Phat trien san pham

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Bảo | Ngày 27/04/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: phat trien san pham thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM THỰC PHẨM MỚI
Mục tiêu
Trang bị những kiến thức căn bản về mối quan hệ trong tiến trình phát triển sản phẩm như tính khoa học, kỹ thuật, quản lý nghiên cứu, quản lý thương mại, sản xuất, tiếp thị, mua bán, kinh tế,…
Sinh viên có thể độc lập trong việc tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm mới
Yêu cầu
sinh viên biết tổng hợp và vận dụng kiến thức liên quan đến thực phẩm để ứng dụng thực hiện sản phẩm cụ thể như nguyên liệu, qui trình công nghệ, trang thiết bị, thiết kế bao bì, thăm dò và đánh giá thị trường, tính toán hiệu quả kinh tế,…
Tài liệu tham khảo
Giáo trình môn học.
Bài báo chuyên đề thực phẩm, video minh họa một số qui trình sản xuất thực phẩm
Trang web liên quan đến các công ty thực phẩm.
Nội dung
Giới thiệu
Khái niệm sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới
Tiến trình cơ bản hình thành sản phẩm mới
Quản lý phát triển sản phẩm
Giới thiệu
Điều gì tạo nên sự cần thiết có sản phẩm thực phẩm mới?
Nguyên nhân chính dẫn đến phát triển thực phẩm mới?
Phương hướng chính trong lịch sử phát triển của công nghiệp thực phẩm là gì?
Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp trong sự phát triển công nghiệp TP là gì?
Giới thiệu
Có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng sự phát triển sản phẩm thực phẩm mới?
Sự khác biệt giữa hàng hoá thực phẩm và sản phẩm thực phẩm?
Nghĩ gì khi nói về những thuộc tính của sản phẩm thực phẩm?
Giới thiệu
Vòng đời của sản phẩm có ý nghĩa gì trong phát triển sản phẩm?
Dựa vào xu hướng nhu cầu của khách hàng, loại sản phẩm thực phẩm gì sẽ cho lợi nhuận và bán chạy nhất trong thập niên tới?
Khái niệm sản phẩm
Khái niệm sản phẩm mới
1. Khái niệm sản phẩm mới
1.1 Khái niệm sản phẩm
Theo quan điểm truyền thống
Theo quan điểm MARKETING
Sản phẩm
sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản:
Yếu tố vật chất.
Yếu tố phi vật chất.
sản phẩm phải:
vừa là cái “đã có”, vừa là cái “đang và tiếp tục phát sinh” trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu
Khái niệm sản phẩm theo quan điểm truyền thống:
Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý học, hoá học, sinh học... thoả mãn những nhu cầu cụ thể
Khái niệm sản phẩm theo quan điểm MARKETING:
Sản phẩm có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng.
1.2 Khái niệm sản phẩm mới
sản phẩm mới tương đối
sản phẩm mới tuyệt đối
sản phẩm mới tương đối
Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với DN khác và đối với TT.
Cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh.
Chi phí để phát triển thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường
sản phẩm mới tuyệt đối
sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường.
quá trình tương đối phức tạp và khó khăn (cả trong giai đoạn sản xuất và bán hàng).
Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao
Thảo luận 1
Cho ví dụ sản phẩm mới tương đối và tuyệt đối
Điểm mới của 2 sản phẩm trên là gì?
Khởi đầu cho 2 sản phẩm trên là gì?
Đánh giá những rủi ro của 2 sản phẩm trên?
2. Phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới của ngành thực phẩm
Nguồn ý tưởng phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới
2.1 Sản phẩm mới của ngành thực phẩm
Sản phẩm thực phẩm hiện nay
Xu hướng sản phẩm mới của ngành thực phẩm

Sản phẩm được hàn kín xác nhận sự an toàn.
Sản phẩm tốt cho sức khỏe (ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất polyphenol,  nhiều chất xơ).
Mẫu mã thiết kế công phu nhưng nội dung hướng dẫn dễ hiểu.
