Phân tích và thuyết minh bản đồ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha |
Ngày 03/05/2019 |
375
Chia sẻ tài liệu: Phân tích và thuyết minh bản đồ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
LỚP QUỐC TẾ HỌC 3B – NHÓM 5
Các bản đồ chứng minh chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Giảng viên hướng dẫn: TS TRẦN THỊ THANH THANH
Nhóm 5 thực hiện đề tài
/
LỜI NÓI ĐẦU
Đ
ã từ lâu, chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã được khẳng định và như một chân lý: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Trong những năm gần đây, vì phát hiện ra những mỏ dầu có trữ lượng khá lớn, cũng như nhận thấy được vai trò chiến lược của Biển Đông, Trung Quốc đã đưa đường lưỡi bò 9 đoạn, một bản đồ có thể nói là rất vô lý, ngụy biện. Từ chính phủ Dân Quốc đến chính phủ nước Cộng hòa trước đến nay đều chưa từng giải thích rõ ràng minh bạch rằng đường 9 đoạn rốt cuộc là gì, cũng chưa từng biểu đạt rõ ràng rằng trong phạm vi đường 9 đoạn Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ gì, thậm chí chưa từng công bố tọa độ của nó. Cách gọi chính thức của Trung Quốc đối với đường 9 đoạn một cách chung chung là đường biên giới biển (hải cương), chính thức hơn một chút thì gọi là đường biên giới lịch sử, càng mơ hồ hơn nữa chính là cách gọi là vùng biển lân cận của các đảo ở Biển Đông.
Với góc nhìn của sinh viên ngành Quốc tế học, nhóm 5 xin gửi đến cô và các bạn một số bản đồ từ ba nguồn sau: thứ nhất là của nước ta, thứ hai là của các nước phương Tây và thứ ba là của chính Trung Quốc vẽ. Các bản đồ này sẽ là bằng chứng tuyên bố quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam và bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc là sự ngụy tạo không có giá trị.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình biên soạn tài liệu, nhưng những sai sót gặp phải là khó tránh khỏi. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp chân tình từ Cô và các bạn để bài thuyết trình của nhóm được hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm 5
Nguyễn Minh Kha
PHẦN NỘI DUNG
I. Những bản đồ thể hiện chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Có rất nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, chúng tôi xin được phép giới thiệu một vài bản đồ tiêu biểu để làm cơ sở cho việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam chúng ta.
Về việc chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chúng tôi xin được mạn phép đưa ra bản đồ đầu tiên có tên gọi Thiên nam tứ chí lộ đồ thư, do Đỗ Bá (tự Công Tạo), soạn từ đời Chính Hòa (1680 – 1705), thời đại triều nhà Lê. Chú thích của bản đồ này có ghi địa danh bãi cát vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Bản đồ này được vẽ bằng mực tàu, kỹ thuật vẽ tay còn thô sơ, chưa có độ chính xác cao, nhưng phần nào đã thể hiện rõ được chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa từ rất sớm.
Phần nội dung chữ Nôm trên bản đồ có có nội dung như sau “… Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm(1) đến cửa Sa Vinh(2). Mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió Đông Bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hang hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải một ngày rưỡi…”
Mặc dù sự mô tả địa lý trong tác phẩm chưa thật chính xác so với thực tế nhưng cũng cho thấy rõ ràng Nhà nước Việt thời xưa đã chiếm hữu, chính thức khai thác “Bãi cát vàng” (quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa). Như vậy là, Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo sưu tập, soạn vẽ và chính thức hoàn thành theo chúa Trịnh những năm niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) có thể coi là văn nhà nước, một tài liệu chính quốc gia. Những thông tin thể hiện trong bộ “đồ thư” này cho thấy rõ ràng
KHOA LỊCH SỬ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
LỚP QUỐC TẾ HỌC 3B – NHÓM 5
Các bản đồ chứng minh chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Giảng viên hướng dẫn: TS TRẦN THỊ THANH THANH
Nhóm 5 thực hiện đề tài
/
LỜI NÓI ĐẦU
Đ
ã từ lâu, chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã được khẳng định và như một chân lý: Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Trong những năm gần đây, vì phát hiện ra những mỏ dầu có trữ lượng khá lớn, cũng như nhận thấy được vai trò chiến lược của Biển Đông, Trung Quốc đã đưa đường lưỡi bò 9 đoạn, một bản đồ có thể nói là rất vô lý, ngụy biện. Từ chính phủ Dân Quốc đến chính phủ nước Cộng hòa trước đến nay đều chưa từng giải thích rõ ràng minh bạch rằng đường 9 đoạn rốt cuộc là gì, cũng chưa từng biểu đạt rõ ràng rằng trong phạm vi đường 9 đoạn Trung Quốc có quyền lợi và nghĩa vụ gì, thậm chí chưa từng công bố tọa độ của nó. Cách gọi chính thức của Trung Quốc đối với đường 9 đoạn một cách chung chung là đường biên giới biển (hải cương), chính thức hơn một chút thì gọi là đường biên giới lịch sử, càng mơ hồ hơn nữa chính là cách gọi là vùng biển lân cận của các đảo ở Biển Đông.
Với góc nhìn của sinh viên ngành Quốc tế học, nhóm 5 xin gửi đến cô và các bạn một số bản đồ từ ba nguồn sau: thứ nhất là của nước ta, thứ hai là của các nước phương Tây và thứ ba là của chính Trung Quốc vẽ. Các bản đồ này sẽ là bằng chứng tuyên bố quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam và bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc là sự ngụy tạo không có giá trị.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình biên soạn tài liệu, nhưng những sai sót gặp phải là khó tránh khỏi. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp chân tình từ Cô và các bạn để bài thuyết trình của nhóm được hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm 5
Nguyễn Minh Kha
PHẦN NỘI DUNG
I. Những bản đồ thể hiện chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Có rất nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, chúng tôi xin được phép giới thiệu một vài bản đồ tiêu biểu để làm cơ sở cho việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam chúng ta.
Về việc chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chúng tôi xin được mạn phép đưa ra bản đồ đầu tiên có tên gọi Thiên nam tứ chí lộ đồ thư, do Đỗ Bá (tự Công Tạo), soạn từ đời Chính Hòa (1680 – 1705), thời đại triều nhà Lê. Chú thích của bản đồ này có ghi địa danh bãi cát vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Bản đồ này được vẽ bằng mực tàu, kỹ thuật vẽ tay còn thô sơ, chưa có độ chính xác cao, nhưng phần nào đã thể hiện rõ được chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa từ rất sớm.
Phần nội dung chữ Nôm trên bản đồ có có nội dung như sau “… Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa biển Đại Chiêm(1) đến cửa Sa Vinh(2). Mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió Đông Bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hang hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm vượt biển đến đấy thì phải một ngày rưỡi. Từ cửa Sa Kỳ đến đấy thì phải một ngày rưỡi…”
Mặc dù sự mô tả địa lý trong tác phẩm chưa thật chính xác so với thực tế nhưng cũng cho thấy rõ ràng Nhà nước Việt thời xưa đã chiếm hữu, chính thức khai thác “Bãi cát vàng” (quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa). Như vậy là, Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo sưu tập, soạn vẽ và chính thức hoàn thành theo chúa Trịnh những năm niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) có thể coi là văn nhà nước, một tài liệu chính quốc gia. Những thông tin thể hiện trong bộ “đồ thư” này cho thấy rõ ràng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: |
Lượt tài: 10
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)