Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai trên địa bàn huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định

Chia sẻ bởi Trần Văn Cường | Ngày 02/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai trên địa bàn huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai trên địa bàn huyện Trực Ninh
tỉnh Nam Định
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Dương Nga
Sinh viên thực hiện : Đặng Huy Tùng
Lớp : Kinh tế 49A

Hà Nội, 2008
Đặt vấn đề
Tính cấp thiết của đề tài
Cầu lương thực không ngừng tăng lên.
Cung lương thực chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ việc: giảm diện tích sản xuất, thiên tai, lũ lụt, …
Lúa lai là một giải pháp giúp ổn định và tăng cung lương thực.
Việt Nam hiện mới chỉ tự túc được 20% hạt giống lúa lai. Theo mục tiêu của Bộ Nông nghiệp & PTNT thì chúng ta sẽ tự túc được 80% hạt giống lúa lai vào năm 2010.

Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các HTX, hộ nông dân sản xuất hạt giống lúa lai trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển sản xuất hạt giống lúa lai trên địa bàn huyện Trực Ninh qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 10/1 đến ngày 23/5/2008.
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
Một số khái niệm: tăng trưởng, phát triển, sản xuất, hiệu quả kinh tế
Một số khái niệm về: lúa lai, phát triển sản xuất hạt giống lúa lai
Giới thiệu khái quát về cây lúa lai
Quy trình sản xuất hạt giống lúa lai
Khái niệm về: hạt tác giả, hạt siêu nguyên chủng, hạt nguyên chủng, hạt xác nhân.
Phương pháp lai “3 dòng”, lai “2 dòng”, lai “1 dòng”
Cơ sở thực tiễn
Tình hình phát triển sản xuất hạt giống lúa lai trên thế giới
Năm 1974 – 1975 Trung Quốc đã thành công với công nghệ sản xuất hạt lai “3 dòng”.
Trung Quốc đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công hệ thống sản xuất lúa lai “2 dòng” cho năng suất cao hơn hệ “3 dòng” khoảng 5 – 10%.
Năm 1996,với sự giúp đỡ của FAO và IRRI Ấn Độ sản xuất được 1300 tấn hạt lai F1 và gieo cấy trên diện tích 60000 ha. Hiện nay, năng suất hạt lai F1 của Ấn Độ đạt 1,5 – 2 tấn /ha.

Tình hình phát triển sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Bộ Nông nghiệp&PTNT đề ra mục tiêu là đến năm 2010 nước ta có 1 triệu ha lúa lai. Tự túc 80% hạt giống lúa lai F1.
Nghiên cứu và sản xuất hạt giống lúa lai
Năm 1992, Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam kết hợp với chuyên gia Trung Quốc thử nghiệm sản xuất 40 ha đầu tiên trồng giống lúa lai F1.
Hiện nay, chúng ta đã lai tạo được một số giống lai cả hệ “2 dòng” và “3 dòng” như TH3-3, TH5-1, TH3-4, Việt lai 24, Việt lai 20…

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Vị trí địa lý huyện Trực Ninh
Trực Ninh là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Nam Định.
Quốc lộ 21 chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 10km.
Vùng Bắc: Nằm ở phía Tây Bắc sông Ninh Cơ sồm 14 xã và thị trấn Cổ Lễ
Vùng Nam: Nằm ở phía Tây Nam sông Ninh Cơ, vùng này gồm 6 xã chạy dọc tỉnh lộ 56.
Tình hình chung của huyện Trực Ninh
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Tiến hành điều tra và lấy số liệu tại 5 HTX có tham gia sản xuất hạt giống lúa lai F1 trong 3 năm từ 2005 đến 2007.
Số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra thu thập số liệu và lấy ý kiến đánh giá của các hộ nông dân tiến hành sản xuất hạt giống lúa lai
Xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả và so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các số tương đối và tuyệt để phân tích quá trình phát triển sản xuất hạt giống lúa lai tại huyện Trực Ninh.

Phương pháp hạch toán kinh tế
Phương pháp này dùng để hạch toán chi phí và kết quả sản xuất. Qua đó tính được các chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) trên một đơn vị diện tích. Các chỉ tiêu bình quân như: GO/IC, VA/IC, MI/IC, Pr/IC, MI/công lao động, Pr/công lao động
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Phương pháp SWOT
Phương pháp này dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất hạt giống lúa lai.


