùng bộ binh xông vào thành. Quan quân nhà Nguyễn trong thành núi thế, Hữu Thành cho đốt kho thành, dinh thự rồi cùng Định Đức rút về Cái Bè. Định Tường bị địch chiếm 12/4/1861.
Địch chiếm Biên Hòa: Tháng 11 năm 1861, Bonar sang thay cho Chanar, y quyết định đem quân đánh vào Biên Hòa. Ngày 14 tháng 12 năm 1861 quân địch bắt đầu tấn công cả hai đường thủy bộ. Quân triều đình rút ra Bình Thuận. Ngày 18/12/1861, địch chiếm Biên Hòa, sau đó lại xuôi sông Đồng Nai tiến chiếm Bà Rịa 7/11/1862.
Địch chiếm Vĩnh Long: Mục địch là dập tắc mầm kháng chiến của nhân dân, vừa làm mồi hàng nhử triều đình nhượng 3 tỉnh Đông. Ngày 20/3/1862 địch tấn công Vĩnh Tùng, Thạch Mĩ. Ngày 22/3/1862, các điểm có đại bác của ta điều bị phá hủy. Ngày 23/3/1862, địch chiếm thành Vĩnh Long, chiến lợi phẩm rất nhiều trong đó có 63 đại bác.
Trước sự tấn công của Pháp, triều đình với chủ trương thủ để giữ, quân triều đình do Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Bá Nghi cầm đầu có hơn 2000 quân đóng tại Bình Thuận không đánh phá gì giặc cả, dần dần trong triều đình xu hướng hòa nghị thắng thế.
Trong khi đó nhân dân và nghĩa sĩ nổi lên đánh giặc quyết liệt. Từ khi Vĩnh Long thất thủ nhân dân và nghĩa dũng hoạt động mạnh và vẫn giữ được các địa điểm quan trọng: Mĩ Quý, Cai Lậy, đánh vào Chợ Lớn, đầu độc quân Pháp ở Sài Gòn, chiếm lại Phước Lộc, Vĩnh Phước, Bến Lức ở Gia Định.
Dựa trên thắng lợi quân sự, Pháp buộc triều đình ký hiệp ước đầu hàng. Để cứu vãn quyền lợi giai cấp triều đình Huế vội vã ký hàng ước ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhượng đứt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn cho giặc Pháp.
Về phía địch mặc dù đánh thắng và chiếm đất nhưng chúng nhận thấy sớm nghị hoà ngày nào hay ngày ấy. Thực tế trên chiến trường Nam Kỳ, Pháp không đủ binh lực để chiếm rộng ra và bình định các nơi đã chiếm được. Dư luận nước Pháp lúc đó đối với việc xâm lược Việt Nam vẫn chưa nhất trí.
Cuộc nghị hoà đã được tiến hành rất nhanh chóng. Hoà ước được ký kết tại Sài Gòn giữa Bôna – đại diện cho chính phủ Pháp với hai phái viên triều đình là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Hai người này là lực lượng mang tư tưởng chủ hoà nên đã nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu của Pháp. Với điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế không những đã mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc cho phép mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp giữ vững những vùng đất đã chiếm ở miền Đông Nam Kỳ, mở rộng xâm lược miền Tây Nam Kỳ. Mặt khác, với điều ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã thoả hiệp và bắt tay với thực dân Pháp đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tạo thêm khó khăn nặng nề cho phong trào kháng chiến của nhân dân.
Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động, ký hàng ước thì phong trào đấu tranh của quần chúng vẫn diễn ra sôi nổi. Trong năm 1862, phong trào chống Pháp dâng cao ở hầu hết các nơi, nhất là ở các tỉnh Định Tường và Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông, Phạm Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, Võ Duy Dương…, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Trương Định dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái. Nghĩa quân đã phối hợp với Nguyễn Tri Phương tại mặt trận Gia Định gây cho địch nhiều khó khăn và tổn thất.
