PHÁP LUẬT 12

Chia sẻ bởi Phan Thị Nhung | Ngày 26/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: PHÁP LUẬT 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

THPT ĐẶNG THÚC HỨA
GV: PHAN THỊ NHUNG



PHầN- pháp luật





























Tháng 8-2009





Bài 1
Pháp luật và đời sống

I - Khái niệm pháp luật
1. Pháp luật là gì ?
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
Pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm.
- Những việc phải làm.
- Những việc không được làm.
2. Đặc điểm của pháp luật
Câu hỏi :
1. Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật ?
2. Tại sao nói, pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung ?
3. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được thể hiện như thế nào?
4. Phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức.
a) Tính quy phạm phổ biến
Tính quy phạm : Khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung.
Tuy nhiên, trong xã hội không phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội đều có các quy tắc xử sự chung.
Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội.
Ví dụ :
1. Pháp luật giao thông đường bộ quy định : Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của đường một chiều.
2. Pháp luật kinh doanh : Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh (trừ một số đối tượng theo quy định của pháp luật - Điều 13 Luật Doanh nghiệp)
Câu hỏi : Tính quy phạm phổ biến được thể hiện như thế nào trong hai ví dụ trên ?
b) Tính quyền lực, bắt buộc chung
Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung, nghĩa là pháp luật do nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)