Phan lop so

Chia sẻ bởi Lý Minh Tuấn | Ngày 23/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: phan lop so thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phân lớp Sổ
BÀI THUYẾT TRÌNH


Tổ 2
Đỗ Thị Trâm Anh
Trần Hồng Vân
Tô Huỳnh Thiên Trọng
Nghiêm Thị Phương Loan
Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Võ Thỵ Thuý Nga
Nguyễn Huỳnh Bích Trang
PHÂN LỚP SỔ
1/ Đặc điểm chung
- Là một phân lớp lớn, rất đa đạng.
- Bao gồm đủ các loại cây : thân gỗ, thân bụi, thân cỏ.
- Hoa tiến hoá theo hướng thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Các bộ có tổ chức thấp vẫn còn có lá noãn rời, mạch có bản ngăn hình thang biểu hiện tính chất gần gũi với bộ Ngọc Lan trong phân lớp Ngọc Lan.
- Trong phân lớp có các nhánh tiến hoá khác nhau hình thành những nhóm bộ riêng biệt :
Một số bộ thấp có cây thân gỗ là chủ yếu, hoa có kiểu xếp xoắn, nhị và nhuỵ còn nhiều, lá noãn có khi còn rời nhau ( bộ Sổ, bộ Chè )
Một số bộ chủ yếu là cây thân cỏ , bầu nhuỵ có lối đính noãn bên ( bộ Hoa tím, bộ Màn màn, bộ Thu hải đường ) . Bộ Hoa tím được coi là một trong những bộ gốc của phân lớp , từ đó đi ra nhiều bộ khác .
Một số bộ có lối đính noãn trụ giữa, hoa mẫu 5, nhị 2 vòng hoa từ cánh rời ( bộ Bông, bộ Thầu dầu ) đến cánh đính ( bộ Đỗ quyên, bộ Thị, bộ Anh thảo ) .
Một số bộ có xu hướng giảm dần thành phần hoa, tiến tới hoa đơn tính ( bộ Liễu , bộ Trầm ).
2/ Bộ Sổ(Dilleniales) :
Bộ Sổ có lá noãn rời, bao hoa xếp xoắn, nhị nhiều, lá kèm sớm rụng ( có quan hệ với bộ Ngọc lan ). Ở bộ Sổ có màng hạt phấn 3 rãnh, không có tế bào tiết trong thân và lá.
Ở nước ta chỉ gặp đại diện của 1 họ trong số 2 họ của bộ.
a/ Họ Sổ ( Dilleniaceae):
Cây gỗ, ít khi là cây bụi leo.
Lá mọc cách, đơn nguyên, mép thường khía răng, gân nổi hình lông chim, lá kèm rụng sớm.
Hoa khá lớn, mọc ở kẽ lá. Bao hoa xếp xoắn, mẫu 5 , tràng sớm rụng. Nhị nhiều xếp thành nhiều vòng. Nhuỵ gồm nhiều lá noãn rời nhau hay dính lại 1 ít, vòi nhuỵ hoàn toàn rời hoặc hơi dính ở gốc, phần trên tự do và bằng số lá noãn.
Quả đại hoặc quả mọng nhiều ngăn, chứa nhiều hạt. Phôi thẳng, thường rất nhỏ, giàu nội nhũ .
Công thức hoa : * K5 C5 A∞ G∞
Họ Sổ có 18 chi và khoảng 530 loài, phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới và một phần cận nhiệt đới ở cả hai bán cầu. Ở nước ta chỉ có 2 chi với 18 loài .
Các đại diện :
Sổ bà ( Dillenia indica L ) : Cây cao tới 10m, vỏ dễ tróc thành từng mảng. Quả có vị chua, ăn được. Lá dùng để chữa bệnh ho, sốt, cây thường mọc ở bên suối
3/ Bộ Hoa tím ( Violales)
Gồm một số lớn họ tập trung ở vùng nhiệt đới. Phần lớn là cây thân cỏ, thân đứng thẳng hay thân leo. Bộ gần với bộ Chè và bộ Bông, có nguồn gốc chung từ Sổ. Bộ có 14 họ, ở nước ta thường gặp đại diện 7 họ.
a/ Họ Bầu bí ( Cucurbitaceae )
- Cây thân cỏ, sống 1 năm hoặc sống dai, leo nhờ tua cuốn hoặc bò trên đất.