2.1.1 Sản phẩm thực phẩm hiện nay
Đối với các sản phẩm đóng hộp, nắp hộp phải thiết kế để có thể mở dễ dàng được ngay.
Kích thước nhỏ có thể dùng hết trong một lần cho một xuất ăn.
Đóng gói riêng rẻ trong từng túi nhựa.
Có giá trị gia tăng như thêm tính năng vào sản phẩm.
2.1.1 Sản phẩm thực phẩm hiện nay
2.1.2 Xu Hướng Sản Phẩm Mới Của Ngành Thực Phẩm
Người tiêu dùng khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý đến khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phi vật chất, khía cạnh hữu hình và cả các yếu tố vô hình của sản phẩm.
2.1.2 Xu Hướng Sản Phẩm Mới Của Ngành Thực Phẩm
Sản phẩm thân thiện với môi trường
Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, đến các thành phần và các nhãn hiệu với những "hàm lượng chất béo thấp" hoặc "hàm lượng cholesterol thấp"
Sản phẩm thực phẩm chức năng
2.1.2 Xu Hướng Sản Phẩm Mới Của Ngành Thực Phẩm
Sống Vui Khỏe
Tiện Dụng
Đa Dạng Hoá Hương Vị
Sản Phẩm Dành Riêng Cho Trẻ Em
Sống Vui Khỏe
Giảm/ loại bỏ các chất/ yếu tố gây ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ (cholesterol, đường, chất phụ gia chất bảo quản, muối, năng lượng cao, chất béo…)
Tăng cường các chất/ yếu tố có ảnh hưởng tốt với sức khoẻ (vitamin, khoáng chất, calcium, chất xơ, sạch, hữu cơ…).
Tiện Dụng
Chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian.
Vừa đủ một lần dùng.
Sử dụng trên đường đi
Đa Dạng Hoá Hương Vị
Hương vị mới lạ.
Hương vị ẩm thực đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền…
Hương vị dành riêng cho từng nhóm người tiêu dùng.
Sản Phẩm Dành Riêng Cho Trẻ Em
Các loại dưỡng chất đặc biệt thiết yếu/ có ích cho trẻ em.
Hương vị ưa thích dành riêng cho trẻ em.
Loại bao bì vui nhộn, thu hút.
2.2 Nguồn ý tưởng phát triển sản phẩm mới
Y� tưởng bên ngoài
Y� tưởng nội tại
Y� tưởng bên ngoài
phản hồi trực tiếp từ khách hàng
tạo sản phẩm dựa vào sự yêu thích và nhu cầu của khách hàng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng
phải biết được xu hướng nhu cầu của khách hàng trước khi họ thực sự cần
Y� tưởng nội tại
sản xuất,
nguồn nguyên liệu
mẫu thiết kế
xác định rõ những điều trông đợi từ sản phẩm, có trong kế hoạch phát triển kinh doanh chiến lược của công ty
Y� tưởng nội tại
nắm rõ kế hoạch phát triển sản phẩm mới, càng có cơ hội phân tích các rủi ro liên quan và đưa ra những bước tiến hành hợp lý
Tham khảo đồng nghiệp về kế hoạch phát triển, đóng góp ý kiến về nhiều khía cạnh.
Y� tưởng nội tại
Tìm kiếm quan điểm của nhà cung cấp và công ty liên quan
Hỏi ý kiến những khách hàng tốt nhất về kế hoạch chuẩn bị triển khai
Lưu tâm tới các cấu trúc trong đó sản phẩm mới sẽ vận hành
2.3 Phát triển sản phẩm mới
Lý do phát triển sản phẩm mới
Cách thức phát triển sản phẩm mới
Chiều hướng phát triển sản phẩm mới
Con đường để phát triển sản phẩm mới
Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của phát triển sản phẩm mới
2.3.1 Lý do phát triển sản phẩm mới
phát triển nhanh của khoa học và công nghệ làm nảy sinh nhu cầu mới
đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với sản phẩm
khả năng thay thế nhau của sản phẩm
tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn...
2.3.1 Lý do phát triển sản phẩm mới
Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện:
các nguồn lực sản xuất ,
quản lý sản xuất kinh doanh,
sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh ...
