Phân tích bài thơ "Tràng giang"
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên |
Ngày 26/04/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Phân tích bài thơ "Tràng giang" thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đề bài:
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận!
Hướng dẫn chi tiết:
MB:
Nếu ai đã từng thưởng thức các sáng tác Huy Cận, ắt hẳn sẽ không thể không nhận ra rằng: trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ ông thường mang nỗi sầu nhân thế và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên vũ trũ. Một trong những thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Huy Cận là bài “Tràng giang”. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông trước Cách mạng. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", mang tâm sự u hoài trước kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời mênh mông, vô định. Bài thơ vừa có đượm nét đẹp cổ điển lại vừa có nét hiện đại, đem đến nhiều yêu mến, say mê cùng những rung động khó phai trong tâm hồn độc giả.
TB:
* Khái quát chung:Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "anh" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
1/ Khổ 1:
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "tràng giang" dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.
Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách "thuyền về nước lại", nghe sao đầy xót xa. Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi "sầu trăm ngả". Ta cảm tưởng rằng thuyền về, con nước lại và một khoảng trống sẽ được mở ra, một khoảng trống về một mối sầu lan toả, không chỉ được mở ra trên hai chiều trái ngược nhau mà là mọi chiều trong không gian – “ sầu trăm ngả”. Nhà thơ viết “trăm ngả” dường như khiến người đọc cảm nhận mối sầu ấy không có chỗ tận cùng, và nỗi buồn lại càng mênh mang hơn nữa.
Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận!
Hướng dẫn chi tiết:
MB:
Nếu ai đã từng thưởng thức các sáng tác Huy Cận, ắt hẳn sẽ không thể không nhận ra rằng: trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ ông thường mang nỗi sầu nhân thế và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên vũ trũ. Một trong những thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy của Huy Cận là bài “Tràng giang”. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông trước Cách mạng. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", mang tâm sự u hoài trước kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời mênh mông, vô định. Bài thơ vừa có đượm nét đẹp cổ điển lại vừa có nét hiện đại, đem đến nhiều yêu mến, say mê cùng những rung động khó phai trong tâm hồn độc giả.
TB:
* Khái quát chung:Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "anh" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng. Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
1/ Khổ 1:
Ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "tràng giang" dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.
Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách "thuyền về nước lại", nghe sao đầy xót xa. Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi "sầu trăm ngả". Ta cảm tưởng rằng thuyền về, con nước lại và một khoảng trống sẽ được mở ra, một khoảng trống về một mối sầu lan toả, không chỉ được mở ra trên hai chiều trái ngược nhau mà là mọi chiều trong không gian – “ sầu trăm ngả”. Nhà thơ viết “trăm ngả” dường như khiến người đọc cảm nhận mối sầu ấy không có chỗ tận cùng, và nỗi buồn lại càng mênh mang hơn nữa.
Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)