Phat trien ben vung

Chia sẻ bởi Dương Thị Tư | Ngày 26/04/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: phat trien ben vung thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CHỢ XANH _ CẦU GIẤY
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CẤU TRÚC BÀI
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục tiêu đề tài
III. Nguyên nhân tình trạng mất ATVSTP
IV.Thực trạng ATVSTP tại chợ Nhà Xanh
1. Thực phẩm tươi sống
2. Thực phẩm chín
3. ATVSTP tại các quán ăn
V. Giải pháp
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm(ATVSTP) là một vấn đề “nóng”, được cả cộng động quan tâm.
- Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người. Ngày càng có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân là do không đảm bảo ATVSTP
- Hậu quả của việc không đảm bảo ATVSTP là rất nghiêm trọng
- Vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến nhiều mục tiêu đề ra trong mục tiêu cơ bản của an ninh con người. Đó là an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh thân thể và an ninh môi trường.
Mặt khác do xuất phát từ người bán và người mua đã tạo nên vấn đề VSATTP.
Do sự vi phạm tiêu chuẩn sản xuất an toàn diễn ra trong quá trình sản xuất cũng như quá trình xử lí chất thải.
Nếu không chấp nhận đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn cho thực phẩm thì chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề an ninh sức khỏe cho con người.
ATVSTP trong cả nước nói chung và thành phố nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân.
Tất cả các thực phẩm như rau, quả, gia cầm, trứng gà vịt và phủ tạng gia súc…chưa kiểm soát được
 Tất cả những mối nguy hiểm lo lắng đó người dân đang phải gánh chịu.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Chợ Nhà xanh là một chợ lớn nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một chợ thực phẩm lớn với các mặt hàng phong phú, các thực phẩm tươi sống và các thực phẩm chin có sẵn…
Số lượng người tiêu dùng lớn, chợ phục phụ cho các đối tượng là người dân và chủ yếu là học sinh và sinh viên.
Xunh quanh khu vực chợ tập trung nhiều trường ĐH, CĐ=> Nguồn thực phẩm thức ăn của chợ nhà xanh đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng của HS, SV ở khu vực này
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- Điều tra về thực trạng vấn đề ATVSTP tại khu chợ
- Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng
- Từ đó, mở rộng hơn mục tiêu đề tài
+ Tuyên truyền, cảnh báo người tiêu dùng có những hiểu biết rõ hơn để trở thành “người tiêu dùng thông minh”
+ Phê phán, cảnh tỉnh những chủ kinh doanh vì lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng
II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
+ Nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế nhưng cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng => Hướng tới mục tiêu PTBV
+ Đưa ra các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu ATVSTP
+ Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thê hệ sinh viên chúng ta cần chung tay góp sức như thành lập các đội tình nguyên tuyên truyền ATVSTP.
III. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
- Do ý thức của người dân không chỉ người bán mà còn cả người mua.
+ Vì lợi ích trước mắt người bán không tính đến các hậu quả do việc làm của mình gây ra.
+ Người mua vẫn mua do bất chấp sức khỏe của bản thân có thể do không tìm hiểu kỹ các nguồn gốc của sản phẩm hoăc do ham rẻ.
- Ngoài ra còn có sự quả lý không chặt chẽ của các cấp các ngành khiến việc bầy bán các sản phẩm không vệ sinh vẫn được diễn ra bình thường tại chợ.
Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể.
Hóa chất phụ gia dùng phổ biến trong nông thủy sản, thực phẩm mà không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng.
III. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
+ Hóa chất không được phép sử dụng:
Formol
Hàn the
Chất tạo ngọt tổng hợp natri cyclamat,
Màu công nghiệp đặc biệt phẩm Suran I, II, III, IV, Para Red, Rhodamin B, Orange II
Ure trong bảo quản chế biến thủy sản như các sản phẩm đông lạnh: Cá, Tôm…có tại chợ Nhà Xanh.
III. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
- Hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp saccarin, aspartam…,chất bảo quản chống mốc( benzoic axit và các muối benzoat, sorbic axit và các muối sorbat, chất chống oxi hóa BHT, BHA, sulfit…) như trong các lợi cá khô, tôm khô…

III. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm trên các loại rau quả vượt quá mức cho phép
- Chất độc gốc tự nhiên: tetrodotoxin trong một số sản phẩm như: lycozit cyanogen trong măng, khoai mì, độc tố sinh học biểu hiện gây tiêu chảy DSP…
- Chất độc do trong quá trình bảo quản không tốt sinh ra
- Đây là các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mất vệ sinh an toàn tực phẩm ở các khu chợ nói chung và ở chợ Nhà Xanh nói riêng đòi hỏi sự quan tâm của các cấp các nghành để tình trạng này được hạn chế.
III. NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
IV. THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CHỢ XANH
Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Xanh được nghiên cứu ở một số nội dung sau:
Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm chín
Các quán ăn
1. THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
- Nhìn chung, thực phẩm tươi sống khá nhiều và phong phú về các loại sản phẩm
- Các sản phẩm đó như : gà thịt, vịt, ngang, thịt bò, cá các loại, tôm, ngao...
- Trên thực tế, chúng ta thấy các sản phẩm này được bầy bán rất nhiều thế nhưng nếu dạo qua một vòng chợ ta sẽ thấy cụ thể của tình trạng thực phẩm tươi sống ở chợ Nhà Xanh
- Nếu vào mùa hè, ta sẽ thấy rõ hơn nhưng con ruồi, con nhặng có thể “tọa lạc” trên những thớ thịt lợn, thịt gà, thịt bò.
- Nước rửa cá, tôm, nước làm ngan, gà đổ lênh láng, bốc mùi đến lợm giọng
- Ngoài ra, đó là chưa kể tới các chất bảo quản mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy có thể gây hại cho sức khỏe của con người

1. THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Quầy bán thịt bò, gà, thịt chó
1. THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Quầy bán thịt lợn
1. THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
2. TRẦN TRỤI . . . ĐỒ ĂN CHÍN
Chín sống như một
- Hơn mười hàng thịt ở chợ Xanh (quận Cầu Giấy) được sắp xếp như một sự “khôi hài”.
Cứ vài ba hàng thịt bò, thịt lợn tươi lại “kẹp” một hàng đồ ăn chín. Các bàn xếp sát nhau đến mức người bán thịt tươi khi chặt thịt hoặc xương mạnh tay một tý là bắn tung tóe sang các hàng đồ ăn chín bên cạnh.
Điều đó cũng chẳng làm người bán hàng nào bận tâm, khi thịt sống bắn sang nhiều quá, họ lấy chiếc khăn cáu bẩn đặt ở bàn lau lên đồ ăn chín để xóa “dấu tích”.
Không phân biệt về thức ăn chín - sống,
 người bán hàng cũng có thể
“hỗ trợ” nhau bất kỳ lúc nào.
Đồ ăn chín được kẹp giữa
hành thị sống
2. TRẦN TRỤI . . . ĐỒ ĂN CHÍN
* Do không được che đậy tử tế hàng thịt sống lắm ruồi thì hàng chín cũng không kém. Mỗi lúc có khách đi qua, người bán hàng lại đưa chiếc quạt nan ra khuẩy lấy lệ.
Tủ kính, găng tay: Chuyện “cổ tích”
- Rất hiếm hàng bán thức ăn chín nào sử dụng tủ kính, tìm người bán hàng đeo găng tay lại càng khó hơn.. Đối với họ, đó chỉ là công cụ để đối phó khi có đoàn kiểm tra chứ không phải là để bảo đảm vệ sinh cho thực phẩm.
Người bán hàng không hề sử dụng tủ kính
2. TRẦN TRỤI . . . ĐỒ ĂN CHÍN
MẤT VỆ SINH BỞI CÁC HÀNG BÚN
- Ở chợ Nhà Xanh cứ vô tư bầy bán với các loại bún: nào là bún đậu, bún chả, bún mắm tôm được bầy bán đầy đó với nhiều người dân ăn cứ vô tư trong khi đó bún thì được giăng ra trắng xóa, đặt ngay bên mép đường tấp nập người qua lại.
Bún”phơi” giữa lối đi lại đầy bụi bặm, người bán không sử dụng găng tay.
MẤT VỆ SINH BỞI CÁC HÀNG BÚN
Bún, bánh cuốn bán luôn tay
nên không kịp che đậy
Bùn đậu mắm tôm bán ngay vỉa hè
- Giáo sư Desmond Hammerton cho biết, nếu ăn các món nướng 1-2 lần/tuần hoặc hít khói đồ nướng trong vòng 10 - 20 năm, nguy cơ mắc ung thư sẽ rất cao.
ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC MÓN NƯỚNG
- Cục quản lý An toàn thực phẩm của Pháp cũng vừa phát hiện ra dấu vết của một số chất hydrocarbon gây ung thư trong những món ăn nướng giàu carbon.
- Một số dụng cụ nướng cũng sản sinh độc tố ở nhiệt độ cao.
Thế mà ngang nhiên chợ Nhà Xanh bày bán khá nhiều các đồ nướng
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán ăn của chợ Xanh cũng là vấn đề cần quan tâm.