Về phía phe chủ chiến vẫn một mặt tích cực đấu tranh trong triều đình. Mặt khác ra sức ủng hộ và hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh của nhân dân. Còn Tự Đức vốn mang nặng tư tưởng chủ hoà nên đã làm ngơ trước mọi cơ hội kháng chiến của nhân dân ta.
Sau khi hoà ước được kí kết, triều đình Huế lại mắc thêm sai lầm nữa. Họ không chủ động tấn công nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Pháp mà lại mải mê thoả hiệp để chuộc đất. Tháng 8/1862, triều đình Huế cử phái bộ Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp với nhiệm vụ xin sửa lại hoà ước 1862 và chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Xu hướng chung của đình thần là nhượng bộ nên chỉ thị cho phái bộ rất mơ hồ: “… phần lớn nên theo sở nguyện của họ. Ý muốn của Phan Thanh Giản trong chuyến này là “hoà nghị đã thành, có thể ung dung mà đưa nước nhà đến cõi phú cường”.
Theo đó, mục tiêu của Phan Thanh Giản là nhượng bộ để nước không mất rồi tranh thủ thời cơ mà chấn chỉnh nước nhà, tăng cường tiềm lực quốc gia để đấu tranh với Pháp. Phải thừa nhận rằng đây là một ý kiến không phải không có lý nhưng âm mưu của giặc Pháp là lớn và sâu, chúng đâu để cho triều đình thực hiện được ý nguyện canh tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh để rồi chống lại chúng.
Kết quả chuyến đi của Phan Thanh Giản là nhà Nguyễn không những không chuộc được đất mà còn bị Pháp gây sức ép với những điều khoản nặng nề hơn năm 1862. Nhân dân cho rằng Phan Thanh Giản là người “phản quốc”. Trong nhân dân lan truyền khẩu hiệu: “ Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”, “ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiệp, hai toàn quyền khâm sai để kí hiệp ước năm 1862, bán nước, triều đình bỏ dân”.
2.3 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
Chiếm xong 3 tỉnh miền Đông, Pháp mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Sáng ngày 20/6/1867, Pháp cho quân dàn trận trước thành Vĩnh Long đưa tối hậu thư đòi Phan Thanh Giản nộp thành. Kết quả là Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long cho Pháp và còn ra lệnh cho các quan cầm đồn 2 tỉnh còn lại ở miền Tây cũng phải nộp thành theo lệnh của Pháp ngày 24/6/1867 mà không có sự chống cự nào.
Lấy xong 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp cho người ra Huế báo sự việc đã rồi. Triều đình không hề phản ứng, mà chỉ xin đổi 3 tỉnh miền Tây mới mất để lấy lại tỉnh Biên Hoà nhưng không được Pháp chấp nhận. Còn Phan Thanh Giản thì uống thuốc độc tự vẫn vì lo sợ trách nhiệm với triều đình.
Nhưng tại sao Phan Thanh Giản lại nộp thành nhanh như vậy? Sự thật thì khi giao nộp thành cho Pháp ông không chỉ hành động theo ý mình mà đã làm đúng ý Viện Cơ mật của triều đình. Như vậy, nguyên nhân để mất thành của Phan Thanh Giản là một phần bị chi phối bởi tư tưởng chủ hoà của triều đình, không có một đường lối minh bạch cho tình thế nước ta lúc đó.
Trong thời kỳ này, phe chủ hoà với sự hậu thuẫn của Tự Đức vẫn đang chiếm ưu thế. Về phía phe chủ chiến dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết đang bí mật bố trí trận địa kinh thành Huế để chuẩn bị ngày đối phó với giặc Pháp.
Sau khi để mất ba tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến trong nhân dân nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do Trương Quyền, Phan Tam, Phan Ngũ, Nguyễn Trung Trực…lãnh đạo. Các phong trào này kết thành cao trào chống Pháp, nhưng tất cả các cuộc kháng chiến đều bị thất bại do chính sách đàn áp đẫm máu của triều đình Huế. Điều này chứng tỏ lúc này triều đình hoàn toàn đối lập với nhân dân không đoàn kết thống nhất cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm.
