Phát triển ngôn ngữ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tươi | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: phát triển ngôn ngữ thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
Tên bài : Thơ"Trăng sáng"
Tác giả: Nhược Thủy
Chủ đề : Tết trung thu
Nội dung tích hợp:Âm nhạc, thể dục
Đốí tượng :Mẫu giáo nhỡ
Thời gian : 25-30 phút
Số trẻ : 25-30 trẻ
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Người dạy :Phạm Thị Tươi
Lớp :TCMN K4
I MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1.Mục đích:
-Dạy trẻ học thuộc bài thơ, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ.
2. Yêu cầu:
-Giúp trẻ nhận biết được vần điệu êm dịu, hiểu được lối miêu tả về trăng qua nghệ thuật so sánh của tác giả.
-Giáo dục trẻ yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương vào đêm trăng rằm.
-Rèn kỹ năng nhảy bật chụm chân cho trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trí nhớ có chủ định cho trẻ.
-Giúp trẻ biết cách ngắt nhịp bài thơ đúng vần điệu.
3. Thái độ:
-Trẻ hứng thú học bài và nghe lời cô giáo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
-Tranh minh họa về nội dung bài thơ
-Hinh ảnh powerpoin, maý chiếu
-Nhạc các bài hát về tết trung thu
-Bảng, nam châm
-Vòng thể dục
2. Địa điểm:
-Trong lớp học.
3. Đội hình:
-Trẻ ngồi hình chữ U.
4. Trang phục:
-Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú cho trẻ
-Cô cho trẻ hát bài"Chiếc đèn ông sao"
-Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
-Bài hát nói về ngày gì?
-Đúng rồi, ngày tết trung thu là ngày hội của thiếu nhi cả nước, các con đã được đi vui tết trung thu bao giờ chưa?
-Bạn nào biết gì về ngày tết trung thu kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
-Ngày tết trung thu các con sẽ được xem múa sư tử, múa lân, được rước đèn phá cỗ dưới ánh trăng tròn và sáng nhất trong năm. Và nhà thơ Nhược Thủy đã sáng tác 1 bài thơ rất hay về trăng để tặng chúng mình đấy. Đó là bài thơ `Trăng Sáng".Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ này, các con có thích không?


-Trẻ hứng thú hát cùng cô.
-"Chiếc đèn ông sao " ạ.
-Ngày tết trung thu ạ.
-Rồi ạ.


-Trẻ kể.









-Có ạ.


2.Bài mới
a. Hoạt động 1:Cô đọc mẫu.
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.

Những đêm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi.
Em đi, trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi.
-Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm.
-Cô vừa đọc xong bài thơ "Trăng Sáng" của nhà thơ Nhược Thủy đấy, các con thấy bài thơ có hay không?
-Bài thơ sẽ hay hơn, sinh động hơn khi cô vừa đọc vừa kết hợp với tranh minh họa đấy. Các con cùng nghe cô đọc lại nhé.
-Cô đọc mẫu lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
-Các con ạ, bài thơ sẽ rất hấp dẫn khi cô vừa đọc vừa kết hợp với các hình ảnh rất đẹp trên máy vi tính đấy. Cô mời các con cùng nhìn lên đây nhé.
-Cô đọc mẫu lần 3 kèm hình ảnh minh họa trên máy vi tính.
-Bài thơ "Trăng Sáng" của nhà thơ Nhược Thủy đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp của ánh trăng thiên nhiên. Vào ngày rằm thì trăng rất sáng và tròn, soi sáng cho chúng ta rước đèn phá cỗ. Song khi ngày rằm qua đi thì trăng lại giống như con thuyền bồng bềnh, bồng bềnh giữa trời mây.














-Trẻ chú ý nghe cô đọc.


-Có ạ.



-Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ.


b. Hoạt động 2: Đàm thoại để trẻ hiểu nội dung.
-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
-Bài thơ của tác giả nào?
Các con nghe cô đọc lại 4 câu thơ đầu nhé.
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời.
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tươi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)