Thực tế cho thấy sau mỗi lúc tan tầm rất phổ biến cảnh học sinh, sinh viên ùa vào các hàng quán, ăn uống xì xụp.

- Người ta vô tư ăn uống, rôm rả chuyện trò, không bận tâm đến lớp nước nhờ nhờ trên mặt bàn nhựa cũ kỹ hay hằng hà sa số giấy ăn đã sử dụng vứt ngay dưới chân.

3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Hàng chè, kem... luôn “quá tải” vì nhu cầu giải khát của học sinh, sinh viên.
- Vui vẻ ăn uống, say sưa chuyện trò, họ không hay biết chiếc cốc đựng chè của mình chỉ mới vừa được tráng, đảo qua vài lượt trong xô nước đùng đục, nổi váng dầu mỡ.
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Nguy hiểm hơn khi đa số các âu đựng chè, các rổ bánh không hề có bất cứ một vật dụng gì che đậy.
- Những vị khách không mời như ruồi, nhặng… hay thậm chí bụi đường đi lại của rất nhiều phương tiện giao thông tha hồ hạ cánh an toàn trên các âu chè, đĩa bánh…
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
Hình ảnh phổ biến ở chợ Xanh mỗi lần tết
Hàn Thực về
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Được biết nhiều quán chè thập cẩm hiện nay sử dụng đường “siêu ngọt” để chế biến chè.
- Mỗi kilôgam đường “siêu ngọt” giá chỉ trên 30.000 đồng song độ ngọt của nó cao gấp nhiều lần đường kính, lại có mùi thơm đặc biệt.
- Các tài liệu khoa học thế giới đã từng ghi nhận loại đường hóa học tổng hợp này rất độc và có khả năng gây ung thư.
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Loại đường này nhập từ Trung Quốc, được bày bán khá nhiều tại chợ Đồng Xuân.
- Điều nguy hiểm là loại đường này hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện
- Ngoài ra, để ninh hạt sen và đỗ nhanh nhừ, một số người bán hàng còn sử dụng một loại bột mà chỉ cần cho vào nồi đang sôi vài phút đã khiến các loại hạt có thể nhừ như ninh hàng giờ.
- Chất này về cơ bản giống loại thuốc dùng cho người đau dạ dày là muối natri hydro carbonat (NaHCO3).
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Bản thân loại muối này không gây độc nhưng nếu người dùng ham rẻ dùng loại bột dành cho công nghiệp thay vì loại chế biến thực phẩm thì các tạp chất trong đó có thể gây hại cho sức khỏe.
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
 Điều đáng nói là đường “siêu ngọt” và bột “siêu nhừ” trên không hề có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, không được kiểm định về chất lượng.
- Một trong những thành phần không thể thiếu trong các cốc chè thập cẩm là phẩm màu và các loại trân châu đủ loại nhưng cũng không có nhãn mác.
- Dưới chiếc bàn là một thùng đựng đá lõng bõng nước.
- Đá được sử dụng là loại đá cây, được bọc sơ sài bằng giấy báo cũ, thậm chí không cần bọc, chưa nói đến xuất xứ của các khúc đá này.
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Một vấn đề cần chú ý nữa là những quán cơm ở chợ.
- Đa số những quán cơm này phục vụ cho đối tượng là sinh viên, học sinh và những người làm việc tại chợ.
- Đầu tiên khi đến một quán cơm ở chợ Xanh ta có thể thấy ngay một thực tế các quán cơm này đều có không gian chật hẹp và khá mất vệ sinh, nếu không nói là rất bẩn.
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Thực phẩm cung cấp cho các quán cơm này là loại hàng được “bỏ mối”, nghĩa là đã được chủ hàng gói ghém sẵn, quán chỉ việc đến lấy và giao tiền.
- Khá nhiều quán cơm mua hàng chợ chiều và làm ngay cho ngày hôm sau. Làm thế có hai điểm lợi:
+ Thứ nhất là mua hàng chợ chiều rất rẻ, có khi chỉ bằng nửa giá buổi sáng vì đó là loại hàng “dạt”, hàng ế.
+ Thứ hai là không phải dậy sớm và việc được thong thả...
Không thể kiểm soát hết chất lượng của loại thực phẩm này
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Thức ăn ở đây đa số đều không được che đậy tử tế. Ruồi nhặng có thể tự do bay đậu.
- Các loại thực phẩm từ rau đến thịt, cá... đều được rửa chung một chậu, và cũng chỉ rửa duy nhất một lần.
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
- Vì “thời gian là vàng” nên mọi thao tác vệ sinh thực phẩm đều bị làm tắt.
