Phat trien tinh cam tham mi 3 tuoi VĐ Cô và mẹ NH Cô giáo em
Chia sẻ bởi Quỳnh Anh |
Ngày 25/04/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: phat trien tinh cam tham mi 3 tuoi VĐ Cô và mẹ NH Cô giáo em thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Nội dung chính: dạy vận động: Cô và mẹ – Phạm Tuyên
Nội dung kết hợp: nghe hát: Cô giáo em – Trần Kiết Tường
Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
Đối tượng: Mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)
Số lượng: 25 – 30 trẻ
Thời gian: 20 - 22 phút
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhịp và hiểu nội dung bài hát: Cô và mẹ, Cô giáo em
- Trẻ biết cách vận động theo giai điệu của bài hát
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết vận động múa các động tác nhịp nhàng theo lời bài hát
- Trẻ trả lời to rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và biết thưởng thức bài hát
- Trẻ yêu thích bài hát và hào hứng tham gia hoạt động trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
* Cô:
- Nhạc các bài hát.
- Trang phục đẹp, thoải mái, phù hợp với tiết dạy.
* Trẻ:
- Dụng cụ biểu diễn
- Trang phục thoải mái, có tính thẩm mỹ.
III. Cách tiến hành:
Thời gian
Nội dung, phương pháp hình thức tổ chức
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3 phút
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi: Trời nắng – trời mưa
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Con thích trời nắng hay trời mưa? Vì sao?
Trời nắng thật đẹp! Các con hãy mở cửa ra đón những tia nắng đẹp cùng cô nào!
- Trẻ chơi
18 phút
2. Hoạt động 2: Bài mới:
a) Dạy vận động: “Cô và mẹ – Phạm Tuyên”
- Cô mở giai điệu bài hát “Cô và mẹ” cho trẻ nghe và hỏi trẻ vừa nghe giai điệu bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô mời cả lớp vừa hát và vỗ tay theo nhạc 2 lần.
- Cô đứng dậy vừa hát và biểu diễn múa cho trẻ xem 2 lần.
+ Động tác 1: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo”: Hai tay vẩy trước, sau theo nhịp bài hát.
+ Động tác 2: “Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”: Hai tay cuộn hai bên theo nhịp.
+ Động tác 3: “Cô và mẹ là hai cô giáo”: Vòng hai tay trước ngực.
+ Động tác 4: “Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”: Hai tay giơ lên cao đồng thời xoay người.
- Cô cùng tập với cả lớp 2 - 3 lần.
- Cô cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân thi đua hát, múa (cô chú ý sữa sai cho trẻ).
* Hoạt động 3 : Nghe hát “Cô giáo em”.
- Cô giới thiệu qua nội dung bài hát và tác giả sáng tác.
- Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát lần 1.
- Lần 2 cô hát kết hợp làm điệu bộ minh hoạ và gợi hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì? do ai sáng tác?
+ Nội dung bài hát nói về ai?....
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, tự hào về cô giáo và mẹ của mình. Và phải chăm chỉ học tập, ăn uống và vâng lời bố mẹ, cô giáo.
c) Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
Tạm chia tay bài hát “Nắng sớm” của nhạc sỹ Hàn Bích Ngọc, cô và chúng mình cùng đến với trò chơi “Ai nhanh nhất” nào.
- Cách chơi: Cô có 4 vòng tròn xếp cách nhau. Mời 5 trẻ lên chơi. Cô bật nhạc trẻ di chuyển ngoài vòng tròn. Khi nhạc to, nhanh trẻ chạy nhanh quay vòng tròn. Khi nhạc chậm, bé dần và mất hẳn trẻ phải nhảy thật nhanh vào vòng tròn (mỗi trẻ 1 vòng tròn). Ai không nhảy được vào vòng tròn thì người đó sẽ thua cuộc.
- Luật chơi: Nếu ai không nhảy được vào vòng tròn thì sẽ phải nhảy lò cò về chỗ của mình.
