Phân lớp ngọc lan-sau sau-mao luong

Chia sẻ bởi Phan Thị Anh Ngọc | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: phân lớp ngọc lan-sau sau-mao luong thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO
PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG
NGÀNH HẠT KÍN
PHAN THỊ ANH NGỌC
LỚP SƯ PHẠM SINH HÓA K10
CHƯƠNG 5
NGÀNH HẠT KÍN
(ANGIOSPERMATOPHYTA)
PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG
LỚP 2 LÁ MẦM ( Dicotyledonae ) HAY
LỚP NGỌC LAN (Magnoliopsida)
*Giới thiệu sơ lược về lớp 2 lá mầm hay lớp ngọc lan:

Lớp 2 lá mầm có khoảng 120.000 loài , tập hợp trên dưới 330 họ và 71 bộ ( takhtajan , 1980 )
- Có một số đặc điểm như : phôi có 2 lá mầm ( lá mầm thường có 3 bó dẫn chính ); có hệ rễ phụ do hệ rễ chính phát triển với các rễ con ( cấp 1 , cấp 2 ..); thân có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ; lá thường có cuống, phiến lá có hình lông chim, đôi khi có hình chân vịt; các bó dẫn xếp thành 1 vòng liên tục hay gián đoạn,các bó dẫn hở; số lượng vết lá ít; hoa mẫu 5 là chủ yếu. Tuy nhiên, ở 1 số đại diện riêng lẻ không phải các tính chất đều thể hiện dầy đủ
- Lớp 2 lá mầm gồm có 7 phân lớp chính :
+ Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae)
+ Phân lớp Mao lương ( Ranunculidae)
+ Phân lớp Sau Sau ( Hamamelididae)
+ Phân lớp Cẩm chướng ( Caryophyllidae)
+ Phân lớp Sổ ( Dilleniidae)
+ Phân lớp Hoa hồng ( Rosidae)
+ Phân lớp Cúc ( Asteridae)
A. Phân lớp ngọc lan ( Magnoliidae)
Đặc điểm cấu tạo :
- Chủ yếu là là dạng thân gỗ, đôi khi chưa có mạch thông
hoặc mạch thông với bản ngăn xiên thủng lỗ hình
thang.
- Hoa có nhiều thành phần,bất định, xếp xoắn, bộ nhụy
với các lá noãn rời, màng hạt phấn 1 rãnh.

* Phân loại:
Gồm 7 bộ, đó là: Bộ ngọc lan (Magnoliales )
Bộ long não ( Laurales )
Bộ hồ tiêu ( Piperales )
Bộ không lá
Bộ hồi ( Illiciales)
Bộ súng (Nymphaeales)
Bộ sen ( Nelumbonales
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
I .Bộ Ngọc lan ( Magnoliales ) :

● Ngọc lan là bộ điển hình nhất trong phân lớp, là bộ thấp nhất trong
phân lớp.
● Cấu tạo: gỗ chưa có mạch thông, lá noãn chưa khép kín hoàn toàn,
chưa hình thành vòi nhụy và đầu nhụy rõ rệt, chưa phân biệt rõ chỉ
nhị và bao phấn, nhị có dảng bản 3 gân.
● Bộ Ngọc lan có 8 họ, trong đó có 3 họ đại diện gặp ở nước ta :
- Họ Ngọc lan (Magnoliaceae )
- Họ Na ( Annonaceae )
- Họ Máu chó ( Myristicaceae)

PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
1. Họ Ngọc lan ( Magnoliaceae ) :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây gỗ lớn hay nhỡ, thường xanh, lá đơn, nguyên, mọc cách, lá kèm lớn, hình búp bao lấy chồi, sớm rụng, để lại vết sẹo.
- Hoa to, mọc đơn độc, lưỡng tính, có mùi thơm. Đế hoa lồi, dài, các thành phần hoa trên đó xếp xoắn, bao hoa chưa phân hóa đài và tràng hoặc gồm một số mảnh hơi phân hóa khác nhau.
- Nhị và lá noãn thường xếp xoắn trên phần kéo dài của đế hoa, cách xa nhị, đôi khi cả chỉ nhị và đầu vòi nhụy cũng chưa phân hóa rõ.
- Quả kép, hạt có nội nhũ trơn, nhẵn.
■ Công thức hoa chung : *P3+3+3A∞G∞
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
b. Phân bố :
Họ Ngọc lan có 12 chi, khoảng 210 loài( ở nước ta hiện có 10 chi với gần 50 loài), phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới Bắc bán cầu, trung tâm Đông Nam Á và Hoa Kì.

c. Vai trò:
- Hoa thơm và đẹp dùng để trang trí
- 1 số cây được trồng làm cảnh trong vườn hoặc lấy bóng mát
- Cung cấp gỗ
- Làm thuốc, hương liệu, gia vị
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
* Một số loài cây điển hình *
- Dạ hợp ( Magnolia coo DC ):
Cây có hoa to màu trắng, thơm ban đêm khép lại.
Trồng để làm cảnh và lấy hoa cúng.



Cây dạ hợp
Hoa dạ hợp
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Vàng tâm ( Manglietia fordiana Oliv.):
Cây to, gỗ màu vàng nhạt, thơm, không bị mối mọt, thường dùng
trong xây dựng và đóng đồ đạt quý, làm đồ mĩ nghệ. Cây cho gỗ quý
nên đang bị khai thác nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng.
Rừng cây vàng tâm
Hoa vàng tâm
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Ngọc lan trắng ( Micheliaalba L) và Ngọc lan vàng( M.Champaca L):
Được trồng nhiềuở các đình chùa, công viên vì có hoa thơm và để
làm cảnh và lấy bóng mát.
Ngọc lan trắng
Ngọc lan vàng
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)


- Giổi lông
( Michelia balansae Dandy):
Cây gỗ nhỡ, lá có nhiều lông,
gỗ màu sữa, nặng, khó nứt, dùng
làm nhà.Thường gặp trong rừng
ở nhiều tỉnh phía Bắc.
Giổi lông
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Giổi thơm
( Tsoongiodendron odorum Chun):
Cây gỗ lớn, cao tới 20-25m, hoa lớn,
thơm, quả cũng rất lớn. Gỗ có lõi vàng,
thơm, dùng trong xây dựng và đóng đồ
đạc. Thường gặp ở Nghệ An, Hà Tĩnh,
Lạng Sơn..Đây là loài đang được ghi
trong sách đỏ và có nguy cơ tuyệt
chủng.
Giổi thơm
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
2. Họ Na ( Annonaceae ):
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có khi là cây leo
- Lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm, lá thường có lông, ít ra
cũng có đường gân giữa.
- Hoa mọc đơn độc. Đài gồm 3 mảnh rời, đôi khi dính lại ở gốc, tràng
có 6 cánh hoa xếp thành 2 vòng, có khi chỉ còn 3 cánh dày nạc và lớn.
- Nhị nhiều, xếp xoắn, chỉ nhị ngắn.Lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn. Quả
do những lá noãn riêng rẽ, mọng nước nhiều hay ít, thường không
mở, hoặc hợp lại với nhau khi chín thành 1 khối nạc ( thường gặp ở
na ) hoặc thắt lại theo các hạt. Hạt có phôi nhỏ, nội nhũ lớn và xếp
nếp.
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
■ Công thức chung: *K3C3+3A∞G∞

b. Phân bố :
Na là 1 họ lớn, có trên 120 chi và hơn 2000 loài, phân bố chủ yếu ở
rừng nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 26 chi với 128 loài, phần lớn là
cây mọc hoang ở các rừng thứ sinh .

c. Vai trò :
- Cho quả ăn : na, mãng cầu xiêm
- Để làm cảnh : Móng rồng, giẻ, ngọc lan tây
- Hương liệu như nước hoa

PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

* Ví dụ một số loài *

Na:
Na:
: Na:
: Na:
Na
- Cây nhỡ,hoa có cánh dày nạt, màu lục, quả kép nhiều múi, ăn ngon. Hạt tán nhỏ có thể dung để diệt chấy, lá dung làm thuốc chữa sốt rét.
- Trồng được ở cả miền nam và miền bắc.Miền nam gọi là mãng cầu dai, miền bắc gọi là na dai.
Mãng cầu xiêm
Giẻ
- Cây bụi, sống dựa, cành dài, mềm, hoa thơm, hơi giống ngọc lan tây
- Hoa mọc hoang dại trong các rừng thưa

- Cây nhỡ, lá dài nhẵn, cuống lớn. Quả kép lớn, hơi hình tim, có gai mềm, ăn được, vị chua và có mùi thơm.
- Cây mọc ở vùng Nam Bộ và được gây trồng ở Tây Nguyên
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

* Ví dụ một số loài *

Móng rồng
Ngọc lan tây hay hoàng lan
- Cây bụi leo, cuống hoa lúc đầu thẳng sau đó uốn cong lại hình móc câu hay giống như móng con rồng. Hoa màu lục – vàng lục, rất thơm.
- Có thể dùng để chế nước hoa, được trồng ở vườn, quanh nhà để làm cảnh.
- Cây to, cành mềm, mọc ngang. Hoa mọc thành cụm, cánh hoa dài mảnh, màu vàng lục, rất thơm.
- Cây được trồng quanh nhà, ở công viên, lấy bóng mát và lấy hoa.Ngoài ra còn dùng hoa để cất nước hoa.
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

Na
Mãng cầu xiêm
Giẻ
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
Ngọc lan tây hay hoàng lan
Móng rồng
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
3. Họ máu chó (Myristicaceae) :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây bụi, cây thân gỗ, nhỡ, cao tới 10m, có các nhánh non phủ 1 lớp
lông mềm màu hung đỏ, cành già nhẵn, có khía.
- Lá dạng màng, thuôn ngọn giáo, đầu nhọn và hẹp dần ở gốc, mép lá
nguyên, mặt trên của lá bóng nhẵn, có gân lông chim với 11- 15 đôi
gân phụ nổi rõ.
- Cụm hoa nằm ở nách lá, có lông mịn màu đo đỏ.
- Quả hình trứng, hình cầu hay gần như là hình bầu dục, khi chín nhẵn,
vỏ quả mỏng.
- Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
2. Phân bố :
- Bao gồm khoảng 20-21 chi và khoảng 475 loài.
- Cây mọc hoang ở rừng thứ sinh, vùng núi thấp.
- Được tìm thấy ở Lào, Việt nam, Campuchia…
- Ở Việt Nam thì được tìm thấy ở vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh
Nghệ An.

3. Vai trò :
- Làm thuốc tiêu độc, sát trùng.
- Hạt chứa dầu nên dùng để cất lấy tinh dầu và làm thuốc chữa ghẻ.
- Gỗ dùng để đóng đồ đạc gia dụng, dùng trong xây dựng.
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
Họ Máu chó
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
4. Phân loại :
Họ Máu Chó gồm có hai loại cây điển hình là : Máu chó lá to và Máu
chó lá nhỏ.
a. Máu chó lá to (Knema pierrei Warb) :


PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

Máu chó

to
- Cây gỗ nhỡ, cao 15-20cm, đường kính 20-40cm, than tròn thẳng
- Vỏ thân màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng hồng, cành non có khía và phủ lông màu nâu đỏ có nhựa màu đỏ.
- Lá đơn, mọc cách, dài 20-40cm, rộng 40-10cm, hình mác thuôn, đầu lá nhọn, gốc hình tim hay tròn, gân bên 14-20. Cuống lá dài 1-1,5cm.
- Hoa đơn tính, cụm hoa có cuống rất cứng. Bao hoa có 3 thùy
- Quả hình cầu, mọc đơn độc, vỏ dày, màu nâu, phủ long dày
Gặp ở Malaixia, Việt Nam. Mọc trong rừng lá rộng thướng xanh khắp từ bắc vào nam trên lãnh thổ nước ta
Cây cho gỗ trung bình, dùng để đóng đồ dùng trong gia đình, dùng trong xây dựng.
Đặc điểm cấu tạo
Vai trò
Phân bố
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

