Phản xạ có điều kiện và phản xạ không diều kiện

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Tâm | Ngày 03/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: phản xạ có điều kiện và phản xạ không diều kiện thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi: SINH LÍ ĐẠI CƯƠNG
câu 1: Từ những đặc điểm phát triển cơ thể trẻ em giai đoạn Nhủ nhi ( bú mẹ) Nhà trẻ, mẫu giáo. Anh chị hãy nêu những ứng dụng trong công tác chăm sóc , phòng bệnh cho trẻ tại các trường MN.
BÀI LÀM:
Đặc điểm của trẻ thời kì nhủ nhi: (bú mẹ)
a. Đặc điểm sinh lý:
Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh, cân nặng tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, chiều cao tăng 1, 5 lần... vì vậy trẻ còn bú đòi hỏi thức ăn cao hơn ở người  lớn, trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém. Vì vậy thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Trẻ cần 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày.
Tăng nhanh về thể chất, sự phát triển tinh thần- vận động cũng diễn ra rất nhanh. biết lẫy, trườn, bò, ngồi, tập đi.Cuối thời kì này trẻ biết đi, biết nói, nhiều phản xạ có điều kiện được hình thành
Hệ thống cơ xương phát triển nhanh
Hệ thống thần kinh của trẻ chưa trưởng thành, chức năng điều hòa nhiệt của não còn kém nên trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá.
b. Đặc điểm bệnh lý:
Trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, dễ tiêu chảy cấp, thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng nhất là trẻ không bú mẹ. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, các rối loạn dạ dày-ruột ít gặp và nhẹ hơn trẻ nuôi nhân  tạo. Ngoài ra các thức ăn nhân tạo thường thiếu các vi chất cần thiết, các vitamin.
Trung tâm điều nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ, do đó trẻ dễ bị hạ thân nhiệt hoặc dễ bị sốt cao co giật.
Trong 6 tháng đầu trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, bạch hầu... do kháng thể từ mẹ truyền sang qua rau còn tồn tại ở cơ thể trẻ.
Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm màng não mủ sởi, thủy đậu, bạch hầu, kiết lị...Chăm sóc trẻ trong giai đoạn này là rất cần chú ý:

C. Chăm sóc trẻ:
 thời kì nhũ nhi 
Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm màng não mủ. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn này cần chú ý:

Chức năng bộ máy tiêu hóa còn yếu:
Phải đảm bảo và cân đối các chất dinh dưỡng:
trẻ được bú mẹ đầy đủ, ăn sam( dặm) đủ và đúng thời điểm ( từ 4 tháng trở lêntrẻ bắt dầu ăn dặm) ăn từ loãng sang đặc, từ bột sang cháo, từ ít đến nhiều, ăn đủ các chất.
Tất cả thức ăn của trẻ phải được đun chín nấu sôi.
Sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ ở độ tuổi này
Vệ sinh thân thể cho trẻ và chú ý giúp trẻ phát triển tinh thần vận động
Có một số thực phẩm chúng ta thường sử dụng phổ biến hàng ngày, nhưng với trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé.
Muối : đường, mật ong.thực phẩm ít béo ít calo và nhiều chất xơ, môt số loại hạt như là đậu phộng vì dễ dị ứng cho trẻ , trứng sống...
Chăm sóc cho trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện là cả một nghệ thuật và khoa học. Hiểu được quá trình hình thành của trẻ, sự phát triển sinh học cũng như những bệnh lý mà trẻ có thể gặp phải trong những năm tháng đầu đời là hết sức quan trọng. Điều này giúp cho các ông bố bà mẹ cô giáo mầm non chủ động chăm sóc, nuôi dưỡng con mình một cách tốt hơn. Trẻ em thực sự là tương lai và hạnh phúc của chúng ta, hãy đành trọn tình yêu thương cho bé!
D. Phòng bệnh:
Đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ các bệnh như: sởi, ho gà, uốn ván, bại liệt. bạch hầu. thủy đậu, viêm não Nhật Bản...đúng thời gian và đúng kỹ thuật.
Hết thời kỳ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ hết dần các kháng thể thụ động do mẹ truyền cho qua sữa mẹ. Hệ miễn dịch trong thời gian này mới bắt đầu hoàn thiện khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh từ môi trường. Do đó ở tuổi này trẻ hay mắc các bệnh như: cúm, nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh tai mũi họng, tiêu chảy.
Phải giữ ấm cho trẻ nếu là mùa lạnh, mùa mưa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)