Khi trẻ chơi thành thạo, cô tăng – giảm số vòng tròn và số trẻ chơi.
2 phút
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động khác.
Nội dung chính: dạy vận động: Cô và mẹ – Phạm Tuyên
Nội dung kết hợp: nghe hát: Cô giáo em – Trần Kiết Tường
Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
Đối tượng: Mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)
Số lượng: 25 – 30 trẻ
Thời gian: 20 - 22 phút
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhịp và hiểu nội dung bài hát: Cô và mẹ, Cô giáo em
- Trẻ biết cách vận động theo giai điệu của bài hát
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết vận động múa các động tác nhịp nhàng theo lời bài hát
- Trẻ trả lời to rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và biết thưởng thức bài hát
- Trẻ yêu thích bài hát và hào hứng tham gia hoạt động trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
* Cô:
- Nhạc các bài hát.
- Trang phục đẹp, thoải mái, phù hợp với tiết dạy.
* Trẻ:
- Dụng cụ biểu diễn
- Trang phục thoải mái, có tính thẩm mỹ.
III. Cách tiến hành:
Thời gian
Nội dung, phương pháp hình thức tổ chức
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3 phút
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi: Trời nắng – trời mưa
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Con thích trời nắng hay trời mưa? Vì sao?
Trời nắng thật đẹp! Các con hãy mở cửa ra đón những tia nắng đẹp cùng cô nào!
- Trẻ chơi
18 phút
2. Hoạt động 2: Bài mới:
a) Dạy vận động: “Cô và mẹ – Phạm Tuyên”
- Cô mở giai điệu bài hát “Cô và mẹ” cho trẻ nghe và hỏi trẻ vừa nghe giai điệu bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô mời cả lớp vừa hát và vỗ tay theo nhạc 2 lần.
- Cô đứng dậy vừa hát và biểu diễn múa cho trẻ xem 2 lần.
+ Động tác 1: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo”: Hai tay vẩy trước, sau theo nhịp bài hát.
+ Động tác 2: “Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”: Hai tay cuộn hai bên theo nhịp.
+ Động tác 3: “Cô và mẹ là hai cô giáo”: Vòng hai tay trước ngực.
+ Động tác 4: “Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”: Hai tay giơ lên cao đồng thời xoay người.
- Cô cùng tập với cả lớp 2 - 3 lần.
- Cô cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân thi đua hát, múa (cô chú ý sữa sai cho trẻ).
* Hoạt động 3 : Nghe hát “Cô giáo em”.
- Cô giới thiệu qua nội dung bài hát và tác giả sáng tác.
- Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát lần 1.
- Lần 2 cô hát kết hợp làm điệu bộ minh hoạ và gợi hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì? do ai sáng tác?
+ Nội dung bài hát nói về ai?....
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, tự hào về cô giáo và mẹ của mình. Và phải chăm chỉ học tập, ăn uống và vâng lời bố mẹ, cô giáo.
c) Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
Tạm chia tay bài hát “Nắng sớm” của nhạc sỹ Hàn Bích Ngọc, cô và chúng mình cùng đến với trò chơi “Ai nhanh nhất” nào.
- Cách chơi: Cô có 4 vòng tròn xếp cách nhau. Mời 5 trẻ lên chơi. Cô bật nhạc trẻ di chuyển ngoài vòng tròn. Khi nhạc to, nhanh trẻ chạy nhanh quay vòng tròn. Khi nhạc chậm, bé dần và mất hẳn trẻ phải nhảy thật nhanh vào vòng tròn (mỗi trẻ 1 vòng tròn). Ai không nhảy được vào vòng tròn thì người đó sẽ thua cuộc.
- Luật chơi: Nếu ai không nhảy được vào vòng tròn thì sẽ phải nhảy lò cò về chỗ của mình.
Khi trẻ chơi thành thạo, cô tăng – giảm số vòng tròn và số trẻ chơi.
2 phút
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quỳnh Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)