Quân Pháp chiếm Hà Nội
2.4 Pháp Tấn công Bắc kì Lần 1 và lần 2. Pháp tấn công Thuận An.
Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp thực hiện âm mưu chiếm cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gácniê ra tới Hà Nội. Trần Đình Túc được cử ra Bắc bố cáo cấm nhân dân buôn bán giao thiệp với người Pháp, vạch rõ trách nhiệm của Gácniê ra Bắc chỉ là xử lý và đuổi tên Đuypuy, việc xong là phải rút lui.
Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu và hy sinh anh dũng. Hà Nội bị Pháp chiếm. Do tình hình cấp bách, triều đình cử quân ra Bắc nhưng xu hướng chủ yếu vẫn là điều đình thương thuyết.
Mặc dù thành Hà Nội bị giặc chiếm, quan quân triều đình tan rã nhanh chóng, nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu. Tiêu biểu là cuộc phối hợp chiến đấu của quân triều đình do Hoàng Tá Viêm lãnh đạo với quân Cờ đen thiện chiến của Lưu Phúc Vĩnh đã làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. Ngày 21/12/1873 quân của Lưu Vĩnh Phúc cho bao vây thành Hà Nội và khiêu khích quân địch, quân địch chủ quan đuổi theo đến Cầu Giấy thì bị phục binh đổ ra giết. Kết quả là Gácniê tử trận, thành Hà Nội được trả lại triều đình Huế.
Trong khi chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đang làm nức lòng nhân dân ta thì triều đình Huế lại bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp, không dám hiệu triệu quan quân thừa thắng xông lên. Thì Triều đình, đứng đầu là Tự Đức ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm lui binh về Sơn Tây vì sợ quân Pháp trả thù. Kết quả là một điều ước được ký ngày 15/3/1874 tại Sài Gòn với những điều khoản rất có hại cho ta. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chính quyền của Pháp ở cả 6 tỉnh Nam Kỳ, nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc Pháp. Phần đất còn lại bị Pháp chi phối cả nội trị và ngoại giao.
Không thực hiện được đầy đủ âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công ra Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882. Lấy cớ triều đình Pháp vi phạm hiệp ước 1874, chính phủ Pháp tăng cường quân đội cho Bắc kỳ. Chủ chương của thực dân Pháp lúc này là sự suy yếu của triều đình Huế để dùng lực lượng quân sự làm áp lực buộc phải công nhận nền bảo hộ Pháp trong cả nước.
Chủ trương của triều đình Huế lần này cũng không khác gì lần trước. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu một mặt tích cực tổ chức phòng thủ, mặt khác cấp báo về Huế, xin tăng viện. Kết quả là triều đình không tán thành, cho phòng thủ như vậy là không phải lúc, địch sẽ lấy cớ gây sự thêm.
Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ 2, thừa cơ triều đình Huế tự hãm mình trong thế bị động, thương thuyết, quân Pháp mở rộng đánh chiếm nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Nhưng ngay từ ngày đầu đánh chiếm, quân Pháp gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân dân Hà Nội và khắp nơi ở Bắc Kỳ. Tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần thứ 2 (19/5/1883). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân dân cả nước vô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt địch. Nghĩa quân các nơi quy tụ ngày càng đông dưới ngọn cờ chống Pháp của các quan lại chủ chiến. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục hãm mình trong thế bị động thương thuyết, hạ lệnh triệt hết quân để tỏ rõ tín nghĩa với quân Pháp và với hoà ước Giáp Tuất (1874).
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
Về phía Pháp, lợi dụng thời cơ thuận lợi nên đã đẩy mạnh ý đồ xâm chiếm toàn bộ nước ta. Giữa tháng 7/1883 Pháp tiến hành họp bàn kế hoạch đánh lên Huế. Muốn đánh Huế phải lấy pháo đài Thuận An.
Thái độ và hành động của nhà Nguyễn đã thể hiện rõ sự suy yếu, mất lòng dân nhưng lại luôn ý thức đến quyền lợi của giai cấp mình. Do suy yếu mà sợ giặc mà mất lòng dân nên sợ cả dân. Có điều là sợ Pháp thì Nhà nước Nguyễn bắt tay hoà hoãn Pháp đi đến đầu hàng Pháp, phản bội quyền lợi dân tộc. Còn sợ dân thì nhà Nguyễn chống lại dân, từ bỏ vai trò lãnh đạo, bỏ rơi thậm chí ngăn cản, phá hoại phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân.