2.3.1 Lý do phát triển sản phẩm mới
Trong quá trình phát triển, danh mục sản phẩm thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh.
Thất bại khi phát triển sản phẩm mới
Ý tưởng về sản phẩm là tốt nhưng do đánh giá quá cao nhu cầu thực tế của thị trường.
Sản phẩm thực tế không được thiết kế tốt như mong muốn.
Sản phẩm mới không được định vị thích hợp trên thị trường.
Thất bại khi phát triển sản phẩm mới
Việc cho ra đời sản phẩm mới bị hối thúc, trong khi các dữ liệu nghiên cứu thị trường chưa được thu thập đầy đủ.
Chi phí phát triển sản phẩm mới quá cao, thị trường không thể chấp nhận được.
Đối thủ cạnh tranh kịp thời tung ra sản phẩm tương tự trước.
Thất bại khi phát triển sản phẩm mới
để có thể phát triển một sản phẩm mới thành công, doanh nghiệp phải:
hiểu khách hàng mình muốn gì,
hiểu thị trường,
hiểu đối thủ cạnh tranh
phát triển một sản phẩm mang lại giá trị ưu việt cho khách hàng
2.3.2 Cách thức phát triển sản phẩm mới
Nguyên tắc cơ bản
Hoàn thiện sản phẩm hiện có.
Phát triển sản phẩm mới tương đối.
Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối
Các hình thức của phát triển sản phẩm mới
Nguyên tắc cơ bản
Hoàn thiện sản phẩm hiện có
đáp ứng một cách tốt hơn đòi hỏi người tiêu dùng, khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức
Hoàn thiện sản phẩm về nội dung
Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung
Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức
Giá trị sử dụng của sản phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩm thay đổi như thay đổi nhãn mác, tên gọi sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn hơn với khách hàng
Hoàn thiện sản phẩm về nội dung
Có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm không đổi.
Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung
Có cả sự thay đổi về hình dáng bên ngoài, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm lẫn sự thay đổi về cấu trúc, vật liệu chế tạo sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn
Khó khăn:
chi phí cao,
rủi ro lớn,
cần có kế hoạch dài hạn,
công nghệ khoa học tiên tiến
kết quả nghiên cứu thị trường đúng.
Các hình thức của phát triển sản phẩm mới
Sáng tạo, mở rộng các khái niệm/ phân khúc sản phẩm mới hoàn toàn
Cải tiến công thức/ thành phần sản phẩm.
Thay đổi bao bì.
Thay đổi cách quảng cáo
2.3.3 Chiều hướng phát triển sản phẩm mới
Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều sâu
Phát triển danh mục sản phẩm theo chiều rộng
Phát triển sản phẩm theo chiều sâu
thể hiện ở việc đa dạng hóa kiểu cách, mẫu mã, kích cỡ của một loại sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng các nhóm khách hàng khác nhau.
Phát triển sản phẩm theo chiều rộng
thể hiện ở việc có thêm một số loại sản phẩm nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng
2.3.4 Con đường để phát triển sản phẩm mới
Mua bằng sáng chế hoặc giấy phép sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp khác, từ viện nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Tự tổ chức quá trình nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới bằng nguồn lực của mình.
Liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp khác, với viện nghiên cứu để thực hiện quá trình này.
2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của phát triển sản phẩm mới
Bắt đúng nhu cầu của người tiêu dùng
Sự cam kết tham gia của lãnh đạo
Hệ thống tổ chức và tiếp thị tốt
Khả năng kỹ thuật của công ty và chất lượng kỹ thuật tốt của sản phẩm
Thời điểm tung ra thị trường
2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của phát triển sản phẩm mới
Giá cả hợp lý
Phản ứng của sản phẩm cạnh tranh cùng loại
Hệ thống phân phối
Thương hiệu
Thảo luận 2
Phát triển sản phẩm thực phẩm theo phương pháp 5D
3. Tiến trình cơ bản hình thành sản phẩm mới
Tiến trình cơ bản hình thành sản phẩm mới
Tiến hành trong phát triển sản phẩm mới
Một số bước thực hiện trong sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm
3.1 Tiến trình cơ bản hình thành sản phẩm mới
Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới.
