Phần mềm quản lí điểm
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Tuấn |
Ngày 24/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: phần mềm quản lí điểm thuộc Excel
Nội dung tài liệu:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TIỆN ÍCH QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC (QLD_HSTH)
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài
Từ thực tiễn quản lý điểm học sinh trường tiểu học, nhất là từ sau khi thực hiện thông tư số 32 về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học” của Bộ GD&ĐT, một số khó khăn, trở ngại đã nảy sinh trong quá trình thực hiện. Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học cần có cải tiến, biện pháp để giải quyết; để vừa thực hiện đúng quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và cả yêu cầu báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT, của chương rình EMIS, vừa giúp cho giáo viên đánh giá xếp loại học sinh theo hướng dẫn của các văn bản hiện hành cũng như công tác chủ nhiệm lớp được tốt hơn.
- Những khó khăn trở ngại do yếu tố chủ quan:
+ Nhận thức, trình độ, năng lực, quan niệm… của thầy (cô) giáo với một số văn bản, hướng dẫn (như Thông tư số 32/ 2009- TT BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo, về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”, công văn số 717/BGDĐT – GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại HSTH của Bộ giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; công văn số 2069/Sở GD&ĐT về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32 của Sở GD&ĐT về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”): còn một số giáo viên lúng túng, chưa hiểu sâu sắc khi thực hiện.
+ Trong quá trình dạy học, thống kê báo cáo vào những thời điểm theo yêu cầu của các cấp quản lý, có khi xảy ra số liệu thống kê báo cáo không đúng. Có khi số lượng học sinh không phù hợp với số lượng điểm 1, 2, …9,10 của các môn cho điểm; hay xếp loại học lực môn, xếp loại giáo dục (số lượng, tỷ lệ phần trăm) không phù hợp; hoặc số học sinh trong thời điểm nào đó: không chuyển đi, không có chuyển điến mà số nữ (nam) lại thay đổi !
- Những khó khăn trở ngại do yếu tố khách quan:
Theo Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ban hành “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học"; công văn 717/BGDĐT – GDTH về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32” – “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”: Hướng dẫn thực hiện và ghi học bạ (do học bạ ghi theo QĐ số 30/BGD&ĐT về Đánh giá xếp loại học sinh tiểu học” – trước năm học 2009 - 2010, công văn số 2069/Sở GD&ĐT về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32 của Sở GD&ĐT – “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và ghi học bạ năm học 2009 – 2010”:
+ Theo đó, trong “Sổ điểm lớp” – “Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh – các lớp 1 đến 5”, cho đến năm học 2011 – 2012 này, vẫn chưa có cột ghi “Số nhận xét đạt được trong HKI” với các môn đánh giá bằng nhận xét. Đến cuối HKI hay cuối năm học, giáo viên phải ghi kết quả HKI của học sinh vào học bạ, nên trong công tác quản lý, việc kiểm tra theo dõi là khó khăn.
Nếu sau học kì I, hay cuối năm mới ghi kết quả (các môn đánh giá bằng nhận xét) của học sinh vào học bạ, ai dám chắc và nhớ là ở học kì I học sinh này đạt bao nhiêu nhận xét? Ví dụ cuối năm học, các lớp 3, 4, 5 đạt 10 nhận xét, khi chỉ khi xếp loại học lực môn học kì I là A+, như vậy học kì I đạt 5 nhận xét; còn nếu là xếp loại A (đạt 3, 4 nhận xét), xếp loại B (đạt 0, 1, 2 nhận xét) thì làm sao nhớ chính xác được? chỉ còn cách mở sổ điểm lớp ra, đối chiếu thực hiện nội dung chương trình, theo biên chế năm học mà “đếm”!
