Phap luat Dan su

Chia sẻ bởi Trần Văn Tùng | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Phap luat Dan su thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

A.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững nền an ninh quốc phòng nói chung thì vấn đề bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, trật tự an toàn xã hội là hết sức cần thiết.
Trước tình hình tội phạm và các tranh chấp đang có diễn biến ngày càng tăng và phức tạp, lãnh đạo Tòa án nhân dân nói riêng và các cơ quan lập pháp nói chung đang ra sức từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phù hợp với tình hình mới. Một trong những hướng hoàn thiện pháp luật nói chung và Luật tố tụng dân sự nói riêng đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án cấp cơ sở. Trong đó vấn đề thực hiện trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Bởi trên thực tế, việc áp dụng Bộ luật dân sự vào công tác giải quyết các vụ án dân sự tại các tòa án còn gặp nhiều thiếu sót và bất cập: Như thực hiện không đúng hay chỉ đúng một phần các bước mà Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định, trong quá trình giải quyết không có sự kết hợp chặt chẽ và còn nhiều thiếu sót …Chính những bất cập đó đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự và đặc biệt là sự uy tín của Tòa án các cấp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, với việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, với sự chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao và ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, cùng với sự nổ lực của cán bộ công chức trong toàn ngành, Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong tâm công tác, góp phần ổn định tình hình chính trị an ninh trên địa bàn thành phố và trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong việc thực hiện giải quyết các vụ án nói chung và vụ án dân sự nói riêng vẫn đang còn gặp phải nhiều hạn chế. Chính vì thế mà trên cơ sỏ tìm hiểu, phân tích thực tiễn của việc thực hiện trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của Toàn án nhân dân thành phố Vinh năm 2008 từ đó rút ra những tồn tại và hạn chế trong việc áp dụng trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình thực hiện ở Tòa án nhân dân thành phố Vinh – Nghệ An hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Qua trình giải quyết cá vụ án dân sự luôn là một vấn đề được nhiều người, nhiều nhà luật học và nghiên cứu khoa học quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vự này như: Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của Vũ Đức Biên- Trường đại học luật Hà Nội; Tìm hiểu một số quy định chung vê thu tục giải quyết các vụ án dân sự của Tưởng Duy Lượng – Trường đại học Luật Hà Nội, Báo cáo tham luận về công tác xét xử cấp sơ thẩm vụ án dân sự tỉnh Nghệ An của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An…Song hầu như các công trình đang tìm hiểu nghiên cứu trên bình diện tổng quát chưa đi sâu cụ thể vào từng vấn đề chính vì vậy mà chưa phản ánh được hết những tồn tại cúng như hạn chế trong công tác thực hiện qúa trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yểu sau:
Phép biện chứng duy vật lịch sử
Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp khảo sát thống kê số liệu trong đó phương pháp phân tích là phương pháp chủ đạo.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích thực tiễn của việc thực hiện trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân thành phố Vinh- Nghệ An
Rút ra những tồn tại, hạn chế và kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hiện nay ở Tòa án nhân dân thành phố Vinh- Nghệ An hiện nay
5. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích là làm rõ hơn về thực tiễn của việc thực hiện trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân thành phố Vinh- Nghệ An.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm có 2 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận và thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)