Sàn lọc những phát kiến.
Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm.
Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm.
3.1 Tiến trình cơ bản hình thành sản phẩm mới
Phân tích triển vọng hiệu quả kinh doanh.
Phát triển sản phẩm.
Thử nghiệm thị trường.
Tung sản phẩm mới vào thị trường.
3.1.1 Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới
xuất phát từ hoạt động của bộ phận nghiên cứu, phát triển
sáng kiến từ nhà nghiên cứu, cán bộ khoa học, nhân viên xưởng sản xuất, nhân viên kinh doanh
dựa trên những thành tựu, ưu thế về công nghệ, khoa học kỹ thuật.
3.1.1 Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới
nghiên cứu sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng, thị trường để đáp ứng tốt hơn nhu cầu (mới) của khách hàng.
Doanh nghiệp có càng nhiều ý tưởng thì khả năng chọn được ý tưởng tốt càng cao.
Các nguồn của ý tưởng có thể nằm trong nội bộ doanh nghiệp, từ các nhân viên, nhà quản lý.
3.1.1 Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới
nguồn quan trọng khác từ bên ngoài:
từ nhượng quyền kinh doanh,
từ mua lại tổ chức tạo ra sản phẩm mới,
từ khách hàng,
từ đối thủ cạnh tranh
từ các trường, viện nghiên cứu.
3.1.1 Tìm kiếm những phát kiến về sản phẩm mới
Doanh nghiệp nhỏ nên chủ động khai thác nguồn ý tưởng từ nội bộ do nguồn này dễ tác động, ít tốn kém về tiền và thời gian để khai thác.
3.1.2 Sàn lọc những phát kiến
Qua giai đoạn tìm kiếm phát kiến có thể thu được nhiều đề xuất, cần sàn lọc lấy những phát kiến hay
Về cơ bản, các ý tưởng được chọn nên tương hợp với nguồn lực của doanh nghiệp,
những ý tưởng táo bạo sẽ cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và triển khai.
3.1.3 Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm
Sau khi sàng lọc được những ý tưởng, tổ chức một ban phản biện các ý tưởng,
ban phản biện nên có nhiều thành phần để có được nhiều cách đánh giá và phản biện cho ý tưởng.
3.1.3 Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm
Một phát kiến hay cần được phát thảo thành một ý đồ cụ thể về sản phẩm.
Phát thảo sản phẩm cần được thăm dò với khách hàng để thu lại những ý kiến phản hồi nhằm cải tiến cho phù hợp với ý muốn của khách hàng.

3.1.3 Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm
tư duy và phân tích ý tưởng dưới nhiều góc cạnh, như khía cạnh tiếp thị, nhân lực, nguồn vốn, thời gian, phản ứng của đối tượng liên quan.
3.1.3 Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm
qua quá trình phân tích và đánh giá:
ý tưởng được mổ xẻ nhiều góc cạnh
ý tưởng đó được rõ ràng, cụ thể
hạn chế được những thử nghiệm không cần thiết
tránh những sai phạm không đáng có
3.1.3 Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm
ý tưởng về sản phẩm mới sẽ đầy đủ về các yếu tố như tính năng chính, cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọng hơn hết là xác định được vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm.
3.1.4 Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm
Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, cần nghĩ đến việc thương mại hoá thông qua việc phác thảo bản kế hoạch tiếp thị sơ bộ cho sản phẩm mới
3.1.4 Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm
Marketing có vị trí quan trọng trong sự thành công của phát triển sản phẩm mới.
Miêu tả thị trường mục tiêu, dự kiến định vị sản phẩm, lượng bán, thị phần, lợi nhuận trong những năm đầu.
Dự báo chi phí marketing cho năm đầu.
3.1.4 Phát triển chiến lược marketing của sản phẩm
Những mục tiêu tương lai về tiêu thụ, doanh số, lợi nhuận, an toàn, xã hội và nhân văn.
định hướng mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của sản phẩm để việc phát triển có định hướng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng.