Hoặc như xếp loại Hạnh kiểm: Nếu đạt từ 5 – 10 nhận xét ở từng học kì thì ghi “Thực hiện đầy đủ”- “Đ” (song, số nhận xét từng học kì thì phải đếm ở trong sổ điểm). Song, để đánh giá học sinh chính xác hơn, nhất là việc khen thưởng động viên các em, thì rõ ràng không thể chính xác! Vì ở số nhận xét từng học kì (6 cũng như 10, đều “Thực hiện đầy đủ” - “Đ” và “0 cũng như 4” : đều “Chưa thực hiện đầy đủ” – “CĐ”, như nhau!).
+ Cũng theo hướng dẫn CV 2069 thì việc xếp loại giáo dục HKI (nhằm động viên khuyến khích học sinh) nếu ghi trong sổ điểm hay học bạ đều gặp khó khăn (chưa có hướng dẫn và không có cột, ô để : ghi số nhận xét HKI, CN với các môn đánh giá bằng nhận xét; và cả xếp loại giáo dục hay xếp loại Vở sạch chữ đẹp!).
+ Việc thông báo kết quả học tập của học sinh (dù HKI hay CN): Nhà trường khó có thể đưa học bạ chính của học sinh cho gia đình các em, khi các em đang học tại trường (đem về nhà xem rồi nộp lại nhà trường). Thường thì giáo viên công bố kết quả học tập của học sinh trong buổi họp phụ huynh học sinh – khi kết quả đó đã được Hiệu trưởng nhà trường ký duyệt. Hơn nữa, cứ vào đầu năm học, khi nhập học – ghi tên, các giáo viên thường mượn lại học bạ của học sinh, từ bộ phận văn phòng nhà trường, để thống kê các số liệu cần thiết, phục vụ cho công tác chủ nhiệm, lập kế hoạch dạy và học, giao nhận chỉ tiêu, … cũng khá vất vả, có khi bị nhầm lẫn về sao chép hay thống kê số liệu.
- Khi lập kế hoạch năm học, không chỉ từng lớp mà toàn trường cũng cần có cơ sở về số lượng, chất lượng học tập của học sinh của năm học liền kề. Thường thì từng lớp phải mượn học bạ của lớp để cập nhật, thống kê số liệu “đầu vào”.
- Trên mạng Internet cũng có nhiều phần mềm, chương trình và tiện ích về quản lý điểm học sinh trường tiểu học, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại về đánh giá xếp loại học sinh. Nhất là việc sao lưu, ghi kết quả vào học bạ, đánh giá xếp loại Vở sạch chữ đẹp, … theo yêu cầu chung của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau) cũng như thống kê kết quả các phong trào, chỉ tiêu, … .
- Việc sử dụng tiện ích Excel để quản lý điểm học sinh trường tiểu học, là vấn đề không mới trong ngành giáo dục nói chung; nhưng là vấn đề mới trên thực tế của trường tiểu học xã Hàng Vịnh, và một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Năm Căn. Quản lý điểm học sinh trường tiểu học (QLD_HSTH) này: thực sự là vấn đề cần thiết, hữu hiệu với trường tiểu học xã Hàng Vịnh và các trường tiểu học trong huyện Năm Căn hiện nay. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cũng như quá trình giảng dạy và giáo dục.
Phần thứ hai: Một số biện pháp giải quyết vấn đề
Biện pháp thứ nhất: Quán triệt, triển khai các văn bản, hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh.
1- Cơ sở xuất phát để đề ra biện pháp thứ nhất:
- Chỉ khi hiểu đúng và nắm vững mục đích, yêu cầu, cũng như cách thức thực hiện vấn đề nào đó, thì vấn đề đó mới thực hiện được tốt. Đánh giá xếp loại học sinh, là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình dạy học.
- Đánh giá xếp loại học sinh tiểu học không chỉ là trách nhiệm của giáo viên tiểu học, mà thông qua kết quả đó, còn giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình, nhằm dần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; đồng thời, nó còn phản ánh trung thực trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ƯDCNTT của giáo viên. Gián tiếp, nó còn phản ánh một phần kết quả công tác quản lý trường học, của cán bộ quản lý giáo dục.