- Lá đơn có cuống dài, mọc cách, thường chia thuỳ chân vịt, không có lá kèm.
- Thân, lá thường phủ lông cứng, nhất là lúc non.
- Hoa đơn cùng cây hoặc khác cây. Hoa đều, mẫu 5, cánh hoa dính nhau. Nhị 5, có thể rời hoặc dính lại khác nhau: dính từng đôi còn 1 nhị tự do, 5 nhị dính lại với nhau ... ; bao phấn cong queo và nứt dọc. Bộ nhuỵ gồm 3 lá noãn dính lại thành bầu dưới 3 ô , vòi nhuỵ ngắn, 3 đầu nhuỵ lớn. Giá noãn trụ giữa nhưng phát triển ra ngoài sát mép bầu rồi phân thành 2 nhánh cong vào trong và mang noãn thành kiểu đính noãn bên giả chia mỗi ô thành 2 => bầu 6 ô, thường chứa nhiều noãn. Quả mọng kiểu bầu bí : khá lớn, lớp vỏ ngoài thường cứng rắn, lớp vỏ giữa dày và mọng nước, đôi khi hoá xốp (quả mướp).
- Hạt có lá mầm dày và chứa nhiều dầu, phôi thẳng, không có nội nhũ.
- Công thức hoa : Hoa đực : K(5) C(5) A(2)(2)1
Hoa cái : K(5) C(5)(3) G(3)
- Họ Bầu bí có 120 chi và khoảng 1000 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, 1 số ít ở vùng hàn đới và ôn đới. Ở nước ta có trên 20 chi và gần 50 loài, phần lớn là cây cho quả và lá làm rau ăn .
Các đại diện :
- Dưa hấu ( Citrulus lanatus (Thunb.) Mats .et Nakai ) : cây bò, quả to hình cầu hay bầu dục, thịt quả màu đỏ, đôi khi vàng, nhiều nước, ăn ngọt, mát .
- Dưa chuột hay dưa leo ( Cucumis sativus L ) : Quả gần hình trụ hai đầu thuôn tròn, mặt ngoài có những u lồi .
- Dưa bở (Melo sinensis L ) : Quả khi chín màu vàng, thịt quả có bột trắng, ăn mát và bổ. Hạt dưa bở ăn được và chế dầu dùng trong kĩ thuật .
- Bí đao hay bí xanh ( Benincasa hispida Cogn .): Quả to dài hình trụ, khi già màu lục thẫm và phủ sáp trắng, làm rau ăn và làm mứt .
- Bí ngô ( Cucurbita pepo L ): Quả to hay rất to, hình cầu dẹt, khía nhiều múi, vỏ cứng, thịt quả màu vàng. Hạt ăn sống chữa giun sán, rang lên ăn béo ngậy, ngon.
- Bầu ( Lagenaria siceraria Standl . ): Lá mềm, quả hình nậm rượu, hoặc dài như quả bí đao,1 đầu thuôn nhỏ, vỏ màu lục nhạt.
- Mướp ta (Luffa cylindrica (L.)Roem .): Quả hình trụ với các vạch dọc ở ngoài, có tính sinh sữa, lợi tiểu. Thứ mướp hương ( L.cylindrica var. insularum Cogn ), quả có mùi thơm hơn mướp ta nhiều.
- Gấc (M. cochinchinensis (Lour) Spreng.): Quả to hình trứng, có gai ngắn, khi chín có màu vàng cam hay đỏ. Chất dầu ở thịt quả chứa caroten, khi vào cơ thể chất này biến đổi thành sinh tố A.
- Su su ( Sechium edule ( Jacq .) Sw ) : Quả có hình quả lê có cạnh lồi dọc và có gai mềm nhỏ, chỉ có 1 hạt. Cây nguyên sản ở Châu Mĩ được nhập và trồng nhiều ở Tam Đảo ( Vĩnh Yên ) và 1 số vùng khác.
- Còn 1 số cây mọc dại ở nước ta, trong đó có cây đại hái hay mỡ lợn ( Hodgsonia macrocarpa(Bl) Cogn .) là loài dây leo, quả hình cầu, to bằng quả bưởi, hạt chứa nhiều dầu, thường mọc ở chổ sáng nơi cửa rừng.
