Phân tích kết cấu các bài ca dao SGK Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Lê Thùy Hương | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Phân tích kết cấu các bài ca dao SGK Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Phân tích kết cấu các bài ca dao SGK Ngữ văn 7?
NHỮNG CÂU HÁT
VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục, bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu(3) sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương(4) bên đục bên trong
Núi Đức Thánh Tản(5) thắt cổ bồng lại có thánh sinh.
Đền Sòng(6) thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây(7).

1.NHÂN VẬT TRỮ TÌNH:
Chàng trai và cô gái, thử tài nhau vể khả năng hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí
2.KẾT CẤU:
- Bài ca dao có 2 phần
+ Phần 1: câu hỏi của chàng trai
+ Phần 2: lời đáp của cô gái
--->Hình thức đố đáp
- Đặt trong hoàn cảnh diễn xướng, câu ca dao này thuộc chặng hát đố của các cuộc hát đối đáp, trong cuộc đối đáp các chàng trai, cô gái có thể lấy những địa danh với những đặc điểm nổi bật để thử tài hiểu biết. Ở đây là những kiến thức về lịch sử, địa lí…Chàng trai hỏi về nhiều địa danh ở các thời kì của vùng Bắc Bộ.
- Các địa danh đó không chỉ có đặc điểm về địa lí tự nhiên mà còn thể hiện những đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật


3.NGÔN NGỮ:
Người hỏi:
Rất hóm hỉnh, bí hiểm. Chàng trai đã chọn được nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi
Người đáp:
Rất sắc sảo, những nét đẹp riêng về thành quách, đền đài, sông núi của mỗi miền quê đều được “nàng” thông tỏ
=> Cả cô gái và chàng trai đều có niềm tự hào và tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước; thể hiện sự hiểu biết về kiến thức địa lí, lịch sử bằng hình thức đố đáp.

4.THỂ THƠ: - Sử dụng thể thơ lục bát bến thể
5.THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT:
Không gian:
- Thành Hà Nội
- Sông Lục Đầu
- Nước Sông Thương
- Núi Đức Thánh Tản
- Đền Sòng
-Ở trên tỉnh Lạng

6.CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG HÌNH ẢNH:
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát bến thể

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ(8)
Xem cầu Thê Húc(9),xem chùa Ngọc Sơn(10),
Đài Nghiên, Tháp Bút(11) chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này(12) ?
1.NHÂN VẬT TRỮ TÌNH:
2.KẾT CẤU:
Rủ nhau…là mô típ thường gặp trong ca dao. Thể hiện tình yêu thương, đoàn kết và gắn bó giữa con người với nhau.
Rủ nhau xuống bể mò cua…
Rủ nhau đi cấy đi cầy…
3.NGÔN NGỮ: - Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
“ Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ”->thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc người nghe đến thăm Hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng(cầu Thê Húc, Chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút) góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đa dạng vừa thơ mộng, vừa thiêng liêng
Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, quê hương.

4.THỂ THƠ: Thể thơ Lục bát
5.THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT:
Không gian:
- Kiếm Hồ: tức Hồ Gươm.
- Cầu Thê Húc: cầu dẫn từ bờ Hồ Gươm vào “ chùa Ngọc Sơn”, sơn màu đỏ, dáng vồng cong, trông như đang đón nhận áng sáng ban mai ( thê: đậu lại, húc: ánh sáng mặt trời mới mọc).
Chùa Ngọc Sơn: tên gọi cũ của đền Ngọc Sơn.
Đài Nghiên: đài mang hình nghiên mực ( mực để viết chữ Nho) trên cổng chùa Ngọc Sơn;
Tháp Bút: tháp trên đài xây hình cây bút ( bút lông để viết chữ Nho). Từ xa nhìn, nhiều lúc thấy hình ngọn bút trên tháp “chấm” vào Đài Nghiên.


6.CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG HÌNH ẢNH:

- Những cái tên tiêu biểu của cảnh đẹp Hồ Gươm: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thùy Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)