Giữa lúc thực dân Pháp chuẩn bị âm mưu đánh Huế thì ngày 19/7/1883 vua Tự Đức băng hà sau 35 năm trị vì. Triều đình Huế đang đứng trước một thách thức mới: nội bộ rơi vào tình trạng lục đục, chia rẽ trong vấn đề tôn vương do Tự Đức không có con. Tình hình này đã tạo thêm cơ hội thuận lợi cho Pháp.
Pháp tấn công cửa biển Thuận An
Chớp thời cơ thuận lợi, triều đình Huế đang rối ren khi vua Tự Đức qua đời, Pháp đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu hàng. Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1883, hạm đội Pháp do đô đốc Courbet (Cuốc bê) chỉ huy tiến vào cửa biển Thuận An đưa tối hậu thư buộc triều đình dao tất cả các pháo đài phòng thủ bờ biển cho chúng. Quân ta kháng cự quyết liệt. Cuộc đấu pháo kéo dài 3 ngày liền. Tối chiều ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp mới đổ bộ lên được Thuận An. Được tin Thuận An mất vào tay Pháp, triều đình vội xin đình chiến. Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành đến tìm giám mục Caspard (Cố Lộc) làm trung gian để điều đình. Harmand (Hác măng) đòi các đồn phải giải giới từ cửa Thuận An lên Huế. Sau đó Harmand đi ngay Huế buộc triều đình ký vào bảng điều ước đã được thảo sẵn gồm 27 khoản rất nặng. ở ngôi vua lúc này là Hiệp Hoà.
Công việc của Viện Cơ mật hầu như chỉ do hai đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đảm nhận (phái chủ chiến), phụ chính Trần Tiễn Thành (phái chủ hoà) vì hai chân đau buốt khó đi lại nên xin miễn không phải vào chầu. Mọi việc của Viện Cơ mật đều do hai phụ chính (phe chủ chiến) quyết định. Hai ông này chủ trương lấy tấn công làm phòng thủ ở cửa Thuận An.
Khi Thuận An thất thủ, vua liền ngả hoàn toàn theo phái chủ hoà vì lo sợ giặc. Lúc này trong các quan của Viện Cơ mật và Bộ binh, người chiếm ưu thế lại chính là Trần Tiễn Thành và bên cạnh ông ta còn có một người mang nặng tư tưởng chủ hoà khác ấy là Thượng thư bộ lại Nguyễn Trọng Hợp, người mới được Hiệp Hoà bổ sung vào Viện Cơ mật.
Hiệp ước Harmand được kí kết ngày 25 tháng 8 năm 1883. Theo điều ước này, Nam triều chính thức công nhận chịu quyền bảo hộ của nước Pháp, công việc ngoại giao do công sứ Pháp chủ trương, nước Pháp đặt một chức công sứ ở Huế, một chức Khâm sứ. Vua và các đại quan cai trị dân như cũ. Khoản 5 của hiệp ước định rằng: Nam triều phải cho thi hành việc đình chỉ mọi hoạt động quân sự, gọi các quan ở Bắc Kỳ về làm việc như cũ. Thuế thương chính nước Pháp thu, nước Pháp còn giữ việc ngoại giao của nước Nam.
Lễ kí hiệp ước Harmand
Xứ bộ Nam triều đề nghị nhượng cả xứ Bắc kỳ, từ tỉnh Ninh Bình ra bắc cho nước Pháp thuộc địa để lại cho nước Nam từ tỉnh Thanh Hoá cho đến hết tỉnh Bình Thuận tự chủ như cũ. Harmand không nghe buộc Nam Triều phải chấp nhận ký hoà ước.
