Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Chia sẻ bởi Ngô Quang Hớn |
Ngày 21/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc "hăm hở" làm thơ tình! Nhắc đến Xuân Diệu, sẽ thật là thiếu sót nếu không kể tên "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ" - đứa con đầu lòng mà "ông hoàng thơ tình" đã ban tặng cho nhân gian. Như một cái chạm tay khẽ nhẹ vào tâm hồn những người yêu thơ, thơ Xuân Diệu nhẹ nhàng và tinh tế như chính tác giả của nó, để lại trong tâm hồn người đọc một ấn tượng đậm nết và thật khó phôi pha về sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái "TÔI" trữ tình Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu như một khúc tình si say đắm ngọt ngào...thật đến từng hơi thở!
Những vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu. Từ nghìn năm tước, các bậc tiền bối đã có những vần thơ tràn trề về tình yêu đói với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ, thật mãnh liệt. Đặc biệt là cái cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo:
"Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất, Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi."
Nói Xuân Diệu là một nhà thơ mới, quả không sai! Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật...muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong "Vột vàng" vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khêu gợi.
Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si."
Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ "này đây" được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của
Những vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu. Từ nghìn năm tước, các bậc tiền bối đã có những vần thơ tràn trề về tình yêu đói với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ, thật mãnh liệt. Đặc biệt là cái cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo:
"Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất, Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi."
Nói Xuân Diệu là một nhà thơ mới, quả không sai! Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật...muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong "Vột vàng" vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khêu gợi.
Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si."
Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ "này đây" được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quang Hớn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)