Chiến lược đưa sản phẩm mới ra thị trường
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Xác định mục tiêu khách hàng
Khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục duy nhất
Chiến lược và chiến thuật marketing riêng biệt nào cho sản phẩm?
Tất cả đã hợp lý chưa?
Tiến hành chiến dịch
Chiến dịch trong bao lâu?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
liệt kê những doanh nghiệp có sản phẩm tương đồng với sản phẩm đang có ý định tung ra.
nghiên cứu những công cụ marketing của đối thủ: áp phích, quảng cáo, website.
Đánh giá mối tương quan giữa sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ.
Xác định mục tiêu khách hàng
Phân đoạn khách hàng là những người hiện đang tiêu dùng sản phẩm tương đồng của đối thủ cạnh tranh hoặc những người thích cái mới với đặc tính mới.
Khách hàng tiềm năng tốt nhất là người hiểu được tính hữu dụng của sản phẩm.
Với một khoản chi phí nhỏ, nên hướng đến khách hàng có tiềm năng nhất.
Khác biệt hóa, tạo nên một giá trị, một lý do thuyết phục duy nhất
mọi sản phẩm khi tung ra thị trường, phải hiểu đâu là đặc tính phân biệt nó với những sản phẩm khác.
đặt câu hỏi “Sản phẩm mới mang lại điều gì mà những sản phẩm của các đối thủ khác không có?”
Chiến lược và chiến thuật marketing riêng biệt nào cho sản phẩm?
quảng bá sản phẩm mới thế nào?
bán dưới hình thức nào? Ở đâu?
cần đến nhà phân phối hay trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng?
Chiến lược marketing nào được sử dụng,
Vai trò của truyền hình, báo chí trong quá trình xâm nhập thị trường?
Tất cả đã hợp lý chưa?
sẵn sàng chuẩn bị cho việc hoàn thiện sản phẩm.
mời dùng thử sản phẩm mới, sau đó đưa cho khách hàng bản nhận xét
tổ chức gặp gỡ để mời khách hàng dùng thử sản phẩm và yêu cầu họ phát biểu cảm nghĩ, sẽ có những lời khuyên trị giá
Tiến hành chiến dịch
nắm lấy tất cả mọi cơ hội để nói về sản phẩm
Đăng một bài báo nói về sản phẩm hay sắp xếp một cuộc trả lời phỏng vấn.
Chiến dịch trong bao lâu?
Sau bước đầu nhận được phản hồi tốt từ phía người tiêu dùng, chọn đâu là thời điểm dừng lại?
chiến lược tuần đầu tiên đã hết, cần phải có chiến lược cho những tháng đầu tiên, những năm đầu tiên và nên lưu ý tới vòng đời của sản phẩm để có sự thay đổi thích hợp.
Hành động tiếp thị khi đưa ra một sản phẩm mới
Dùng từ đặt tên
Miêu tả chính xác và ngắn gọn
Xây dựng hệ thống hình ảnh sắc nét
Tìm kiếm sự sáng tạo
Tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau
Kết chặt thông điệp
Cộng tác với những đối tượng thích hợp
Dùng từ đặt tên
đảm bảo tên đáng nhớ, gợi liên tưởng, dễ phát âm.
tên nội bộ hiếm khi thích hợp với khách hàng bên ngoài và khó đẩy mạnh nỗ lực tiếp thị.
tránh sử dụng từ viết tắt hay nhãn hiệu miêu tả trực tiếp, khó gây ấn tượng khách hàng.
Miêu tả chính xác và ngắn gọn
sản phẩm mới là gì trong đúng một câu.
một danh từ, càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu. 
xác định danh từ đó, viết ra những miêu tả cụ thể trong một câu, thu gọn câu chữ lại
Xây dựng hệ thống hình ảnh sắc nét
Hệ thống hình ảnh thể hiện ở logo thông qua màu sắc, hình tượng, ngôn từ, bố cục trình bày, sắp xếp tiêu đề, và các yếu tố quan trọng khác nhằm phản ánh mạnh mẽ sản phẩm
Xây dựng hệ thống hình ảnh sắc nét
nên sử dụng biểu tượng ngôn từ trên logo trong các dữ liệu quảng cáo, tiếp thị in ấn, trực tuyến hay tương tác; trong các bao bì sản phẩm và trong các triển lãm, hội chợ thương mại. 