2- Diễn biến của quá trình tác động biện pháp thứ nhất:
Từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt sâu sắc đến tất cả cán bộ, giáo viên các văn bản hướng dẫn của ngành, nhất là hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học. Một số văn bản, hướng dẫn như:
- Điều lệ trường Tiểu học (nhấn mạnh nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh).
Từ năm học 2010 – 2011: theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ GD&ĐT ban hành, áp dụng từ 15/02/2011 (thay thế cho Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2007, Bộ GD&ĐT).
- Thông tư số 32/ 2009- TT BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT, về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”.
- “Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh”: lớp 1 – 5, hiện hành.
+ Năm học 2011 – 2012: Trang 17, “môn Thể dục”, có chú thính hướng dẫn ghi “Kết quả các môn nhận xét” đạt được của học sinh. (Sổ điểm năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011: môn Thể dục lớp 3 chỉ có 8 cột - tương ứng 8 nhận xét. Theo Thông tư số 32/ Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh lớp 3, môn Thể dục có 10 nhận xét, ngay trang 21 của sổ. Vì vậy, giáo viên phải kẻ đôi hai cột, trong 8 cột hiện có ở trang 20, để có 10 cột - ứng với 10 nhận xét; Sổ điểm năm học 2011 – 2012 đã được chỉnh sửa phù hợp).
+ Thực tế thì năm học 2011 – 2012: Sổ điểm lớp 2, cũng có sự “nhầm lẫn" ở trang 20. Dòng 7, trên xuống dư “và tai”: Biện pháp “khắc phục” gạch bỏ từ này; trang 21 đánh giá nhận xét môn Âm nhạc sai tên bài hát “Bắt kim thang”: Biện pháp “khắc phục” sửa lại cho đúng là “Bắc kim thang”.
- Công văn số 717/BGDĐT – GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, của Bộ GD&ĐT.
- Công văn số 2069/Sở GD&ĐT của Sở GD&ĐT Cà Mau về Hướng dẫn thực hiện thông tư số 32 và ghi học bạ cho học sinh.
- Học bạ “mới”, ghi đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo TT32/Bộ GD&ĐT, năm học 2011 – 2012 áp dụng ở lớp 1, 2, 3. Lớp 4, 5 học bạ “cũ”, vì lớp 1, 2 của học bạ này đã ghi theo hướng dẫn QĐ số 30/QĐ – Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, giáo viên thực hiện theo công văn 717/ BGDĐT – GDTH và Công văn số 2069/Sở GD&ĐT của Sở GD&ĐT Cà Mau.
Do được quán triệt, triển khai kĩ càng, nên mọi giáo viên đều hiểu, nắm vững, tự tin hơn khi thực hiện công việc đánh giá xếp loại học sinh.
3- Kết quả của biện pháp thứ nhất :
- Mọi cán bộ, giáo viên đều hiểu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung cũng như cách thực hiện sao cho đúng, phù hợp các văn bản hướng dẫn nêu trên.
- Cuối học kì I, năm học 2011 – 2012 cũng như năm học (2009 – 2010 và 2010 – 2011), CBQL và giáo viên đều thực hiện đánh giá xếp loại học sinh đúng.
- Việc ghi kết quả vào học bạ cho các em đã hạn chế tối đa, không còn sai sót.
Biện pháp thứ hai: Mở chuyên đề về ƯDCNTT, hướng dẫn cán bộ giáo viên thực hành trên máy.
1- Cơ sở xuất phát để đề ra biện pháp thứ hai:
- Hiện nay, đa số cán bộ giáo viên trong trường đã có chứng chỉ A, B tin học. Thực tế thì khả năng sử dụng máy vi tính, thực hành trên Word hay Excel (nhất là thực hiện soạn giáo án trên Word; kẻ biểu bảng, áp dụng một số công thức đơn giản trên Excel), của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế.
