Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 27/04/2019 | 133

Chia sẻ tài liệu: Phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra rằng, muốn được giải phóng khỏi ách nô lệ, các dân tộc thuộc địa và các giai cấp bị áp bức phải dựa vào chính sức mình.Muốn vậy phải đoàn kết chặt chẽ thành một lực lượng thống nhất có sức mạnh tổng hợp để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Tùy từng thời kỳ cụ thể, từng đối tượng của cách mạng mà tập hợp khối đoàn kết cho phù hợp, nhưng không có thời kỳ cách mạng nào có thể bỏ qua chính sách đoàn kết dân tộc.Dân tộc càng được đoàn kết chặt chẽ, cách mạng càng có cơ hội thành công. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó: đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã là Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, giải phóng miền Bắc; đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã thực hiện thành công những chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất miền Nam Việt Nam, nhân dân ta đã kháng chiến thành công, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã tổng kết: đoàn kết làm ra sức mạnh. Người khẳng định: “đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”; “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”; “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”…
Là nguồn sức mạnh đảm bảo thành công của cách mạng, đại đoàn kết dân tộc được xem là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.Đảng Lao động Việt Nam đã nêu mục đích của Đảng là: đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu này, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, phải thấm nhuần lời dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của mọi giai đoạn cách mạng.Tùy hoàn cảnh cách mạng, Đảng phải có chủ trương, chính sách lôi kéo, tập hợp quần chúng cho phù hợp, tạo thực lực cho cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn dân tộc. Người khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.Từ thực tiễn đấu tranh, quần chúng sẽ nảy sinh nhu cầu đoàn kết. Đảng có trách nhiệm thức tỉnh, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh khẳng định: đoàn kết không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân đều được đứng trong khối đại đoàn kết. Như vậy, quan điểm đoàn kết toàn dân của Hồ Chí Minh có nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả giai cấp, tầng lớp yêu nước trong dân tộc, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội… Để thực hiện được khối đại đoàn kết toàn dân, theo Hồ Chí Minh, phải có lòng khoan dung, độ lượng và phải có niềm tin vào nhân dân. Lòng khoan dung, độ lượng sẽ giúp lôi kéo được đông đảo quần chúng, kể cả những người từng phục vụ chế độ cũ, vào khối đại đoàn kết, tạo điều kiện cho họ cống hiến cho cách mạng. Có niềm tin vào nhân dân vì dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận.
Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)