Phần mêm thiết kế Ma trận đề kiểm tra

Chia sẻ bởi Huỳnh Văn Minh | Ngày 02/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Phần mêm thiết kế Ma trận đề kiểm tra thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THÂN ÁI
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI
1. Ma trận đề kiểm tra là gì? Mục đích của việc lập ma trận đề kiểm tra?
2. Có thể căn cứ vào đề kiểm tra để xây dựng ma trận đề kiểm tra được không? Vì sao?
3. Làm thế nào để xây dựng các đề kiểm tra tương đương nhau về mức độ ?
4. Căn cứ vào đâu để phân chia tỉ lệ điểm tương ứng với các chủ đề và tỉ lệ điểm tương ứng với mỗi cấp độ tư duy trong một ma trận?
1- Ma trận đề kiểm tra là gì? Mục đích của việc lập ma trận đề kiểm tra?
Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí hai chiều của đề kiểm tra, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Trong mỗi ma trận là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn, mỗi cấp độ tư duy, số lượng câu hỏi và tổng số điểm cho các câu hỏi.
Mục đích của việc lập ma trận là nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra đánh giá.
2- Có thể căn cứ vào đề kiểm tra để xây dựng ma trận đề kiểm tra được không? Vì sao?
- Không thể căn cứ như vậy. Vì như thế là làm ngược quy trình, không thể hiện được tính chất khoa học, tính kế hoạch của việc kiểm tra đánh giá. Căn cứ để xây dựng ma trận đề kiểm tra là chương trình giáo dục, là chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học; đề kiểm tra là thể hiện cụ thể của ma trận với hệ thống các câu hỏi tương ứng với các tiêu chí được nêu trong ma trận đề kiểm tra.
3- Làm thế nào để xây dựng các đề kiểm tra tương đương nhau về mức độ ?
- Ma trận đề sẽ là “bản đồ“ cho các đề kiểm tra. Trên đó, các câu hỏi ở các đề kiểm tra sẽ có “toạ độ“ tương ứng - tức là mức độ khó tương đương. Mỗi ma trận quy định một phạm vi kiến thức theo mục đích kiểm tra, đánh giá. Chúng ta có thể xây dựng một ma trận cho nhiều đề kiểm tra khi mục đích kiểm tra, đánh giá không khác nhau (ví dụ: kiểm tra cuối chương, cuối kì...). Như vậy, các đề bài sẽ thể hiện tính chất công bằng trong kiểm tra, đánh giá vì mức độ khó của các đề tương ứng với một ma trận sẽ có độ khó tương đương nhau.
4-Căn cứ vào đâu để phân chia tỉ lệ điểm tương ứng với các chủ đề và tỉ lệ điểm tương ứng với mỗi cấp độ tư duy trong một ma trận?
- Những căn cứ để xác định tỉ lệ điểm ở mỗi tiêu chí trong ma trận là mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục và tình hình thực tế.
Tỉ lệ điểm như thế nào?
- Trắc nghiệm 100%?
- Tự luận 100%?
- Kết hợp trắc nghiệm và tự luận?
?
Tỉ lệ điểm như thế nào?
- Trắc nghiệm 100%?
Điểm (số câu hỏi) của mỗi chủ đề - mạch kiến thức tỉ lệ thuận với tầm quan trọng.
[Tầm QT]
thuộc
(0; 100]
Tỉ lệ điểm như thế nào?
- Tự luận 100%?
Điểm của mỗi chủ đề - mạch kiến thức tỉ lệ thuận với điểm ma trận.
Điểm ma trận là gì?
[Điểm MT] = [Tầm QT] x [Trọng số]
[Tầm QT] thuộc (0; 100]
[Trọng số] thuộc [1; 4]
[Điểm MT] thuộc
[100; 400]
Tỉ lệ điểm như thế nào?
- Kết hợp trắc nghiệm và tự luận?
Điểm (số câu hỏi) của mỗi chủ đề - mạch kiến thức tỉ lệ thuận với tầm quan trọng.
[Tầm QT] thuộc (0; 100]
Điểm chung nhất của ba hình thức
- Trắc nghiệm 100%.
- Tự luận 100%.
- Kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
?
[Điểm MT] thuộc
[100; 400]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)