đảm bảo các dữ liệu giới thiệu, quảng bá thích hợp với hệ thống hình ảnh hiện tại của công ty
Tìm kiếm sự sáng tạo
khi đã có được tên sản phẩm; lời miêu tả; hệ thống hình ảnh, cần thêm một ý tưởng lớn. 
Việc tiếp thị, khuếch trương sản phẩm mới cũng cần mang tính cách tân như chính sản phẩm mới
một ý tưởng lớn, một khái niệm, một chủ đề hay một hình ảnh bất ngờ.
Tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau
phương tiện truyền thông,
tiếp thị trực tiếp,
chiến dịch quảng bá qua e-mail, cập nhập trang web,
văn hóa sản phẩm,
xúc tiến bán hàng, giao tiếp nhân viên,
triển lãm thương mại ...
Kết chặt thông điệp
chuỗi mắt xích hành động: thông báo - giới thiệu - thu hút - tác động
quảng cáo, hình ảnh giới thiệu, trang web,... mục tiêu giới thiệu sản phẩm mới và thu hút sự chú ý của mọi người.
giới thiệu sản phẩm chi tiết, so sánh ưu điểm cạnh tranh, bảng thống kê số liệu, thông số kỹ thuật....
Cộng tác với đối tượng thích hợp
Việc tung sản phẩm ra thị trường là quy trình gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều người, tổng hợp sự nỗ lực của tập thể.
Để đạt được những tác động tiếp thị tốt nhất, hãy để tập thể nhân viên tham gia vào quá trình khởi đầu sản phẩm mới trên thị trường làm việc cùng nhau
3.1.5 Phân tích triển vọng hiệu quả kinh doanh
doanh nghiệp phân tích và phát thảo sơ bộ về tiềm năng thị trường, chi phí đầu tư, giá bán ra, giá thành sản xuất và dự kiến lợi nhuận.
Phân tích kinh doanh đánh giá kỹ hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi ích của sản phẩm đem lại
 
3.1.6 Phát triển sản phẩm
Bộ phận (R&D) nghiên cứu những ý đồ phát thảo để thiết kế sản phẩm cụ thể đạt được những yêu cầu về tính năng, nhu cầu của người tiêu dùng, liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụ thể.
Doanh nghiệp cần làm mẫu, đầu tư chế tạo thử nghiệm
3.1.6 Phát triển sản phẩm
Để giảm thời gian phát triển sản phẩm và chi phí nghiên cứu nên chú trọng:
việc tìm kiếm thông tin,
thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránh mất thời gian làm lại những gì đã có.
3.1.7 Thử nghiệm thị trường
sản phẩm được thử nghiệm thực tế với người tiêu dùng trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
triển khai ở những vùng thị trường nhỏ, đánh giá yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thị như giá cả, kênh phân phối, thị trường, thông điệp quảng cáo, định vị sản phẩm.
3.1.8 Tung sản phẩm mới vào thị trường
thử nghiệm thị trường giúp có đủ cơ sở để tung sản phẩm mới vào thị trường.
xác định thời gian sản xuất, chọn thị trường để tung sản phẩm
cách thức triển khai,
Xây dựng bộ phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận.
3.2 Tiến hành trong phát triển sản phẩm mới
Quyết định của công ty
Lắng nghe ý kiến của khách hàng
Phân tích kinh doanh
Khái niệm phát triển và thực nghiệm
Phát triển mẫu mã sản phẩm sơ bộ
Phát triển kỹ thuật và quy trình công nghệ
3.2 Tiến hành trong phát triển sản phẩm mới
Đánh giá giá thành và hiệu quả kinh tế
Phát triển kế hoạch thị trường và thử nghiệm thị trường
Nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất thử
Thương mại hóa sản phẩm, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
3.3 Một số bước thực hiện trong sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm
Xác định loại sản phẩm
Tìm hiểu quy trình sản xuất
Xây dựng quy trình công nghệ
Thử nghiệm sản xuất sản phẩm ở quy mô phòng thí nghiệm
3.3 Một số bước thực hiện trong sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm
Mô hình hóa quy trình sản xuất
Nhân rộng quy mô sản xuất
Phát triển sản xuất
Nghiên cứu đánh giá thị trường
3.3.1 Xác định loại sản phẩm
Pháp lệnh Vệ sinh và An toàn Thực phẩm định nghĩa thực phẩm:
Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã chế biến, bảo quản”[*].