Kết quả nghiên cứu

Trực Ninh là một huyện nông nghiệp mà chủ yếu là độc canh cây lúa,
trongđó lúa lai có vị trí quan trọng nhất.
Tuy nhiên, diện tích lúa lai trong những năm qua cũng tăng giảm thất
thường. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do một số giống
lúa lai mặc dù cho năng suất cao những chất lượng gạo thấp dẫn đến thị
trường không chấp nhận và nông dân lại chuyển sang trồng lúa đặc sản.
Tình hình phát triển sản xuất hạt giống
lúa lai tại huyện Trực Ninh
Huyện Trực Ninh bắt đầu tiến hành sản xuất hạt giống lúa lai từ năm 1995 với 2 HTX là Trung Lao và Trực Thái.
Qua 13 năm tiến hành sản xuất giống lúa lai F1. Huyện đã cung cấp tổng cộng 1172,5 tấn hạt lai F1 cho bà con nông dân trong và ngoài huyện.
Hiện nay với việc đưa 2 giống TH 3-3 và Việt lai 20 do Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội lai tạo vào sản xuất thì cơ cấu giống lúa lai của huyện rất đa dạng.
Diện tích hạt giống lúa lai phân theo giống

Qua 3 năm từ 2005 – 2007 diện tích sản xuất hạt giống lúa lai của
huyện đã tăng từ 46 ha năm 2005 lên 91 ha năm 2007.
Hiện nay trong cơ cấu sản xuất hạt giống lúa lai, giống Bắc ưu 253
là giống được sản xuất nhiều nhất với 41,3 ha, tiếp theo là TH 3-3 với
29,7 ha và thấp nhất là Việt lai 20 với 7 ha.

Năng suất hạt giống lúa lai
Năng suất hạt lai F1 tương đối ổn định qua các năm. Riêng vụ Chiêm năm
2007 do thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất Bắc ưu 253 và Bắc ưu 64
thấp hơn so với mọi năm.
Sau 2 năm đưa vào sản xuất thì hiện nay năng suất hai giống TH 3-3 và Việt
lai 20 đã đạt mức 29,5 và 29 tạ/ha, cao hơn các giống do Trung Quốc lai tạo.
Mức hỗ trợ của nhà nước cho sản xuất 1ha giống lúa lai
Hỗ trợ của nhà nước tập trung vào giống, phân hoá học, hoá chất, thuốc
BVTV. Riêng vụ Chiêm thì có thêm hỗ trợ về nilon.
Mức hỗ trợ của nhà nước có xu hướng giảm dần, nguyên nhân là do có
nhiều địa phương tham gia sản xuất đồng thời nhà nước muốn tăng cường
khả năng cạnh tranh trong sản xuất giống lúa lai.
Hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai của huyện (BQ/ha) (*)
* Hiệu quả sản xuất này đã bao gồm cả trợ cấp của nhà nước
Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ta thấy giống TH 3-3 và Việt lai 20 do Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội lai tạo đạt hiệu quả cao hơn giống Bắc ưu 253 do
Trung Quốc lai tạo.
Thu nhập hỗn hợp trên công lao động gia đình của giống Việt lai 20 và TH 3-3
cũng cao hơn giống Bắc ưu 253




ĐVT: lần
So sánh hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai so
với lúa lai đại trà (*)
*So sánh khi đã tính cả trợ cấp của nhà nước
Hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai của huyện (BQ/ha) (**)

** Hiệu quả sản xuất này không tính trợ cấp của nhà nước
Khi nhà nước bỏ hỗ trợ cho sản xuất hạt giống lúa lai thì thu nhập hỗn hợp cũng như
lợi nhuận trên 1 ha sản xuất hạt giống lúa lai cũng sẽ giảm đi.
Do đặc thù của sản xuất hạt giống lúa lai phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên
nếu Không có trợ cấp của nhà nước thì việc sản xuất giống lúa lai F1 sẽ rất bấp bênh, rủi
ro sẽ càng cao hơn.
ĐVT: lần

So sánh hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai so với
lúa lai đại trà (**)

**So sánh khi không tính trợ cấp của nhà nước
Hộ xã viên tham gia sản xuất hạt giống lúa lai
HTX sản xuất hạt giống lúa lai
Công ty giống
Cây trồng
Các HTX
Trong huyện
Đại lý giống
Nông dân sản xuất đại trà
(1)
(2)
(3)
Kênh tiêu thụ hạt giống lúa lai
Hạt giống lúa lai do các HTX sản xuất ra được tiêu thụ thông qua 3 kênh tiêu thụ trên. Trong đó kênh (1) là kênh tiêu thụ chính.
Việc tiêu thụ hạt giống lúa lai còn gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là do tâm lý chuộng giống ngoại của nông dân.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hạt giống lúa lai