b. Máu chó lá nhỏ ( Knema conferta Warbg ):
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
Máu chó

nhỏ
Đặc điểm cấu tạo
Phân bố
Vai trò
Ở các nước Đông Nam, mọc rải rác hoặc thành các đám nhỏ trong các khu rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh
Khai thác thân cây để làm trụ mỏ
Đóng đồ dùng trong nhà .
Hạt có tinh dầu dùng để làm thuốc
- Cây nhỡ,thân thẳng, vỏ nhẵn, khi đẽo lên 1 phần thân có chảy nhựa màu đỏ.
- Cành ngang tạo thành tán hình trụ hay hình tháp.
- Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan, dài 10-15cm, rộng 4-5cm, đầu mũi nhọn, mặt trên của lá màu xanh bóng, mặt dưới hơi bạc, mép lá gợn song
- Hoa đơn tập trung ở nách lá thành chùm, lá bắc nằm ở mỗi gốc hoa.
- Nhị 8-18, chỉ nhị hợp thành đĩa răng cưa,bao phấn dính dưới các răng của chỉ nhị.
- Quả rất nhỏ, hình trái xoan, đường kính 2cm, khi chín nứt ra, lộ rõ vỏ màu đỏ.

PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
II. Bộ Long Não ( Laurales):
- Giống với cấu tạo của bộ Ngọc Lan.
- Có quan hệ gần gũi với bộ Ngọc Lan vì có những tính chất giống
nhau trong cấu tạo gỗ, cấu tạo hoa..
- Bộ Long Não tiến hóa hơn bộ Ngọc Lan ở chỗ có hoa kiểu vòng, các
thành phần hoa thường dính nhau ở gốc thành một ống ngắn, số lá
noãn giảm, có khi dính nhau.
- Bộ này có 10 họ . Ở nước ta gặp đại diện của 5 họ và ta chỉ xét 1 họ
lớn và quan trọng là họ Long não
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
Họ Long Não :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây gỗ lớn hay nhỡ, rất ít khi là dây leo.
- Lá mọc cách, đôi khi mọc đối, nguyên, gân hình lông chim, một số
có 3 gân chính mọc từ gốc, giống như gân hình cung, gân con hình
mạng lưới. Không có lá kèm. Trong thân, lá có tế bào tiết dầu thơm.
- Hoa nhỏ mọc thành cụm hình chùy, xin hay tán giả ở đầu cành hoặc
nách lá. Hoa thường lưỡng tính, có khi đơn tính. Bao hoa 6 mảnh, xếp
2 vòng. Nhị 9, xếp 3 vòng, đôi khi có thêm 1 vòng nhị lép ở trong
cùng, gốc nhị thường mang 2 túi mật. Bao phấn 2 - 4 ô, mở bằng lỗ có
nắp đậy.
- Bộ nhụy thường chỉ có 1 lá noãn tạo thành 1 bầu ô. Quả hạch hay
quả mọng, có khi đài tồn tại bao quanh quả như một cái chén hoặc đế
hoa lớn bao lấy quả trông như bầu dưới
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
■ Công thức hoa : *P3+3A3+3+3G(3-1)

b. Phân bố :
- Họ Long não có khoảng 50 chi và 2000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là ở Đông Nam Á và Braxin
- Nước ta hiện biết đến với 21 chi và 245 loài, gặp nhiều ở vùng đồi và
rừng.

c. Vai trò :
- Làm cảnh và lấy bóng mát.
- Làm thuốc, cất lấy tinh dầu.
- Lấy quả để ăn

PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
* Một số loài cây điển hình*
- Long não ( Cinnamomum camphora (L) Presl) :
+ Cây lấy gỗ, cao 10-15m,lá có mùi thơm, 3 gân chính hình cung, gốc
mang hai tuyến nhỏ. Hoa nhỏ, màu vàng lục.
+ Cây mọc dại và cũng được trồng ở nhiều nơi để lấy bóng mát, cải tạo
môi trường.và để cất lấy tinh dầu.
Cây Long Não
Cành mang hoa
Hoa Long Não
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Quế ( C.cassia Bl.) :
+ Cây to, lá dài tới 12 – 25cm, rộng 5- 6cm, gân lá rất lồi ở mặt dưới
+ Vỏ thơm dùng làm thuốc chữa đau bụng và cất lấy tinh dầu. Một số
khác được dùng để làm thuốc với tác dụng như thuốc hồi sinh.
+ Cây được trồng nhiều ở các tỉnh trung du Bắc Bộ.
Hoa đồ
Cây Quế
Lá Quế
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

- Dây tơ xanh ( Cassytha filifermis L ):
+ Có dạng thân cỏ leo.
+ Thân giống như dây tơ hồng nhưng
có màu lục, không có lá hay lá
giảm thành vảy.
+ Thường bán kí sinh trên các cây
khác ở đồi hay rừng thứ sinh
+ Cây có thể dùng để chữa ghẻ
và các bệnh về hô hấp.
Dây tơ xanh
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)


- Màng tang ( Litsea cubeba ( Lour.) Pers ):
+ Cây nhỏ, lá có mùi thơm như mùi sả,
mọc nhiều ở các rừng thứ sinh
+ Lá và quả có thể cất lấy dầu thơm
dùng trong công nghiệp và y học.
Màng tang
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)

- Bời lời đỏ :
+ Cây gỗ nhỡ, vỏ thân và rễ có nhiều
tinh dầu.
+ Được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên
như một loài cây xóa đói giảm
nghèo.
+ Là nguyên liệu để làm bột hương
Bời lời đỏ
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Bơ :
+ Quả dạng quả lê, khi chín màu tím, có vị béo.
+ Cây nguyên sản ở châu Mỹ nhiệt đới và được nhập trồng ở nước ta
như các tỉnh Lâm Đồng, Cao Bằng, Lạng Sơn.
+ Lấy quả để ăn.
Cây và trái Bơ
Mặt cắt dọc trái bơ
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
III. Bộ sen ( Nelumbonales) :
Bộ sen chỉ gồm 1 họ sen với 1 chi sen (Nelumbo ) và hai loài gần nhau
là N.Lutea và N.Nucifera
1. Đặc điểm cấu tạo :
- Là những cây thân cỏ, sống dưới nước, có thân rễ chìm dưới đáy.
- Lá lớn, hình khiên, cuống dài, có lá nằm trên mặt nước, có lá vượt
khỏi mặt nước.
- Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc, khá lớn, nằm trên một cuống dài.
- Bao hoa ít phân hóa, nhiều mảnh, xếp xoắn, màu hồng hay trắng,
càng vào phía trong kích thước bao hoa càng nhỏ dần.
- Nhị nhiều, xếp xoắn, một số nhị có thể biến thành cánh hoa.

PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Trung đới của bao phấn kéo dài thành 1 phần phụ, màu trắng gọi là
“gạo sen”.
- Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trong 1 đế hoaloe thành hình
nón ngược hay còn gọi là gương sen
- Mỗi lá noãn có 1 – 2 noãn nhưng sau chỉ có 1 phát triển thành hạt.
- Hạt không có nội nhũ, phôi màu lục mang 2 lá mầm dày và 4 lá non
xếp gấp ở trong.
2. Vai trò :
- Lấy hoa để trang trí, làm cảnh, thờ cúng vì hoa sen đẹp và thơm.
- Hạt ăn được như để làm mứt, nấu chè…và để làm thuốc.
- Gạo sen để ướp chè, lá sen để gói, ngó sen là thực phẩm….
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
Hình ảnh về sen
Hoa sen
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
IV. Bộ Hồ Tiêu ( Piperales ) :
1. Đặc điểm cấu tạo:
- Cây nhỏ, thân cỏ đứng hoặc leo
- Hoa thích nghi với thụ phấn nhờ gió nên hoa trở thành hoa đơn tính,
trần, có khi lưỡng tính, thành phần giảm ( tiến hóa hơn bộ Ngọc Lan).

