Phân tích văn học

Chia sẻ bởi Trần Định | Ngày 21/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: Phân tích văn học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VĂN HỌC :

II/ CÁCH LÀM BÀI PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC:
III/CÁCH LÀM BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ
VĂN HỌC :
1/Phạm vi yêu cầu :
-VD: +Phân tích cảm hứng lãng mạn trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
+Phân tích phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu qua các bài thơ Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du.
+?Xem người thì có thể viết thơ?. Theo em, ý kiến trên của Cao Bá Quát có những điểm nào gần với quan niệm của chúng ta ngày nay về phong cách nghệ thuật không ?
-Các vấn đề văn học có thể gặp :
+Đặc điểm của một giai đoạn VH.
+Phong cách của nhà văn.
+Vấn đề lý luận VH.
+So sánh đặc điểm của giai đoạn văn học.
+So sánh các phong cách nghệ thuật.
-Yêu cầu: Trình bày sự hiểu biết về đặc điểm của giai đoạn VH, phong cách nghệ thuật nhà văn, khái niệm lí luận qua các khía cạnh và biểu hiện cụ thể.
2/Định hướng và lập ý :
Giải thích phân tích đặc điểm của một giai đoạn VH hay của một tác giả, một phong cách VH được nêu ra trong đề bài, chia tách thành các khía cạnh cần được tìm hiểu.

VD: Phân tích cảm hứng lãng mạn trong thơ ca chống Pháp (1945-1954) qua những bài thơ đã học
Cần tìm hiểu 2 vấn đề : -Khái niệm về cảm hứng lãng mạn . -Biểu hiện cụ thể qua các bài thơ đã học trong thơ ca chống Pháp.
-Giải thích cảm hứng lãng mạn là gì ?
Là cách nhìn hiện thực với những hình thái phong phú và phức tạp của nó trong xu thế vận động CM thể hiện niềm tin khát vọng hướng về lí tưởng, tương lai.

-Biểu hiện cụ thể qua các bài thơ đã học :

+ND: -Hiện thực miêu tả: Cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ hy sinh (thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống người lính nhiều vất vả?) -Nhân vật mang nét đẹp lý tưởng. -Niềm tin khát vọng hướng về tương lai.
+NT: Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng bay bổng cụ thể qua sự lựa chọn chi tiết hình ảnh, các biện pháp tu từ?
3/Chọn dẫn chứng :
Lựa chọn và phân tích cho sáng tỏ các khía cạnh của một đặc điểm nào đó.
Ý1: Miêu tả TN Tây Bắc hùng vĩ dữ dội nhưng thơ mộng :
Ý2: Thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước thi vị giàu ân tình :
?Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm FHeo hút cồn mây súng ngửi trời?? V (Tây Tiến ? Quang Dũng)

? Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi? Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung? B (Việt Bắc ? Tố Hữu)

Ý3: Vẻ đẹp lãng mạn của người lính can trường mạnh mẽ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng:
Ý4: Niềm tin thắng lợi về tương lai CM :
?Rải rác biên cương mồ viễn xứ? Sông Mã gầm lên khúc độc hành? S (Tây Tiến ? Quang Dũng)

?Súng nổ rung trời giận dữ? Rũ bùn đứng dậy sáng lòa? F (Đất nước ? Nguyễn Đình Thi)
?Bao giờ về bên kia sông Đuống? Cười mê ánh sáng trong lòng xuân xanh? G (BKSĐ ? Hoàng Cầm)

4/Phân tích vấn đề :
-Phân tích chỉ ra các tính chất qua chi tiết.-Phân tích các đặc điểm VH giai đoạn trước hoặc sau đó, so sánh với phong cách khác.
VD minh họa : Ý1 :
Trên cái nền thiên nhiên kỳ vĩ dữ dội nổi bật hình ảnh đoàn quân Tây Tiến khi như bị ngập hút đi khi thì như người đi tìm cảm giác mạnh và đẹp giữa núi rừng. Lối nhân hóa ?súng ngửi trời? thật mới mẻ, độc đáo, pha chút dí dỏm cùng phép đối lập trên đã làm tăng khí phách anh hùng, vẻ đẹp hào hoa của người lính kháng chiến.
Ý4:
Bài thơ khép lại là hình ảnh ?em? không buồn nữa mà trông vui hẳn ra, nụ cười duyên dáng lãng mạn như mở ra bằng chân trời của mơ ước của niềm tin yêu mãnh liệt vào sự thắng lợi của dân tộc với kẻ thù hung bạo nhất.
5/Tổng kết, nhận định, đánh giá :
-Cần nêu ra chỗ mạnh chỗ yếu đóng góp hạn chế của hiện tượng văn học được xét.
VD minh họa: -Thơ ca không có cảm hứng lãng mạn sẽ không tạo cho con người một niềm tin ở tương lai để đi tới . -Nhưng cảm hứng lãng mạn không bắt nguồn từ hiện thực sẽ dẫn con người đến thoát ly, cô độc buồn chán. -Thơ ca chống Pháp là sự tổng hợp nhuần nhị giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình và anh hùng ca, cảm xúc và trí tuệ, dân tộc và hiện đại.
IV/THỰC HÀNH :
Bước 1: Phạm vi yêu cầu.
Phân tích phong cách nhà văn Tố Hữu.
Bước 2: Định hướng và lập ý.
Định hướng : có 2 ý +Những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. +Biểu hiện cụ thể qua 2 bài thơ Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du.
Bước 3: Chọn dẫn chứng.
Lập ý :

+Tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị :
-Nói đến tình nghĩa CM qua cấu tứ đối đáp (kẻ hô người ứng) của tình yêu nam nữ (VB).
-Nói đến hiện thực đời sống CM, đạo lý CM qua lời cảm thông chân thành sâu sắc (Kính gửi cụ ND).
+Mang tính sử thi và cảm hứng lãng mạn :
-Ngợi ca tình nghĩa CM, niềm tin tưởng ở tương lai CM (VB).
-Cảm hứng về lịch sử dân tộc, số phận cá nhân hòa vào số phận của dân tộc, cộng đồng (Kính gửi cụ ND).
+Giọng điệu tâm tình ngọt ngào :
-Cách xưng hô: mình ? ta(VB) s s Người, Cụ ? ta(Kính gửi cụ ND)
+Giàu tính dân tộc :
-Tình cảm thủy chung, đoàn kết gắn bó, đồng cam cộng khổ (VB).
-Trân trọng quá khứ, yêu thương con người (Kính gửi cụ ND).
-Thơ lục bát, lối đối đáp giao duyên (VB), vận dụng yếu tố tập Kiều (Kính gửi cụ ND)
Bước 4: Phân tích vấn đề.
Bước 5: Tổng kết, nhận định, đánh giá.
-Phong cách thơ đa dạng, đã kế tục được truyền thống thơ ca dân tộc, kết hợp nhuần nhị 2 yếu tố CM và DT trong nghệ thuật. -Sức thu hút của thơ TH là niềm say mê lý tưởng và tính dân tộc đậm đà.
2.Bài tập 4b trang 82 SGK
GHI NHỚ :
Cách làm bài phân tích các vấn đề văn học :
Bước 1 :Phạm vi yêu cầu.
Bước 2 :Định hướng và lập y.�
Bước 3 :Chọn dẫn chứng.
Bước 4 :Phân tích vấn đề.
Bước 5 :Tổng kết, nhận định, đánh giá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Định
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)