Phân tích bài thơ thôn vĩ dạ của hàn mạc tử

Chia sẻ bởi ngô trần phương yến | Ngày 26/04/2019 | 100

Chia sẻ tài liệu: phân tích bài thơ thôn vĩ dạ của hàn mạc tử thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Nếu nhân loại không còn khao khát nữa Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ nào yêu Người – Thi sĩ – cuối cùng vẫn là Hàn Mặc Tử Vẫn hiện lên ở đáy vực đợi chờ. (Trần Ninh Hổ) Hàn Mặc Tử “thi nhân của những mối tình” “khuấy” mãi không thành khối. Tử yêu nhiều nhưng chua xót nhận ra rằng: Trăng là người bạn tình và là người bạn tình chung thủy cuối cùng của đời mình. Trong đời thơ, đời người quá ngắn, Hàn say mê bốn thiếu nữ (Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mài Đình, Ngọc Sương). Hoàng Cúc, một thiếu nữ thôn Vĩ Dạ, là mốì tình đầu của Tử, hai người quen nhau ở Qui Nhơn. Tử là nhân viên Sở Đạc điền, còn cha Hoàng Cúc là chủ sở. Hàn thầm yêu Hoàng Cúc từ năm 1936, nhưng Vĩ rụt rè nên chỉ dám bộc bạch tâm sự cùng thơ và bạn bè… Năm 1939 biết Tử mắc bệnh nan y, lại được người khác nhắc nhở, thúc giục, Hoàng Cúc gửi tặng thi nhân Hàn Mặc Tử bưu ảnh phong cảnh Huế và mây dòng hỏi thăm mà không kí tên. Hàn lầm tưởng đó là cảnh “Bến Vĩ Dạ lúc hừng đông hay đêm trăng?“. Để tạ lòng cố nhân, Tử gửi tặng Hoàng Cúc bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đọc bài thơ này, người vô tâm mây cũng không thể không nhớ khổ thơ đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền? Cảm nhận “Đây thôn Vĩ Dạ” phải gắn với mối tình đầu của Tử và Hoàng Cúc.Nhưng lâu nay, bị ám ảnh bởi yếu tố ngoài văn bản ngôn ngữ – đặc biệt là ý kiến “Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm hình cô mặc áo dài trắng trường Đồng Khánh (…), và trách Hàn Mặc Tử sao lâu nay không ra thăm Vĩ Dạ” nên nhiều người đã hiểu câu thơ mở đầu bài thơ là lời trách nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ – đúng là giọng hờn dịu ngọt của các cô gái Huế trách mà cứ như là chào mời khách về thăm thôn Vĩ. Những lời bình ấy xem ra có lẽ thoát ly văn bản. Căn cứ vào đâu mà nói: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là câu hỏi trách móc của một thôn nữ. Hơn nữa, như Hoàng Cúc khẳng định: sau tấm bưu ảnh, không có lời trách móc nào. Làm sao lại có thể trách người đang từng giờ, từng phút đợi tử thần đến mang đi? Thơ trữ tình là thơ hướng nội. Thơ Hàn Mặc Tử càng là thơ hướng nội. Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” có thể là câu tự vấn của chính bản thân Tử. “Anh” ở đây là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ở ngôi thứ hai. Một câu hỏi mang tính chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc. Nhân vật trữ tình đã tự trách mình sao lại không về chơi thôn Vĩ. Dòng thơ đượm buồn, có pha chút hối hận. Cả bài “Đây thôn Vĩ Dạ” phải chăng là để trả lời câu hỏi đã đặt ra ở câu đầu tiên của bài thơ. (Có lẽ nên đặt dấu chấm hỏi ở vị trí cuối cùng của dòng thơ thứ hai thì hợp lí hơn).Trước khi tạo nên bài “Đây thôn Vĩ Dạ” bất hủ này, Hàn Mặc Tử đã có lần đi qua khu vườn nhà Hoàng Cúc ở bến Vĩ Dạ, nhưng chỉ đứng ở cổng mà nhìn vào. Ấn tượng sâu sắc đầu tiên còn lại trong độc giả khi đọc khổ thơ đầu là cảnh “bến Vĩ Dạ lúc hừng đông”. Qua cảnh này, Tử muốn gửi gắm những tâm sự kín đáo nào đây? Trong muôn vàn cây, lá của Vĩ Dạ, nhà thơ nhắc đến hàng cau tắm nắng bình minh bao đời nay với người Việt Nam, cây cau vẫn gợi mối tình đôi lứa, bằng biện pháp nghệ thuật tăng cấp tiệm tiến, nhà thơ đã nhấn mạnh ý “nắng mới lên”, “xanh như ngọc”. Nắng bình minh (nắng mới lên) đẹp thì đẹp, nhưng qua cái nhìn của thi nhân lãng mạn nó cũng qua nhanh như “hơi rượu say” (bởi vậy liền sau cảnh hừng đông là cảnh bến sông đêm trăng buồn đến nao lòng). “Nắng hàng cau – nắng mới lên” đi liền với “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc“. Cũng là vườn mang hương vị ngọt ngào của ca dao, nhưng vườn mà Tử miêu tả khác vườn của Nguyễn Bính, ở đây, người ta thấy xuất hiện trong thơ một khu vườn “mướt quá xanh như ngọc”. “Vườn ai” – vườn có một đối tượng có vẻ như phiếm chỉ, nhưng cũng có thể là vườn của người mình thương, vườn tình của cô gái. Rõ ràng, khu vườn trong thơ Tử không phải là “vườn hồng” cũng không phải khu vườn cổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ngô trần phương yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)