2. Phân loại :
Bộ hồ tiêu gồm 2 họ :
- Họ Diếp cá ( Saururaceae )
- Họ Hồ tiêu ( Piperaceae )
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
a. Họ Diếp cá : ( đại diện là cây Diếp cá )
a1.Đặc điểm cấu tạo:
+ Thân cỏ, lá đơn , mọc cách, phiến lá nguyên, hình tim, có màu xanh
lục đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới.
+ Gân lá có hình chân vịt, cuống lá có hình lòng máng.
+ Có lá kèm, lá bắc đang vảy nhỏ cao 1mm, màu trắng.
+ Hoa trần, lưỡng tính.
+ Nhị 3, rời, đính trên đế hoa, chỉ nhị dạng sợi dài 1mm,màu trắng xanh
+ Bao phấn hình chữ nhật, màu vàng.
+ Hạt phấn rời, hình bầu dục, màu vàng nhạt có rãnh dọc ở giữa.
+ Lá noãn 3, bầu trên 1 ô, bầu noãn màu xanh lục nhạt có 3 thùy ở đỉnh,
nhiều noãn, đính noãn bên.
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
a2.Phân bố :
Mọc trên đất ẩm trong các thung lũng, ven suối, bờ mương và có thể
được trồng ở vườn nhà.

a3.Vai trò :
Được coi là 1 loại dược liệu
chữa được rất nhiều bệnh như :
lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc,
tiêu thủng, sát trùng, bệnh trĩ,
mụn nhọt, sốt rét, đạu răng….
Cây Diếp Cá
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
b . Họ Hồ Tiêu : Gồm cây lá lốt và cây hồ tiêu
b1. Cây lá lốt : thuộc loài Piper lolot
- Đặc điểm cấu tạo :
+Cây cỏ, có mùi thơm, thân có màu xanh lục sậm, có lông ngắn và mịn
+Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng rộng, đầu thót nhọn, gốc hình
tim và không đối xứng.
+Gân lá có hình chân vịt, các gân cong hướng về ngọn lá
+Cuống lá dài, có lá kèm nhưng lá kèm thường rụng sớm
+Hoa rất nhỏ, trần, đơn tính, xếp khít nhau và áp sát vào trục
+Lá bắc là phiến tròn nhỏ, áp sát vào trục
+Lá noãn 3 – 4, dính nhau, tạo thành bầu trên
+Vòi nhụy gần như không có
+Đầu nhụy 3, có khi 4, hình trứng rộng, màu trắng
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Phân bố :
+ Mọc hoang và được trồng nhiều
nơi ở miền bắc nước ta
+ Mọc ở những nơi ẩm ướt,
dưới bóng cây.
- Vai trò :
+ Sử dụng để làm các món ăn
+ Làm thuốc để chữa bệnh như :
đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ
mồ hôi tay, chân, rối loạn tiêu hóa,
nôn mửa, đầy hơi…
■ Hoa thức : * K0C0A0G(3-4)
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
b2. Hồ tiêu : thuộc loài Pipernigrum L.
- Đặc điểm cấu tạo:
+Dây leo, thân quấn, màu xanh, nhẵn.
+Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình xoan, gốc tròn, đỉnh có mũi nhọn dài.
+Gân lá hình lông chim, lá kèm vảy màu đen khô, rụng sớm
+Cuống lá màu xanh, có rãnh lòng máng
+Lá bắc hình tam giác, ôm toàn bộ hoa
+Hoa trần, đều, lưỡng tính hay hoa cái, mẫu 3, không có cuống
+Quả khô có màu nâu đen, vỏ quả nhăn nhúm