ĐK thời tiết
Nhiệt độ
Độ ẩm
Kỹ thuật
Ruộng sản xuất và cách ly
Phân hoá học
Thuốc BVTV
Hoá chất
Công lao động
Trình độ nông dân
Hỗ trợ nhà nước
Đầu vào
Kỹ thuật
Thị trường tiêu thụ
Hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai
Yếu tố thúc đẩy phát triển sản xuất hạt giống lúa lai
Kinh nghiệm: Qua 13 năm sản xuất hạt giống lúa lai, các HTX, các hộ nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất hạt giống lúa lai.
Chính sách của địa phương: Huyện Trực Ninh luôn tạo mọi điều kiện giúp các HTX, các hộ nông dân mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai.
Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện Trực Ninh tích cực chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất hạt giống lúa lai đến nông dân. Khuyến khích nông dân đưa các tổ hợp lai mới vào sản xuất.
Các HTX chịu trách nhiệm cung ứng đầu vào cho nông dân, đồng thời đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Tổ chức hỗ trợ cho nông dân trong những vụ mất mùa hoặc năng suất thấp.
Yếu tố cản trở việc mở rộng sản xuất hạt giống lúa lai
Thị trường tiêu thụ: Đầu ra cho hạt giống lúa lai rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do chất lượng hạt giống lúa lai do các HTX sản xuất ra còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác do tâm lý sính ngoại của nông dân nên hạt lai F1 sản xuất ra rất khó tiêu thụ
Kỹ thuật: kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai rất phức tạp, không phải hộ nông dân nào cũng đáp ứng được đầy đủ yêu cầu để tham gia sản xuất.
Điều kiện thời tiết và dịch bệnh: Trong những năm qua thời tiết và dịch bệnh diễn ra rất phức tạp và có diễn biến rất khó lường. Gây ảnh hưởng đến sản xuất hạt giống lúa lai
Hỗ trợ của nhà nước: Mức hỗ trợ cho sản xuất hạt giống lúa lai đang có xu hướng giảm dần qua các năm.
Đánh giá sự phát triển sản xuất hạt giống lúa lai
tại huyện Trực Ninh
Với sự kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tôi xin đưa ra các giải pháp sau:
S2O3 : Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất hạt giống lúa lai
S3O2O3: Bộ Nông nghiệp & PTNT, các viện khoa học Nông nghiệp cần tích cực chuyển giao các tiến bộ KHKT, các tổ hợp lai mới vào sản xuất
S3T1: Chính quyền địa phương, các HTX cần đảm bảo sự ổn định, giảm thiểu rủi ro cho nông dân trong sx giống lúa lai F1
W1W2T1: HTX cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất
W1O3: Nhà nước tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất
ĐVT: %
* Tuỳ theo từng chỉ tiêu so sánh mà có các mức độ so sánh phù hợp
Đánh giá của nông dân về chất lượng
hạt giống lúa lai (*)
Theo đánh giá chung của nông dân sản xuất lúa lai thì chất lượng
hạt lai F1 củachúng ta vẫn chưa bằng chất lượng hạt lai của Trung
Quốc và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của người dân.
Đánh giá về sản xuất lúa lai đại trà khi sử dụng giống lúa
lai do Trung Quốc sản xuất so với khi sử dụng giống
lúa lai do Việt Nam sản xuất (*)
ĐVT: %
* Tuỳ theo từng chỉ tiêu so sánh mà có các mức độ so sánh phù hợp
ĐVT: %
Đánh giá khả năng mở rộng sản xuất
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra nông dân
Giải pháp phát triển sản xuất hạt giống lúa lai của huyện Trực Ninh
Kết luận và kiến nghị
Kết luận

Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai của huyện Trực Ninh năm 2005 là 46 ha, đến năm 2007 tăng lên đạt 91 ha.
Từ năm 2006 huyện đã bắt đầu đưa vào sản xuất hai tổ hợp lai do Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội lai tạo là Việt lai 20 (lai “3 dòng”) và TH3-3 (lai “2 dòng”). Bước đầu đã thể hiện được ưu thế so với các tổ hợp lai của Trung Quốc là Bắc ưu 253 là Bắc ưu 64.
Việc tiêu thụ giống lúa lai F1 còn gặp không ít khó khăn. Mà nguyên nhân chính là do chất lượng hạt lai của ta còn thấp và tâm lý sính giống ngoại của nông dân.

Giá hạt lai F1 do nông dân sản xuất có giá rất thấp chỉ bằng 50 – 60% giá hạt lai F1 của Trung Quốc.
Đề tài còn nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất giống lúa lai F1 của huyện. Từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai.
Khuyến nghị
Đối với Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện
Tổ chức dự báo, dự tính tốt về diễn biến thời tiết, sâu bệnh. Khuyến cáo người nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời, phun hoá chất đúng lúc.
Phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân. giúp nông dân hiểu rõ về quy trình sản xuất và các giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất.
Cử đội ngũ cán bộ đi học, nắm bắt các tổ hợp lai mới có triển vọng, từ đó đưa vào cơ cấu sản xuất giống lúa lai F1 của huyện.
Đối với nông dân
Tổ chức gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đúng theo quy trình và điều kiện thực tế. Nhằm nâng cao năng suất hạt giống lúa lai và đảm bảo cho hạt lai F1 đạt đúng theo tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp đưa ra.
Thường xuyên kiểm tra, thăm nom đồng ruộng để phát hiện và sử lý kịp thời khi trà bố, trà mẹ sinh trưởng khác nhau. Lúc đó cần phun ngay hoá chất theo liều dùng do cán bộ kỹ thuật HTX khuyến cáo.
Có thái độ tích cực, hợp tác khi triển khai những tiến bộ, tổ hợp lai mới đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Từ đó đức rút ra kinh nghiệm cho các vụ sản xuất về sau.

Xin chân thành cảm ơn
sự theo dõi của thầy cô và các bạn!

Chúc buổi báo cáo thành công tốt đẹp!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)