Phân tích 14 câu thơ đầu ...
Chia sẻ bởi Cấn Văn Thắm |
Ngày 19/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: Phân tích 14 câu thơ đầu ... thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
I. Mở bài Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viêt văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc sống kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn... Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong số những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng hướng về những kỉ niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến.
II. Thân bài
Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ của nhà thơ chủ yếu hướng về chặng đường hành quân gian nan, vất vả của đoàn quân Tây Tiếnqua vùng rừng núi miền Tây. Thông qua những kỉ niệm với thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của con người chiến binh Tây Tiến. Câu thơ đầu chia thành hai vế trong nhịp ngắt 4 - 3:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào của các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa... Đây là dòng sông nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng giữa núi rừng hùng vĩ, hai bên bờ sông còn rải rác mồ của các chiến sĩ Tây Tiến. Vì thế, sông Mã là một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, là hình ảnh của thiên nhiên miền Tây; nhưng dòng sông Mã còn là dòng sông gắn liền với chặng đường hành quân của trung đòan, từng chia sẻ và chứng kiến những buồn vui, những mất mát, hi sinh, từng "gầm lên khúc độc hành" tiễn đưa tử sĩ... Sông Mã đựng đầy kỉ niệm về trung đoàn Tây Tiến năm xưa. Hành hương trở về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới sông Mã như một biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ
Bài thơ được viết khi Quang Dũng đang ở Phù Lưu Chanh, xa trung đoàn, xa đồng đội, xa núi rừng miền Tây và dòng sông Mã thân yêu. Nhịp ngắt 4 - 3 tạo cảm giác như có một phút ngừng lặng để cảm nhận sự trống trải, mênh mông trong thực tại bởi"sông Mã xa rồi...", để sau đó, hiện thực mờ đi, nỗi nhớ ùa vào trong tiếng gọi tha thiết hướng về quá khứ: "Tây Tiến ơi!".Tiếng gọi ấy không dừng lại trong câu thơ đầu mà như để ngân nga nỗi tiếp trong vần "ơi" của từ láy "chơi vơi" trong câu thứ hai. Phép điệp vần tinh tế khiến tiếng gọi như âm vang, đập vào vách đá, dội lại lòng người, da diết, bâng khuâng... Sau tiếng gọi ấy, nỗi nhớ ào ạt, trào dâng trong câu thơ tiếp theo:
"Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi!"
Từ "nhớ" điệp lại ở đầu hai vế câu diễn tả một nỗi nhớ day dứt, ám ảnh, không thể nguôi ngoai. Vế đầu của câu thơ xác định đối tượng của nỗi nhớ: "nhớ về rừng núi". Đó là không gian mênh mông của miền Tây với những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... những địa danh vừa gợi lên kỉ niệm về con đường hành quân gian truân, vất vả, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ về miền đất heo hút, hoang sơ...
Và vì thế, nỗi nhớ không chỉ dừng lại ở "rừng núi", nỗi nhớ còn hướng về những năm tháng quá khứ đầy kỉ niệm và những đồng đội thân yêu nay kẻ còn người mất.
Vế sau của câu thơ dành để miêu tả sắc thái của nỗi nhớ. "Chơi vơi" là từ láy vần gợi đọ cao phiêu du, bay bổng, là từ láy thật phù hợp để miêu tả nỗi nhớ hướng về vùng núi cao miền Tây. Hơn nữa, từ láy "chơi vơi" còn gợi cảm giác về nỗi nhớ da diết, mơ hồ, đầy ám ảnh, một nỗi nhớ lơ lửng ăm ắp khôn nguôi. Có thể thấy hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh miền Tây hướng về miền Tây, về trung đòan Tây Tiến, về những năm tháng quá khứ không thể nào quên.
a. Kí ức về miền Tây
Thông qua những nét vẽ thật tài hoa, vừa chân thực, vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh của thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở
I. Mở bài Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viêt văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc sống kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn... Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong số những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng hướng về những kỉ niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến.
II. Thân bài
Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ của nhà thơ chủ yếu hướng về chặng đường hành quân gian nan, vất vả của đoàn quân Tây Tiếnqua vùng rừng núi miền Tây. Thông qua những kỉ niệm với thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của con người chiến binh Tây Tiến. Câu thơ đầu chia thành hai vế trong nhịp ngắt 4 - 3:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào của các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa... Đây là dòng sông nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng giữa núi rừng hùng vĩ, hai bên bờ sông còn rải rác mồ của các chiến sĩ Tây Tiến. Vì thế, sông Mã là một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, là hình ảnh của thiên nhiên miền Tây; nhưng dòng sông Mã còn là dòng sông gắn liền với chặng đường hành quân của trung đòan, từng chia sẻ và chứng kiến những buồn vui, những mất mát, hi sinh, từng "gầm lên khúc độc hành" tiễn đưa tử sĩ... Sông Mã đựng đầy kỉ niệm về trung đoàn Tây Tiến năm xưa. Hành hương trở về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới sông Mã như một biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ
Bài thơ được viết khi Quang Dũng đang ở Phù Lưu Chanh, xa trung đoàn, xa đồng đội, xa núi rừng miền Tây và dòng sông Mã thân yêu. Nhịp ngắt 4 - 3 tạo cảm giác như có một phút ngừng lặng để cảm nhận sự trống trải, mênh mông trong thực tại bởi"sông Mã xa rồi...", để sau đó, hiện thực mờ đi, nỗi nhớ ùa vào trong tiếng gọi tha thiết hướng về quá khứ: "Tây Tiến ơi!".Tiếng gọi ấy không dừng lại trong câu thơ đầu mà như để ngân nga nỗi tiếp trong vần "ơi" của từ láy "chơi vơi" trong câu thứ hai. Phép điệp vần tinh tế khiến tiếng gọi như âm vang, đập vào vách đá, dội lại lòng người, da diết, bâng khuâng... Sau tiếng gọi ấy, nỗi nhớ ào ạt, trào dâng trong câu thơ tiếp theo:
"Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi!"
Từ "nhớ" điệp lại ở đầu hai vế câu diễn tả một nỗi nhớ day dứt, ám ảnh, không thể nguôi ngoai. Vế đầu của câu thơ xác định đối tượng của nỗi nhớ: "nhớ về rừng núi". Đó là không gian mênh mông của miền Tây với những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... những địa danh vừa gợi lên kỉ niệm về con đường hành quân gian truân, vất vả, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ về miền đất heo hút, hoang sơ...
Và vì thế, nỗi nhớ không chỉ dừng lại ở "rừng núi", nỗi nhớ còn hướng về những năm tháng quá khứ đầy kỉ niệm và những đồng đội thân yêu nay kẻ còn người mất.
Vế sau của câu thơ dành để miêu tả sắc thái của nỗi nhớ. "Chơi vơi" là từ láy vần gợi đọ cao phiêu du, bay bổng, là từ láy thật phù hợp để miêu tả nỗi nhớ hướng về vùng núi cao miền Tây. Hơn nữa, từ láy "chơi vơi" còn gợi cảm giác về nỗi nhớ da diết, mơ hồ, đầy ám ảnh, một nỗi nhớ lơ lửng ăm ắp khôn nguôi. Có thể thấy hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh miền Tây hướng về miền Tây, về trung đòan Tây Tiến, về những năm tháng quá khứ không thể nào quên.
a. Kí ức về miền Tây
Thông qua những nét vẽ thật tài hoa, vừa chân thực, vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh của thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cấn Văn Thắm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)