- Giáo viên soạn giáo án chủ yếu trên Word, khi tạo bảng có ô như:
Tiến trình các bư
TIỆN ÍCH QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC (QLD_HSTH)
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài
Từ thực tiễn quản lý điểm học sinh trường tiểu học, nhất là từ sau khi thực hiện thông tư số 32 về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học” của Bộ GD&ĐT, một số khó khăn, trở ngại đã nảy sinh trong quá trình thực hiện. Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học cần có cải tiến, biện pháp để giải quyết; để vừa thực hiện đúng quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và cả yêu cầu báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT, của chương rình EMIS, vừa giúp cho giáo viên đánh giá xếp loại học sinh theo hướng dẫn của các văn bản hiện hành cũng như công tác chủ nhiệm lớp được tốt hơn.
- Những khó khăn trở ngại do yếu tố chủ quan:
+ Nhận thức, trình độ, năng lực, quan niệm… của thầy (cô) giáo với một số văn bản, hướng dẫn (như Thông tư số 32/ 2009- TT BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo, về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”, công văn số 717/BGDĐT – GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại HSTH của Bộ giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; công văn số 2069/Sở GD&ĐT về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32 của Sở GD&ĐT về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”): còn một số giáo viên lúng túng, chưa hiểu sâu sắc khi thực hiện.
+ Trong quá trình dạy học, thống kê báo cáo vào những thời điểm theo yêu cầu của các cấp quản lý, có khi xảy ra số liệu thống kê báo cáo không đúng. Có khi số lượng học sinh không phù hợp với số lượng điểm 1, 2, …9,10 của các môn cho điểm; hay xếp loại học lực môn, xếp loại giáo dục (số lượng, tỷ lệ phần trăm) không phù hợp; hoặc số học sinh trong thời điểm nào đó: không chuyển đi, không có chuyển điến mà số nữ (nam) lại thay đổi !
- Những khó khăn trở ngại do yếu tố khách quan:
Theo Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ban hành “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học"; công văn 717/BGDĐT – GDTH về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32” – “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”: Hướng dẫn thực hiện và ghi học bạ (do học bạ ghi theo QĐ số 30/BGD&ĐT về Đánh giá xếp loại học sinh tiểu học” – trước năm học 2009 - 2010, công văn số 2069/Sở GD&ĐT về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32 của Sở GD&ĐT – “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và ghi học bạ năm học 2009 – 2010”:
+ Theo đó, trong “Sổ điểm lớp” – “Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh – các lớp 1 đến 5”, cho đến năm học 2011 – 2012 này, vẫn chưa có cột ghi “Số nhận xét đạt được trong HKI” với các môn đánh giá bằng nhận xét. Đến cuối HKI hay cuối năm học, giáo viên phải ghi kết quả HKI của học sinh vào học bạ, nên trong công tác quản lý, việc kiểm tra theo dõi là khó khăn.
Nếu sau học kì I, hay cuối năm mới ghi kết quả (các môn đánh giá bằng nhận xét) của học sinh vào học bạ, ai dám chắc và nhớ là ở học kì I học sinh này đạt bao nhiêu nhận xét? Ví dụ cuối năm học, các lớp 3, 4, 5 đạt 10 nhận xét, khi chỉ khi xếp loại học lực môn học kì I là A+, như vậy học kì I đạt 5 nhận xét; còn nếu là xếp loại A (đạt 3, 4 nhận xét), xếp loại B (đạt 0, 1, 2 nhận xét) thì làm sao nhớ chính xác được? chỉ còn cách mở sổ điểm lớp ra, đối chiếu thực hiện nội dung chương trình, theo biên chế năm học mà “đếm”!
Hoặc như xếp loại Hạnh kiểm: Nếu đạt từ 5 – 10 nhận xét ở từng học kì thì ghi “Thực hiện đầy đủ”- “Đ” (song, số nhận xét từng học kì thì phải đếm ở trong sổ điểm). Song, để đánh giá học sinh chính xác hơn, nhất là việc khen thưởng động viên các em, thì rõ ràng không thể chính xác! Vì ở số nhận xét từng học kì (6 cũng như 10, đều “Thực hiện đầy đủ” - “Đ” và “0 cũng như 4” : đều “Chưa thực hiện đầy đủ” – “CĐ”, như nhau!).