3/ Bộ Màn màn ( Capparales ) :
- Gồm cây gỗ nhỏ và thân cỏ.
- Bộ gần gũi với bộ Hoa tím ở một số đặc điểm ( cấu tạo bộ nhuỵ, tuyến cũng từ đế hoa phát triển lên, noãn cấu tạo giống nhau ...) và xuất phát từ những đại diện nguyên thuỷ của bộ Hoa tím ( họ Mùng quân ).
- Bộ có 3 họ, trong đó họ Cải quen thuộc nhất.
a/ Họ cải ( Brassicaceae) :
- Cây thân cỏ, sống hằng năm, có khi là cây nữa bụi hoặc cây bụi.
- Lá đơn,mọc cách, không có lá kèm.
- Hoa tập trung thành cụm hoa hình chùm đơn hay chùm kép, hoặc hình ngù, không có lá bắc. Hoa thường nhỏ, đều,mẫu 2.
- Quả thuộc loại quả cải : quả khô khi chín mở thành 2 mảnh vỏ, ở giữa có 1 khung mang hạt. Hạt có phôi lớn và cong, không có nội nhũ hoặc nội nhũ kém phát triển.
- Cải là một họ lớn ( 350 chi và khoảng 3000 loài ) phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải, Tây và Trung Á. Ở nước ta có 6 chi và độ 20 loài . ) :
Các đại diện :
- Su hào (Brassica oleracea L. var. Caulorapa Pasq.) : Thân phình to thành củ ở trên mặt đất .
- Cải bắp ( B.oleracea L.var. capitata DC.) : Lá phát triển xếp úp vào nhau thành bắp ở ngọn thân .
- Súp lơ hay cải hoa ( B.oleracea L. var. Botrytis L.): Phần ăn được là các hoa xếp thành ngù dày đặc
Nhiều loài cải khác cũng thuộc chi Brassica như cải canh, cải thìa.
- Cải xoong (Rorippa nasturtium-aquaticum (L.) Haijek ): thường trồng ở chỗ nước chảy, thân và lá có vị đắng chứa nhiều iot .
- Cải củ ( Raphanus sativus var. Longipinnatus Bail.) : Rễ phồng to thành củ, màu trắng, quả thắt lại thành từng đốt .
4. Bộ bông (Malvales) :
- Thân cây đa dạng : thân gỗ lớn, thân gỗ nhỏ, thân bụi, thân cỏ.
- Bộ bông đi ra từ bộ Hoa tím, có nhiều đặc diểm chung của họ Mùng quân trong bộ này.
- Bộ có 10 họ, trong đó có 6 họ đại diện ở nước ta : Quả 2 cánh, Côm, Bông, Gạo, Đay, Trôm.
a. Họ Quả 2 cánh (Họ Dầu) (Dipterocarpaceae) :
- Cây gỗ lớn.
- Thân thẳng, phân cành muộn, trong thân có ống tiết nhựa dầu.
- Lá đơn mọc cách, lá kèm sớm rụng.
- Hoa đều, mẫu 5 :
+ Đài : 5 lá đài rời hay dính ở dưới, khi hình thành quả 1 số mảnh lớn lên cùng với quả làm thành cánh của quả.
+Tràng : 5 cánh, tiền khai hoa vặn.
+ Bầu trên 3 ô, trong mỗi ô có 2 noãn đảo. Đôi khi, bầu dính với ống dài thành bầu dưới.
- Quả : 2- 5 cánh
- Hạt : thường có nội nhũ.
- Công thức hoa : *K(5) C5 A15 G(3)
- Họ Quả 2 cánh : 22 chi và hơn 400 loài, phân bố chủ yếu rừng nhiệt đới Nam và Đông Nam Châu Á, Tân Ghinê, Châu Phi và Madagascar.
- Viêt Nam : 6 chi- 45 loài, phân bố ở Tây Nguyên, đảo Phú Quốc.
- Nhiều loài trong họ : những cây gỗ tốt dùng đóng thuyền, làm cầu, các công trình xây dựng.
