Phat trien tinh cam tham mi 4 tuoi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Linh | Ngày 05/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: phat trien tinh cam tham mi 4 tuoi thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ XÃ CẤP HỌC MẦM NON
NĂM 2016

Hoạt động bắt buộc
Lĩnh vực: PTTM
Chủ đề : Thực vật
Đề tài: “Vẽ một câu chuyện cổ tích”
Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi
Thời gian: 30- 35 phút
Địa điểm: Trường mầm non Quỳnh Dị
SBD: 076
Ngày dạy: Tiết thứ 2,chiều 19/01/2017
Mục đích yêu cầu:
Kiến thức
- Trẻ nhớ lại một truyện cổ tích mà trẻ thích. Trẻ biết sử dụng các nét cong tròn, nét lượn, nét ngang, nét xiên.. để vẽ các nhân vật trong truyện cổ tích.
Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vẽ nét thẳng, nét xiên, nét cong để tạo thành bức tranh .
- Luyện kĩ năng ước lượng tỉ lệ, tô màu, phối màu, sắp xếp bố cục tranh cân đối.
Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động và thích được vẽ tranh câu chuyện cổ tích.

Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ


Máy tính, băng nhạc bài hát “Vườn cổ tích”, “Veef mieenf coor tichs””.
2 tranh gợi ý: + Qủa bầu tiên
+ Cây tre trăm đốt


- Giấy A4, sáp màu.
Giá để trưng bày sản phẩm.



Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

Ổn định, giới thiệu bài: ( 1-2 phút)
- Cô tập trung trẻ và nói: Có một cậu bé hiền lành tôt bụng luôn giúp đỡ mọi người. Các con lắng nghe đây là lời của ai trong câu chuyện gì nhé!
Cô kể lời cậu bé trong câu chuyện: “Quả bầu tiên”
“Én ơi én cứ bay theo đàn đi kẻo mùa đông lạnh lắm, mùa xuân ấm áp én lại trở về với anh”
- Đó là lời của ai? Trong câu chuyện nào?
Hôm nay cô muốn các con sẽ vẽ nội dung một câu chuyện cổ tích các con có thích không?
- Cô cũng vẽ tranh về chuyện cổ tích, các con có muốn xem bức tranh đó không?
2. Nội dung: 22- 24 phút
2.1. Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại
- Cho trẻ xem tranh và đàm thoại.
* Bức 1: Tranh “Qủa bầu tiên”
+ Tranh vẽ câu chuyện cổ tích gì? Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Ai có nhận xé gì về bức tranh?
+ Bố cục bức tranh thì sao?
+ Màu sắc bức tranh như thế nào?
+ Để vẽ được bức tranh cô đã sử dụng những kỹ năng gì?
* Bức tranh về nội dung truyện Cây tre trăm đốt”
+ Bức tranh vẽ về câu chuyện cổ tích nào ?
Vì sao con biết?
- Hỏi ý định trẻ:
+ Con còn biết câu chuyện cổ tích nào nữa không?
+ Hôm nay con định vẽ câu chuyện cổ tích gì? Con thích vẽ nhân vật nào?
+ Muốn vẽ được nhân vật này thì con sẽ sử dụng kỹ năng gì ?
+ Để bức tranh đẹp hơn các con làm gì?
( Cô cho 3- 4 trẻ nêu ý tưởng của mình)
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
+ Ai cũng có rất nhiều ý tưởng hay, bây giờ xin mời các con về chỗ ngồi của mình và thực hiện ý tưởng nào.
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút.)
Cô mở nhạc nhỏ bài “Về miền cổ tích” khi trẻ vẽ.
Trong lúc trẻ vẽ, cô bao quát, đến từng bàn hướng dẫn, gợi ý, khuyến khích trẻ vẽ.
2.3 Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Cho trẻ lên trưng bày tranh. Hỏi trẻ các con vừa vẽ được gì?
Tuyên dương trẻ đã hoàn thành sản phẩm của mình
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ của cả lớp và nhận xét.
+ Con thích bức tranh nào?”
+ Vì sao con thích?”
- Mời tác giả bức tranh lên giới thiệu về tranh vẽ của mình.
+ Con đã vẽ bức tranh về gì đây?
+ Muốn vẽ được bức tranh con đã sử dụng những kỹ năng nào?
+ Con dùng những màu nào để tô?
+ Con sẽ đặt tên cho bức tranh là gì nào?
- Cô nhận xét sản phẩm chung của cả lớp và tuyên dương những sản phẩm đẹp và những sản phẩm chưa đẹp cố gắng lần sau
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Vườn cổ tích” và đi ra ngoài.

- Trẻ chú ý lắng nghe.





Lời của cậu bé
Cậu chuyện “Quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)