+ Cũng theo hướng dẫn CV 2069 thì việc xếp loại giáo dục HKI (nhằm động viên khuyến khích học sinh) nếu ghi trong sổ điểm hay học bạ đều gặp khó khăn (chưa có hướng dẫn và không có cột, ô để : ghi số nhận xét HKI, CN với các môn đánh giá bằng nhận xét; và cả xếp loại giáo dục hay xếp loại Vở sạch chữ đẹp!).
+ Việc thông báo kết quả học tập của học sinh (dù HKI hay CN): Nhà trường khó có thể đưa học bạ chính của học sinh cho gia đình các em, khi các em đang học tại trường (đem về nhà xem rồi nộp lại nhà trường). Thường thì giáo viên công bố kết quả học tập của học sinh trong buổi họp phụ huynh học sinh – khi kết quả đó đã được Hiệu trưởng nhà trường ký duyệt. Hơn nữa, cứ vào đầu năm học, khi nhập học – ghi tên, các giáo viên thường mượn lại học bạ của học sinh, từ bộ phận văn phòng nhà trường, để thống kê các số liệu cần thiết, phục vụ cho công tác chủ nhiệm, lập kế hoạch dạy và học, giao nhận chỉ tiêu, … cũng khá vất vả, có khi bị nhầm lẫn về sao chép hay thống kê số liệu.
- Khi lập kế hoạch năm học, không chỉ từng lớp mà toàn trường cũng cần có cơ sở về số lượng, chất lượng học tập của học sinh của năm học liền kề. Thường thì từng lớp phải mượn học bạ của lớp để cập nhật, thống kê số liệu “đầu vào”.
- Trên mạng Internet cũng có nhiều phần mềm, chương trình và tiện ích về quản lý điểm học sinh trường tiểu học, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại về đánh giá xếp loại học sinh. Nhất là việc sao lưu, ghi kết quả vào học bạ, đánh giá xếp loại Vở sạch chữ đẹp, … theo yêu cầu chung của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau) cũng như thống kê kết quả các phong trào, chỉ tiêu, … .
- Việc sử dụng tiện ích Excel để quản lý điểm học sinh trường tiểu học, là vấn đề không mới trong ngành giáo dục nói chung; nhưng là vấn đề mới trên thực tế của trường tiểu học xã Hàng Vịnh, và một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Năm Căn. Quản lý điểm học sinh trường tiểu học (QLD_HSTH) này: thực sự là vấn đề cần thiết, hữu hiệu với trường tiểu học xã Hàng Vịnh và các trường tiểu học trong huyện Năm Căn hiện nay. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý cũng như quá trình giảng dạy và giáo dục.
Phần thứ hai: Một số biện pháp giải quyết vấn đề
Biện pháp thứ nhất: Quán triệt, triển khai các văn bản, hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh.
1- Cơ sở xuất phát để đề ra biện pháp thứ nhất:
- Chỉ khi hiểu đúng và nắm vững mục đích, yêu cầu, cũng như cách thức thực hiện vấn đề nào đó, thì vấn đề đó mới thực hiện được tốt. Đánh giá xếp loại học sinh, là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình dạy học.
- Đánh giá xếp loại học sinh tiểu học không chỉ là trách nhiệm của giáo viên tiểu học, mà thông qua kết quả đó, còn giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình, nhằm dần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; đồng thời, nó còn phản ánh trung thực trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ƯDCNTT của giáo viên. Gián tiếp, nó còn phản ánh một phần kết quả công tác quản lý trường học, của cán bộ quản lý giáo dục.