[*] Pháp lệnh Vệ sinh và An toàn Thực phẩm , điều 3.1
3.3.1 Xác định loại sản phẩm
thực phẩm chức năng
thực phẩm có nguy cơ cao
thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ
thực phẩm có gen đã bị biến đổi.
Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và thực phẩm dinh dưỡng y học[*].
[*] Thông tư 08/2004/TT-BYT của BYT ngày 23/08/2004 hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, Điều 1.2
Thực phẩm chức năng
dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể
có tác dụng dinh dưỡng
tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái
giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Thực phẩm có nguy cơ cao
là thực phẩm có nhiều khả năng bị các tác nhân sinh học, hoá học, lý học xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng[*].
[*] Pháp lệnh Vệ sinh và An toàn Thực phẩm , điều 3.11
Thực phẩm có nguy cơ cao
thịt và các sản phẩm từ thịt
sữa và các sản phẩm từ sữa
trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng
thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến
Thực phẩm có nguy cơ cao
các loại kem
nước khoáng thiên nhiên
thực phẩm chức năng
phụ gia thực phẩm
thực phẩm đông lạnh …
Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ
là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng các nguồn có hoạt tính phóng xạ để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ được điều chỉnh bởi Quyết định 3616/2005/QĐ-BYT của BYT ngày 14/10/2005.
Thực phẩm có gen bị biến đổi
là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen.
3.3.2 Tìm hiểu quy trình sản xuất
Các bước trong qui trình sản xuất
Mục đích của mỗi công đoạn của qui trình sản xuất
Các thao tác trong mỗi công việc của qui trình sản xuất
Các yêu cầu của mỗi công việc của qui trình sản xuất
3.3.3 Xây dựng quy trình công nghệ
Qui trình kỹ thuật chế biến
Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất
Bố trí dây chuyền công nghệ
3.3.4 Thử nghiệm sản xuất sản phẩm ở quy mô phòng thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm xác định các yếu tố ảnh hưởng trong sản xuất (thành phần nguyên vật liệu, tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu, chế độ xử lý, …)
Xử lý số liệu các kết quả nghiên cứu
Phân tích kết quả nghiên cứu
3.3.5 Mô hình hóa quy trình sản xuất
Sản xuất qui mô nhỏ thử nghiệm
Sản xuất qui mô vừa
Điều chỉnh, mô hình hoá qui trình sản xuất
3.3.6 Nhân rộng quy mô sản xuất
Dự trù nguyên vật liệu
Tăng dần công suất sản xuất
3.3.7 Phát triển sản xuất
chi tiết chi phí phát triển sản phẩm, địa điểm và yêu cầu nhân công.
báo cáo tài chính chi phí hoạt động, giá vốn hàng hoá, và lưu chuyển tiền tệ.
Hiện trạng phát triển sản phẩm
Chu trình sản xuất
Hiện trạng phát triển sản phẩm
mô tả hiện trạng và điều cần làm để đưa sản phẩm ra thị trường.
nêu rõ khi nào công việc hoàn tất.
lịch trình phát triển sản phẩm, hoặc cải biên kế hoạch tung sản phẩm.
bằng phát minh sáng chế/ thương hiệu hoặc bản quyền
Hiện trạng phát triển sản phẩm
lập văn phòng,
lập kế hoạch để trả lời khách hàng một cách hiệu quả qua điện thoại,
mua văn phòng phẩm và danh thiếp giao dịch,
tiến hành nghiên cứu thị trường,
thu thập các nguồn thông tin,
gửi thử các mẫu hàng bán,
Hiện trạng phát triển sản phẩm
đảm bảo xây dựng được một kế hoạch có chất lượng cao và thật chi tiết.
nhờ một hiệp hội trong ngành trợ giúp về chu trình phát triển sản phẩm nếu còn đang ở thời kỳ đầu của chu trình phát triển và không tin chắc đã thông thạo hết mọi giai đoạn phát triển của chu trình.