Một số đại diện :
- Dầu nước hay dầu con rái, dầu cà boong (Dipterocarpus alatus Roxb.) : cuống và mặt dưới lá đều có lông. Cây cho nhiều dầu dùng trát thuyền và dùng đánh bóng đồ gỗ. Cây mọc trong rừng thường xanh, phổ biến ở miền Nam nước ta
- Chò nâu (D.retusus Bl.) : Cành nhẵn, lá lớn hình trái xoan, mép hơi lươn, quả có 2 cánh bằng nhau. Cây mọc chủ yếu ở rừng miền Bắc
- Sao đen (Hopea odorata Roxb.) : cây cho gỗ và nhựa dầu tốt, vỏ chữa đau răng. Phân bố chủ yếu ở Nam Bộ, được trồng ven một số đường phố ở Hà Nội để lấy bóng mát
- Chò đen (Parashorea stellata Kurz.) : quả có 5 cánh gần bằng nhau.
- Chò chỉ (Shorea sinensis Wang Hsie) : quả có 3 cánh lớn, 2 cánh nhỏ. Thường mọc trong các khu rừng già, loài hiếm, được ghi trong “ Sách đỏ Việt Nam ”
- Táu mật (Vatica odorata Griff. Var.tonkinensis A.Chev.) : thân tròn, thẳng vút , vỏ xám. Quả có 2 cánh không bằng nhau. Gỗ dùng trong xây dựng. Cây thường mọc trong rừng núi đất ở miền Bắc
b. Họ Bông (Malvaceae) :
- Cây gỗ nhỏ, cây bụi hay cây thân cỏ.
- Lá mọc cách, đơn nguyên hoặc chia thuỳ nhiều hay ít, có lá kèm thân lá thường có lông đa bào.
- Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, đôi khi họp thành cụm hình xim. Hoa đều :
Lá đài 5, rời hoặc dính nhau ở gốc, có khi thêm đài phụ cấu tạo bởi các lá bắc con xếp xít vào hoa, hoặc đài phụ phát triển to hơn đài (cây bông).
Tràng có 5 cánh rời, tiền khai hoa vặn.
Nhị 2 vòng, do phân nhánh mà thành có nhiều nhị, chỉ nhị dính thành 1 ống bao quanh nhụy (nhị đơn thể); bao phấn 1 ô, nứt dọc, hạt phấn lớn, có gai.
Nhụy 2- 5 lá noãn rời hoặc dính nhau thành bầu trên, số ô tương ứng với số noãn, mỗi ô chứ 1 đến nhiều noãn.
- Quả khô mở. – Hạt thường có lông màu trắng
- Nội nhũ dầu.
- Công thức hoa chung :*k3-7K(5)C5A∞G(5)
- Họ Bông có khoảng 90 chi và 1570 loài, phần lớn tập trung ở các xứ nhiệt đới. - - Nước ta có 16- 17 chi và 65 loài
Một số đại diện :
+ Bông (chi Gossypium) với nhiều loài khác nhau : bông luồi (G.hirsutum L.), bông vải (G.herbaceum L.), bông vải cây (G,arboreum L.) có đặc điểm :
Đài phụ gồm 3 mảnh lớn hơn đài
Vỏ hạt có nhiều lông dài, trắng, dùng kéo sợi dệt vải
Bông hải đảo cho sợi dài nhất, là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt. Cây có nguồn gốc châu Mĩ
Bông luồi (Gossypium hirsutum)
Bông vải (G.herbaceum L.)
Bông vải cây (G.arboreum L.)
+ Phù dung (Hibiscus mutabilis L.) : cây có hoa to đẹp, cánh hoa thay đổi theo màu trong ngày
+ Dâm bụt (H.rosa- sinensis L.) : phổ biến ở nước ta, cây có hoa lớn, màu đỏ, nhị dính thành cột dài thò ra khỏi hoa. Một vài loài dâm bụt khác : dâm bụt cánh xẻ (H.schizopetalus (Mast.) Hook.) ; dâm bụt kép (H.syriacus L.)
Dâm bụt( H.orsa- sinensis L.)
Dâm bụt cánh xẻ (H.schizopetalus (Mast.) Hook.)
Dâm bụt kép (H.syriacus L.).
+ Tra làm chiếu (H.tiliaceus L.) : mọc ở ven sông nước lợ. Cây có sợi bền, dùng làm chiếu, võng.
5. Bộ Thầu dầu (Euphorbiales) :
- Bộ này có chung nguồn gốc với bộ Bông.
