Phát triển ở ĐVCXS

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Huyền | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: phát triển ở ĐVCXS thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐVCXS
Giảng viên: Hoàng Trung Thành
Nhóm sinh viên:
Nguyễn Thị Kim Anh
Bùi Kim Dung
Đường Thị Đông
Phát triển vòng đời
của ĐVCXS
Nội dung chính
Các dạng phát triển
trong vòng đời của ĐVCXS
Thí dụ đặc điểm phát triển trong
vòng đời của một số nhóm ĐVCXS
Lột xác
II
I
III
I. Các dạng phát triển trong vòng đời của ĐVCXS
1. Sinh trưởng
Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật (cả ở mức độ tế bào, mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể) theo thời gian. 
Ví dụ: Ở người, đầu của thai nhi lúc 2 – 3 tháng tuổi dài bằng 1/2 cơ thể, đến 5 tháng tuổi thì bằng 1/3, khi sinh thì bằng 1/4 và đến tuổi 16 – 18 chỉ còn bằng 1/7 cơ thể.
2. Phát triển
Sự phát triển của động vật: là quá trình biến đổi bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. 
Người ta phân biệt hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Giai đoạn phôi
Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn phân cắt trứng, giai đoạn phôi nang, giai đoạn phôi vị, giai đoạn mầm cơ quan.


2. Giai đoạn hậu phôi
Giai đoạn hậu phôi cũng bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau.
Tuỳ theo sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành người ta phân biệt hai kiểu phát triển:


Phát triển không qua biến thái, trong đó con non mới nở đã giống con trưởng thành (gà và động vật có vú);
Phát triển qua biến thái, trong đó con non mới nở (còn được gọi là ấu trùng) chưa giống con trưởng thành mà phải trải qua nhiều sự biến đổi về hình thái và sinh lí mới đạt được cơ thể trưởng thành (động vật chân khớp và ếch nhái)
phát triển ở động vật

Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Biến thái hoàn toàn .
Biến thái không hoàn toàn.
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
A. Phát triển không qua biến thái
 là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
Có ở một số động vật không xương sống và đa số động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người.


Giai đoạn sau sinh:
Không có biến thái.
Không lột xác.
Con sinh ra có đặc điểm hình thái cấu tạo giống như cơ thể trưởng thành.
B. Phát triển qua biến thái
Phát triển qua biến thái hoàn toàn:
là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non (ấu trùng) biến đổi thành con trưởng thành

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn:
 là kiểu phát triển mà con non (ấu trùng) phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non (ấu trùng) biến đổi thành con trưởng thành

II. Ví dụ đặc điểm phát triển trong vòng đời của một số nhóm ĐVCXS
Phát triển của cá hồi
Trứng
Trứng có hình cầu, màu da cam, ẩn lấp phía dưới sỏi khoảng 50 ngày
Tùy thuộc vào nhiệt độ nước trứng sẽ mất từ 6 đến 8 tuần để đạt đến giai đoạn Alevin




Mắt, dấu hiệu đầu tiên của phát triển.
Phát triển của cá hồi
khi trứng đã nở
Ở giai đoạn này, cá hồi không biết bơi và rất dễ bị kẻ thù ăn thịt

Nhỏ và yếu, chúng sống ẩn dưới sỏi

Nguồn thức ăn duy nhất là túi noãn hoàng kèm theo
Phát triển của cá hồi
Cá bột
Túi noãn hoàng đã hết, chúng có kích thước khoảng 2,5 cm và có thể bơi lội được.
Chúng là thức ăn của rất nhiều loài
Phát triển của cá hồi
Cá con
Lúc này kích thước đạt đến 5cm, chúng cần một lượng thức ăn lớn
Do kích thước vẫn còn nhỏ nên chúng tiếp tục bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt khác
Phát triển của cá hồi
Cá con
Giai đoạn này chúng đã di cư đến vùng cửa sông, chúng phải thích nghi với các thay đổi sinh lí mà nó phải trải qua để tồn tại trong môi trường nước mặn
Tỉ lệ tử vong ở giai đoạn này là 50-100%
Phát triển của cá hồi
Giai đoạn ở biển
Cá hồi sẽ ở lại biển 1-2 năm, chúng vẫn phải đối mặt với hàng loạt loài động vật ăn thịt
Đến giai đoạn sinh sản, chúng di cư đến dòng suối mà chúng đã được sinh ra. Lúc này chúng sống bằng nguồn dự trữ chất béo
Phát triển của cá hồi
Sinh sản
Sau cuộc hành trình dài và khó khăn đến nơi đẻ trứng, con cái sẽ đào tổ và đẻ trứng vào đó
Con đực tưới tinh trùng lên đó, ở cá hồi là hình thức thụ tinh ngoài
Con cái lấp tổ của mình bởi sỏi
Sau khi sinh sản, hầu hết chúng sẽ chết
Sự biến thái của ếch
Quá trình phôi vị hóa ở ếch (Raven)
a: chuyển động của các
tế bào cực động vật
b: hình thành 3 lá phôi
c: hình thành xoang vị
d: hình thành ống thần kinh
e: rãnh và ống thần kinh
Sự biến thái của ếch
Sau khi thụ tinh vài giờ, trứng bắt đầu phân cắt tạo thành hai loại phôi bào
24h sau khi thụ tinh, bắt đầu quá trình phôi vị hóa
Khoảng 3-4 ngày sau, phôi bắt đầu dài ra và hình thành các cơ quan. Phôi hoàn chỉnh sau đó nòng nọc xuyên qua màng trứng ra ngoài