2- Diễn biến của quá trình tác động biện pháp thứ nhất:
Từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt sâu sắc đến tất cả cán bộ, giáo viên các văn bản hướng dẫn của ngành, nhất là hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học. Một số văn bản, hướng dẫn như:
- Điều lệ trường Tiểu học (nhấn mạnh nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh).
Từ năm học 2010 – 2011: theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ GD&ĐT ban hành, áp dụng từ 15/02/2011 (thay thế cho Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2007, Bộ GD&ĐT).
- Thông tư số 32/ 2009- TT BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD&ĐT, về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”.
- “Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh”: lớp 1 – 5, hiện hành.
+ Năm học 2011 – 2012: Trang 17, “môn Thể dục”, có chú thính hướng dẫn ghi “Kết quả các môn nhận xét” đạt được của học sinh. (Sổ điểm năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011: môn Thể dục lớp 3 chỉ có 8 cột - tương ứng 8 nhận xét. Theo Thông tư số 32/ Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh lớp 3, môn Thể dục có 10 nhận xét, ngay trang 21 của sổ. Vì vậy, giáo viên phải kẻ đôi hai cột, trong 8 cột hiện có ở trang 20, để có 10 cột - ứng với 10 nhận xét; Sổ điểm năm học 2011 – 2012 đã được chỉnh sửa phù hợp).
+ Thực tế thì năm học 2011 – 2012: Sổ điểm lớp 2, cũng có sự “nhầm lẫn" ở trang 20. Dòng 7, trên xuống dư “và tai”: Biện pháp “khắc phục” gạch bỏ từ này; trang 21 đánh giá nhận xét môn Âm nhạc sai tên bài hát “Bắt kim thang”: Biện pháp “khắc phục” sửa lại cho đúng là “Bắc kim thang”.
- Công văn số 717/BGDĐT – GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, của Bộ GD&ĐT.
- Công văn số 2069/Sở GD&ĐT của Sở GD&ĐT Cà Mau về Hướng dẫn thực hiện thông tư số 32 và ghi học bạ cho học sinh.
- Học bạ “mới”, ghi đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo TT32/Bộ GD&ĐT, năm học 2011 – 2012 áp dụng ở lớp 1, 2, 3. Lớp 4, 5 học bạ “cũ”, vì lớp 1, 2 của học bạ này đã ghi theo hướng dẫn QĐ số 30/QĐ – Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, giáo viên thực hiện theo công văn 717/ BGDĐT – GDTH và Công văn số 2069/Sở GD&ĐT của Sở GD&ĐT Cà Mau.
Do được quán triệt, triển khai kĩ càng, nên mọi giáo viên đều hiểu, nắm vững, tự tin hơn khi thực hiện công việc đánh giá xếp loại học sinh.
3- Kết quả của biện pháp thứ nhất :
- Mọi cán bộ, giáo viên đều hiểu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung cũng như cách thực hiện sao cho đúng, phù hợp các văn bản hướng dẫn nêu trên.
- Cuối học kì I, năm học 2011 – 2012 cũng như năm học (2009 – 2010 và 2010 – 2011), CBQL và giáo viên đều thực hiện đánh giá xếp loại học sinh đúng.
- Việc ghi kết quả vào học bạ cho các em đã hạn chế tối đa, không còn sai sót.
Biện pháp thứ hai: Mở chuyên đề về ƯDCNTT, hướng dẫn cán bộ giáo viên thực hành trên máy.
1- Cơ sở xuất phát để đề ra biện pháp thứ hai:
- Hiện nay, đa số cán bộ giáo viên trong trường đã có chứng chỉ A, B tin học. Thực tế thì khả năng sử dụng máy vi tính, thực hành trên Word hay Excel (nhất là thực hiện soạn giáo án trên Word; kẻ biểu bảng, áp dụng một số công thức đơn giản trên Excel), của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế.
- Giáo viên soạn giáo án chủ yếu trên Word, khi tạo bảng có ô như:
Tiến trình các bư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)