Chi phí phát triển
trình bày và bàn luận về một ngân quỹ dành cho thiết kế và phát triển.
chi phí thiết kế sản phẩm mẫu cũng như chi phí đưa mẫu đó vào sản xuất.
chi phí nhân công, nguyên vật liệu, chi phí tư vấn, và chi phí thuê các chuyên gia,
Yêu cầu về nhân công
nêu sơ lược về ban quản lý doanh nghiệp.
nêu cụ thể về lực lượng nhân công cần để thiết lập và điều hành doanh nghiệp
nêu rõ cần bao nhiêu người và họ cần phải có những kỹ năng làm việc gì.
kế hoạch đào tạo
Các yêu cầu về chi phí và vốn
Báo cáo về chi phí hoạt động, các yêu cầu về vốn và giá vốn hàng hoá.
Lập các bảng tính cho năm
các bảng tính dự trù cho 2 năm sau
Chi phí hoạt động
tổng hợp những chi phí phát sinh trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Các hạng mục chi phí bao gồm:
marketing,
bán hàng,
chi phí quản lý chung.
Chi phí hoạt động
chi phí cố định như chi phí quản lý hành chính và các chi phí khác bất kể quy mô kinh doanh công ty tăng hay giảm.
chi phí biến đổi như công tác phí, thuê mua thiết bị, và chi cho các nhu yếu phẩm
3.3.8 Nghiên cứu đánh giá thị trường
Biểu mẩu câu hỏi phỏng vấn
Danh sách những người trả lời phỏng vấn
Bảng phân tích thô kết quả thu được
Báo cáo hàng tuần về diễn biến
Thảo luận 3
tên sản phẩm
nhãn hiệu sản phẩm
ngôn từ miêu tả sản phẩm
logo công ty
4. Quản lý phát triển sản phẩm
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp công nghiệp phải dựa trên khả năng phát triển liên tục sản phẩm mới hoặc cải tiến thông qua các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường
4. Quản lý phát triển sản phẩm
Các vấn đề được tiếp cận trên cả hai mặt khái niệm và thực tiễn, bao gồm việc phân tích các hoạt động điều hành và những vấn đề chiến lược dài hạn và mối liên kết giữa chúng
4. Quản lý phát triển sản phẩm
Chiến lược sản phẩm
Triển khai sản phẩm mới
Quản lý phát triển sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm
Quản lý đội triển khai sản phẩm mới
4.1 Chiến lược sản phẩm
Tung sản phẩm mới hay làm mới sản phẩm
Tung sản phẩm thành công
Dòng sản phẩm tham gia thị trường


4.2 Triển khai sản phẩm mới
Chiến lược  và địa bàn phân phối cho sản phẩm
Biện pháp phối hợp  đẩy hàng và kích cầu từ người mua
4.2 Triển khai sản phẩm mới
Công cụ giám sát triển khai của lực lượng bán hàng
Điều chỉnh và phản hồi về kế hoạch và triển khai tung sản phẩm
4.3 Quản lý phát triển sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm
Nguyên liệu (sinh học, mùa vụ)
Mối tương tác trong hệ thống thực phẩm
Mối liên hệ điều kiện SX-chất lượng SP
Mối liên hệ giữa SP với dinh dưỡng
Tính không ổn định của sản phẩm thực phẩm
Tiêu thụ sản phẩm
4.4 Quản lý đội triển khai sản phẩm mới
Con người
Công việc
Phương tiện


Thảo luận 4
chọn một sản phẩm mới
quy trình công nghệ (kỹ thuật, thiết bị)
nhãn hiệu, mẫu mã bao bì
khả năng bảo quản
phương án tiếp thị
hiệu quả kinh tế (dự đoán)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)