Quá trình biến thái bắt đầu
Sự biến thái của ếch
Sự biến thái xảy ra qua hai thời kì

Nòng nọc có khe mang, lá mang, chưa có phổi và chi

2. Nòng nọc có phổi và chi, mang và đuôi tiêu giảm
Sự phát triển phôi và hậu phôi của ếch (Hickman)
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ nhất
Chia làm 3 giai đoạn

Nòng nọc mới nở chưa có khe mang, miệng và lỗ mũi; mắt ẩn dưới da, sống bằng noãn hoàng còn lại trong ống tiêu hóa
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ nhất
2. Nòng nọc có mang ngoài: sau vài ngày hình thành miệng, đuôi kéo dài. màng bơi phát triển, không có chi chẵn, có cơ quan đường bên. Tiền thận phát triển
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ nhất

3. Nòng nọc có mang trong: mang ngoài tiêu biến thay thế bằng 3 đôi khe mang với lá mang.
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ hai
Phổi được hình thành
Mang tiêu giảm
Trước khe mang mỗi bên hình thành nếp da phát triển về phía sau che lấp khe mang
Nòng nọc chuyển sang hô hấp bằng phổi và bắt đầu ngoi lên mặt nước đớp không khí
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ hai
Tâm nhĩ hình thành vách ngăn hoàn toàn
Các cung đông mạch biến đổi sâu sắc
Đôi cung động mạch mang I thành đôi động mạch cảnh
Đôi thứ II thành cung động mạch chủ
Đôi thứ III tiêu biến
Đôi thứ IV cho đôi động mạch phổi
Các khe mang và các lá mang tiêu biến
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ hai
Chi chẵn được hình thành, chi trước hình thành trước rồi đến chi sau

Tuy nhiên, chi trước trong một thời gian dài bị da nắp mang che phủ nên chi sau xuất hiện ra ngoài trước.
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ hai
Trong quá trình hình thành chi chẵn, đuôi bị tiêu giảm bởi sự thực bào của bạch cầu, hoặc do những tế bào lá phôi giữa, hoặc do sự tiêu biến do có sự tham gia của lysosom.
Sự biến thái của ếch
Thời kì thứ hai
Trung thận xuất hiện

Các cơ quan của nòng nọc tiêu biến hoặc hoán cải, các cơ quan mới được hình thành

Nòng nọc biến thành ếch con
Sự biến thái của ếch
Sự biến thái ở ếch là kết quả của 3 quá trình:
Sự tiêu biến các cơ quan
Sự hoán cải các cơ quan
Sự hình thành những cơ quan mới
Chứng tỏ lưỡng cư có nguồn gốc từ động vật ở nước giống cá
Sự tiến hóa của các cơ quan khi chuyển từ nước lên cạn

III. Lột xác
Sự phát triển của bộ da

Bò sát (rắn, cá sấu, rùa, thằn lằn )
Thú có giáp
Da rắn
Được phủ vảy, xếp chồng lên nhau: hình thành từ biểu bì
Có hiện tượng lột da theo chu kì:
Lớp biểu bì bên dưới phát triển, biệt hóa thành TB sừng, thay thế TB sừng cũ
Cách thức lột: có đầu và mũi vào vật cứng đến khi da rách và bắt đầu lột
Mục đích: trưởng thành, loại bỏ kí sinh trùng
Phụ thuộc độ ẩm, nhiệt độ, thức ăn, sinh lí…


Da rắn
Rắn con lột da nhiều lần hơn rắn trưởng thành
Vd: trăn con : 10 – 14 lần một năm
trăn trưởng thành: 4 – 7 lần một năm
Rắn đói lột xác nhiều hơn rắn no
Rắn bị bệnh: ít hoặc không lột xác
Thằn lằn
Mục đích: sự lột xác để giúp bò sát tăng trưởng.
Khi lột xác, thằn lằn tự làm bong ra từng mảng vảy sừng giống như người ta xé và vứt bỏ từng mảnh áo cũ
Rùa
Mai, yếm phát triển từ vảy bì
Vảy phát triển riêng biệt, ghép bên nhau thành giáp cứng
Vảy cũ gắn với vảy mới được hình thành bên trong.
Cá sấu
Da nhiều vảy, mặt bụng mịn màng, da lưng dày, ghồ ghề.

Có thể hấp thụ nhiệt qua bộ da dày.

Cá sấu nước mặn
Mặt bụng
Mặt lưng
Thú có giáp
Thân phủ giáp xương kèm tấm sừng (trừ tai và bụng)
Trải qua hàng triệu năm , da chúng dày lên và trở thành áo giáp bảo vệ cơ thể


Ta tu (Dasypus)
Tê tê (Manis)
Thân phủ vảy sừng xếp chồng lên nhau
Con non có sừng mềm hơn
Phân bố ở châu Phi và Nam châu Á
Tổng kết
Có hai dạng phát triển chính trong vòng đời của ĐVCXS
Phát triển qua biến thái
Phát triển không qua biến thái
Ngoài ra còn có hình thức lột xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)