- Hàng rổ rau sống chỉ được rửa qua loa bằng 2 chậu nước đã đục ngầu vì đất.
- Thậm chí có quán đến bậc thềm, sàn nhà đều phủ một lớp mỡ đen sì, cáu bẩn.
Việc rửa bát cũng rất mất vệ sinh: người giúp việc của quán thả tất cả bát, đĩa, đũa vào một cái chậu váng mỡ rồi lau khô bằng miếng vải cáu bẩn.
Tình trạng mất vệ sinh ở những quán ăn đã trở nên đáng báo động
* Trong tình hình hiện nay khi các dịch về tiêu chảy cấp, cúm gia cầm hay heo tai xanh đang từng ngày diễn biến phức tạp thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở những chợ như chợ Xanh ngày càng trở nên bức thiết…

3. VỆ SINH TẠI CÁC QUÁN ĂN
V. GIẢI PHÁP
- Trước thực trạng đáng báo động của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ Nhà Xanh, việc đưa ra các giải pháp là một việc làm rất cần thiết, quan trọng, mang tính cấp bách.
- Tất cả hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh sức khỏe của cả cộng đồng
- Việc đưa ra và thực hiện các giải pháp cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi đối tượng. Từ phía các nhà quản lý, các cơ sở kinh doanh, và cả người tiêu dùng.
- Việc đảm bảo ATVSTP qua nhiều khâu: quản lý, điều hành, giám sát, thẩm định và chứng nhận VSATTP.
* Các giải pháp lâu dài:
1. Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về VSATTP, nâng cao nhận thức và thực hành của chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.
=> Đặc biệt chú ý giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.
2. Khẩn trương kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống quản lý, hệ thống thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương.
V. GIẢI PHÁP
- Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đặc biệt là các quy định về VSATTP trong sản xuất rau quả, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, thuỷ sản
- Kiểm soát chặt chẽ rau quả, thịt, thuỷ sản nhập khẩu qua biên giới, tại các vùng sản xuất nguyên liệu, các chợ bán thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm
- Kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên việc chế biến và sử dụng thực phẩm tại khu công nghiệp và khu chế xuất, các trường học, các chợ, siêu thị, các khu du lịch, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể và dịch vụ thức ăn đường phố.
V. GIẢI PHÁP
4. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm pháp luật;
- Khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị mình
- Trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, tái diễn do buông lỏng quản lý, không tuân thủ pháp luật, thì phải cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
5. Tăng đầu tư về ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cơ sở.
V. GIẢI PHÁP
- ATVSTP là một quá trình khép kín: phải đảm bảo từ quy trình nuôi, trồng, đánh bắt, vận chuyển, bảo quản, chế biến, đến tiêu dùng. Đây là một giải pháp mang tính lâu dài và đảm bảo đúng với quy trình chế biến thực phẩm
♣ Về phía các chủ cơ sở kinh doanh
- Thực hiện đầy đủ các quy định về VSATTP: kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không sử dụng các chất hóa học, các phụ gia có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng
- Có các biện pháp bảo quản thực phẩm an toàn “sạch”
V. GIẢI PHÁP
♣ Về phía các nhà quản lý
- Thành lập đội quản lý ở cấp chợ: thực hiên công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý đảm bảo ATVSTP tại chợ
- Xây dựng mô hình chợ ATVSTP
- Triển khai rộng kê hoạch các tháng ATVSTP
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: tải nhiều tin, bài, phóng sự trên các thông tin đại chúng, phát băng dôn, áp phích, tờ rơi
V. GIẢI PHÁP
♣ Về phía các nhà quản lý
- Cần chú trọng , nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên và sâu sát. Đặc biệt là các quán ăn nhỏ, quán ăn dọc lề chợ là những nơi tiềm ẩn nguy cơ về ATVSTP
- Cần có hệ thống kiểm duyệt nghiêm ngặt chất lượng thực phẩm trước khi vào chợ để bán
- Kiên quyết xử lý thật nghiêm các chủ cửa hàng bán hàng không đảm bảo chất lượng ATVSTP.
V. GIẢI PHÁP
- Đồng thời cần có hình thức xử phạt nghiêm khắc các cán bộ, nhân viên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không làm đúng trách nhiệm, có thái độ tiếp tay với việc kinh doanh các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nhận hối lộ…
- Yêu cầu các chủ kinh doanh phải ký cam kết những quy định về ATVSTP
V. GIẢI PHÁP
Những người thực hiện:
1.Nguyễn Thị Giang
2. Lữ Thị Hà
3.Trần Thị Thu Hà
4.Nguyễn Thị Nhàn
5.Nguyễn Phương Thảo
6.Dương Thị Tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Tư
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)