- Các đại diện nguyên thủy có mối quan hệ với bộ Bông và bộ Hoa tím : có lông đa bào phân nhánh, cấu tạo màng hạt phấn, cấu tạo của nhụy (bầu do các lá noãn dính nhau, đính noãn trụ giữa)
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) :
Cây đa dạng : thân gỗ, thân bụi, thân cỏ, mọng nước chứa đầy nhựa.
Lá đa dạng : mọc cách hoặc mọc đối, đơn hoặc kép, gân lông chim hay chân vịt, có lá kèm, đôi khi lá kèm biến thành gai.
Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm, quỳ.
Hoa đơn tính, cùng cây hay khác cây.
Hoa đều, gốc có lá bắc, thường mẫu 5. Bao hoa kép hoặc đơn, đôi khi không có bao hoa. Nhị từ nhiều đến 5 hoặc giảm còn 1. Trong hoa đực có dấu vết của nhụy. Bộ nhụy luôn luôn có 3 lá noãn dính lại với nhau thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô chứa 1 hay 2 noãn đảo. Noãn có nút đậy lỗ noãn do vách bầu phát triển thành.
Quả mở thành 3 hay 6 mảnh vỏ, quả mọng hay quả hạch.
Hạt có nội nhũ dầu.
Công thức hoa thay đổi nhiều, ví dụ : ở chi Ricinus : K5 C0 A∞
K5 C0 G(3)
Thầu dầu là 1 họ lớn, 290 chi và khoảng 7500 loài, phân bố chủ yếu ở các xứ nhiệt đới, thân cỏ ở vùng ôn đới, hàn đới; trung tâm phân bố là Nam Mĩ nhiệt đới, châu Phi, Đông và Đông Nam châu Á.
Ở nước ta có 80 chi, 460 loài
Một số đại diện:
+ Trẩu (Aleurites montana (Lour.) Wils.): cây thân gỗ, hoa màu trắng có 5 cánh, quả màu lục mặt ngoài nhăn nheo, hạt chứa nhiều dầu. Cây được trồng ở vùng trung du miền Bắc
+ Dâu da (Baccaurea ramiflora Lour.):cây gỗ, quả mọng màu hồng chứa 3 hạt có cơm, vị hơi chua, ăn được
+ Xương rồng (Euphorbia antiquorum L.): thân mọng nước có 3 cạnh màu lục, có mủ trắng, lá rụng rất sớm, hoa nhỏ màu vàng
+ Xương rắn (E.milii Ch. Des Moulins): thân 5 cạnh, mọng nước, có mủ trắng, lá kèm biến thành gai. Hoa nhỏ tập trung thành cụm hoa cơ sở có dạng chén, ngoài có 2 lá bắc màu đỏ, các cụm hoa cơ sở này lại mọc thành xim hai ngả
+ Xương rắn (E.milii Ch. Des Moulins): thân 5 cạnh, mọng nước, có mủ trắng, lá kèm biến thành gai. Hoa nhỏ tập trung thành cụm hoa cơ sở có dạng chén, ngoài có 2 lá bắc màu đỏ, các cụm hoa cơ sở này lại mọc thành xim hai ngả
+ Trạng nguyên (E.pulcherima Willd.): cây nhỏ, lá hình mũi mác, cụm hoa ở ngọn bao bọc bởi 1 vài lá nhỏ hơn, màu đỏ tươi.
+ Cao su (Hevea brasiliensis (A.Juss.) Muell- Arg.): cây lớn, có nhựa mủ trắng, khi khô dẻo và có tính đàn hồi
+ Sắn tàu hay củ mì (Manihot esculenta Crantz.): rễ củ chứa nhiều tinh bột
+ Me rừng (Phyllanthus emblica L.): cây nhỡ, lá nhỏ xếp xít nhau, quả mọng hình cầu chứa nhiều vitamin C
+ Thầu dầu (Ricinus communis L.): cây nhỏ, hoa đực và hoa cái mọc trên cùng 1 cành, quả màu xanh lục, bên ngoài có gai mềm, hạt có lông màu trắng
+ Rau ngót (Sauropus androgynus Merr.): cây trồng lấy lá làm rau ăn. Chữa sót rau cho sản phụ và tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)