Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc
Chia sẻ bởi Cấn Văn Thắm |
Ngày 19/03/2024 |
10
Chia sẻ tài liệu: Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
Phân tích bức tranh tứ bình về Việt Bắc
I/Mở bài
- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
II/Thân bài :
* Nhận xét chung :
Đây là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng.
Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.
1/Hai câu đầu :
Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi:
Ta về, mình có nhớ ta
Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng (6/8) như một lời ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết của nhân vật trữ tình. Đây còn là lời ngợi ca về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong ngôn ngữ Việt, hoa còn có ý nghĩa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Vả lại, hoa và người hoà quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi.
2/ Tám câu thơ sau :
- Nhận xét :
Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Nhiều người gọi đây là bộ tứ bình (xuân, hạ, thu, đông). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật hội hoạ cổ truyền của dân tộc trong khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn:
- Bức tranh thứ nhất:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của rừng, nổi bật lên hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ ( Cỏ non xanh rợn chân trời – cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Nguyễn Du ) tỏ ra rất hữu hiệu. Giữa bạt ngàn xanh của núi rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, có sức lan toả. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi, thân thiết với con người:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa, cách điểm xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng lớn hơn. Vì thế, câu thơ có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch, bỗng có sức sống, sự chuyển động.
Thơ ca là một nghê thuật của thời gian. Với những nghệ sĩ tài hoa đó, việc tạo dựng nên những lớp thời gian chồng lấp và không gian không bất động, bất biến mà ngang sức sống nhờ sự tái sinh của những lớp ngôn từ. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một câu thơ như thế.
- Bức tranh thứ hai
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Khác bức tranh thứ nhất, bức tranh thơ thứ hai mở đầu có sự định vị về thời gian (Ngày xuân). Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không gian:
Ngày xuân mở nở trắng rừng
Cách điệp âm (mơ/nở; trắng
I/Mở bài
- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vô cùng tươi đẹp:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta vê, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
II/Thân bài :
* Nhận xét chung :
Đây là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng.
Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.
1/Hai câu đầu :
Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi:
Ta về, mình có nhớ ta
Nhưng thực ra, hỏi chỉ để mà hỏi, hỏi để tạo thêm cái cớ để giải bày nỗi lòng của mình:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Câu thơ có nhịp điệu êm ái nhờ những điệp từ tạo và các thanh bằng (6/8) như một lời ru, một câu hát không chỉ diễn tả tâm trạng tha thiết của nhân vật trữ tình. Đây còn là lời ngợi ca về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Trong ngôn ngữ Việt, hoa còn có ý nghĩa biểu trưng về thiên nhiên, về những gì tươi đẹp. Đặt hoa bên cạnh người là sự tôn vinh về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Vả lại, hoa và người hoà quyện, gắn bó với nhau. Nói tới thiên nhiên không thể nói đến con người và ngược lại, những con người ấy đã ở trong một thiên nhiên đẹp, gần gũi.
2/ Tám câu thơ sau :
- Nhận xét :
Bốn câu thơ lục bát còn lại là một bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. Nhiều người gọi đây là bộ tứ bình (xuân, hạ, thu, đông). Nhà thơ kế thừa nghệ thuật hội hoạ cổ truyền của dân tộc trong khi miêu tả thiên nhiên. Mỗi một câu thơ khắc hoạ một bức tranh cụ thể nhưng cũng có thể ghép lại thành một bộ liên hoàn:
- Bức tranh thứ nhất:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn. Trên cái nền xanh bạt ngàn của rừng, nổi bật lên hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nghệ thuật điểm xuyết trong thơ cổ ( Cỏ non xanh rợn chân trời – cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Nguyễn Du ) tỏ ra rất hữu hiệu. Giữa bạt ngàn xanh của núi rừng Việt Bắc, màu đỏ của hoa chuối bỗng gợi lên sự ấm áp, có sức lan toả. Vì thế, thiên nhiên hùng vĩ ấy không xa lạ; trái lại, gần gũi, thân thiết với con người:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Cũng là cách điểm xuyết những hình ảnh điểm nổi rõ hơn cảnh. Hơn nữa, cách điểm xuyết ấy rất độc đáo: càng chọn điểm nhỏ nhất thì sức gợi càng lớn hơn. Vì thế, câu thơ có sự nhấp nháy (nắng ánh) của hình ảnh và cảnh vật vốn tĩnh lặng, thậm chí tịch mịch, bỗng có sức sống, sự chuyển động.
Thơ ca là một nghê thuật của thời gian. Với những nghệ sĩ tài hoa đó, việc tạo dựng nên những lớp thời gian chồng lấp và không gian không bất động, bất biến mà ngang sức sống nhờ sự tái sinh của những lớp ngôn từ. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng là một câu thơ như thế.
- Bức tranh thứ hai
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Khác bức tranh thứ nhất, bức tranh thơ thứ hai mở đầu có sự định vị về thời gian (Ngày xuân). Nhưng tự thân thời gian ấy cũng đã mở ra không gian:
Ngày xuân mở nở trắng rừng
Cách điệp âm (mơ/nở; trắng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cấn Văn Thắm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)