Điều ước Harmand được ký kết chứng tỏ triều đình không còn sức kháng cự. Hiệp ước là một nỗi đau xót nhục nhã nhất trong các hoà ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Sau khi hiệp ước được ký kết triều đình cử Nguyễn Trọng Hợp khâm sai đại thần ra Bắc Kỳ nhận lại các tỉnh, thành, triệt bãi các quan thứ, hiểu dụ nhân dân để thi hành thoả thuận với Pháp.
Trong khi phe chủ hoà sớm kí hoà ước bắt tay với Pháp thì phe chủ chiến vẫn ra sức hoạt động, chuẩn bị lực lượng để chờ ngày sống mái với kẻ thù. Dựa vào quyền lực của mình, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ và trừ khử những ông vua và những thế lực thân Pháp. Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Tự Đức mất, liên tiếp có 3 ông vua bị phế, lập, đó là các vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc. Những ông vua này đều sớm có tư tưởng thân Pháp làm cản trở phe chủ chiến và phong trào đấu tranh của nhân dân. Đồng thời đệ nhất phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, người đúng đầu phe chủ hoà cũng bị giết.
Lợi dụng sự sơ hở của hiệp ước Harmand (25/8/1883) không có khoản nào nói tới vấn đề quân sự của triều đình, Tôn Thất Thuyết đã cho tuyển mộ binh lính, thành lập và củng cố các sơn phòng. Tại kinh đô, Tôn Thất Thuyết cho tổ chức và đổi mới việc huấn luyện hai đội quân Phấn Nghĩa và Đoàn Kết. Đội quân này do Đề đốc kinh thành Trần Xuân Soạn chỉ huy.
Như vậy, Tôn Thất Thuyết sớm có tinh thần chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với thực dân Pháp. Hành động loại bỏ phái chủ hoà của phái chủ chiến đã cho thấy trong nội các Huế chỉ còn phái chủ chiến cầm quyền và đối lập với Pháp.
Không chỉ dừng lại ở đó, phái chủ chiến còn có những hành động khiến người Pháp tức giận. Ngày 22 tháng 7 năm 1883 vua Dục Đức bị phế, ngày 29 tháng 11 năm 1883 Hồng Dật bị phế, ngày 31 tháng 7 năm 1884, Kiến Phúc bị phế, Ưng Lịch lên ngôi lấy hiệu là Hàm Nghi mà không thông qua người Pháp. Dân gian gọi là sự kiện trên là “Tứ nguyệt tam vương” . Như vậy chỉ trong vòng 4 tháng nước ta đã có 3 ông vua bị phế, chứng tỏ tình hình chính trị nước ta khá căng thẳng, điều đó đã làm cho tư tưởng của một số quan lại lay động. Bên cạnh những người vì quyền lợi của bản thân, quyền lợi giai cấp mà đi ngược lại truyền thống của dân tộc, đi ngược lại với quản đại quần chúng nhân dân mà có xu hướng thân Pháp, thậm chí còn cầu viện Pháp (Hiệp Hòa) thì cũng có một số người đã đứng lại trước quyền lợi của nhân dân, tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân, đại diện như Tôn Thất Thuyết. Rõ ràng lúc này phe chủ chiến đã thắng thế. Tôn Thất thuyết không chỉ cương quyết phế truất các ông vua mới lên ngôi đã có tu tưởng thân Pháp như Dục Đức, Hiệp Hòa. Như vậy, những hành động của phe chủ chiến lúc này mà Tôn Thất Thuyết là người đại diện có thể khiến cho người khác nghĩ là chuyên quyền. Tuy nhiên nếu nhìn đa diện thì hành động cương quyết của Tôn Thất Thuyết là đáng nghi nhận, rất hợp lòng dân. Có thể nói đây là sự lên ngôi của phe chủ chiến, chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chống Pháp bằng bạo lực nổ ra.
3. Một vài nhận định về kết quả và ý nghĩa.
Với chế độ phong kiến Việt Nam, kết quả của sự phân hóa này đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn lệ thuộc và trở thành tay sai cho chính quyền thực dân cai trị nước ta. Đồng thời với thất bại phái chủ chiến đã chấm dứt thời kì chia rẽ trong nội bộ triều đìn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)