■ Hoa thức: * K0C0A2G(3-4)
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
- Phân bố :
Được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam nước ta ( Châu Đốc, Bà Rịa…)
và một số tỉnh ở Tây Nguyên.
- Vai trò:
Kích thích tiêu hóa,
giảm đau ( đau răng, đau bụng)
hoa đồ
cây tiêu
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
V. Bộ Hồi ( Illiciales ) :
1. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây bụi, cây thân gỗ và dây leo
- Bao hoa có kèm lá bắc, các lá đài
và cánh hoa không phân biệt 1
cách rõ ràng với nhau và không
sắp xếp trong các vòng xoắn rõ ràng
2. Phân bố:
Có nguồn gốc từ khu vực Australia,
Đông Nam Châu Á, Đông Nam
Hoa Kỳ.
Hồi Nhật Bản
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
VI. Bộ Mộc Hương ( Aristochiales) :
Điển hình là họ mộc hương nam
1.Đặc điểm cấu tạo :
- Là một nhóm thực vật 2 lá mầm cơ sở
- Cây thân thảo, cây bụi, dây leo hay dây leo thân gỗ nhỏ sống lâu năm
- Các lá màng, đơn, hình tim và bản rộng, mọc xen kẽ dọc theo thân
trên các cuống lá.Các cuống lá nói chung trơn nhẵn, không có lá kèm.
2.Phân loại:
Là 1 họ thực vật có hoa với 5-7
chi và khoảng 400-480 loài
Mộc Hương Nam
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
VII. Bộ Không lá (?) :
1. Đặc điểm cấu tạo:
- Cây hoàn toàn không có lá, thân, rễ, toàn bộ cơ quan sinh dưỡng chỉ
là 1 sợi nhỏ gồm 1 tế bào nằm len lỏi trong phần rễ của cây chủ. Nó
chỉ lộ ra ngoài bằng 1 bông hoa khổng lồ có kích thước trung bình
1-2m, có khi tới 4m, nặng trên 5kg. Nụ hoa như bắp cải, hoa nở xòe ra
5 cánh màu đỏ như thịt sống, trên mặt có những đốm tròn nhỏ nổi trên
như mụn cơm, màu nhạt hơn.
- Toàn bộ hoa toát ra nùi hôi thối như mùi xác chết.
2. Phân bố :
Kí sinh trên rễ của 1 loài cây leo gỗ họ nho, gặp trong rừng rậm ở đảo
Sumatra ( Inđônêxia )
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
Hoa khổng lồ tỏa ra mùi hôi thối
PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
VIII. Bộ Súng ( Nymphaeales ):
1. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây có dạng thân cỏ, sống ở nước với kiểu bó mạch xếp lộn xộn, 2
lá mầm dính nhau, nên có tính chất gần gũi với lớp 1 lá mầm.
- Có cấu tạo hình thái thân, lá và hoa rất giống với sen.
- Bộ Súng rất gần gũi với bộ Ngọc lan vì những tính chất nguyên thủy
trong cấu tạo gỗ, cấu tạo hoa và đặc biệt là 1 màng phấn có rãnh. Vì
vậy mà bộ Súng được xếp vào bộ Ngọc Lan.

2. Phân loại : Bộ Súng gồm 5 họ :
+ Họ Barclayaceae
+ Họ Cabombaceae : Các loài rong lá ngò

PHÂN LỚP NGỌC LAN (Magnoliidae)
+ Họ Ceratophyllaceae : Các loài rong đuôi chồn
+ Họ Nelumbonaceae : Các loài sen
+ Họ Nymphaeaceae : Các loài súng ( súng đỏ, súng trắng,
súng mễ tây cơ hay còn gọi là cây nong tằm)
súng đỏ
súng trắng
cây nong tằm
B. Phân lớp Mao lương ( Ranunculidae)
* Đặc điểm cấu tạo :
Có cấu tạo gần gũi với phân lớp Ngọc lan về cấu tạo hoa và tiến hóa
hơn phân lớp Ngọc lan ở chỗ các cây phần lớn thuộc dạng thân cỏ,
không có tế bào tiết trong lá và thân, lá thường ít khi nguyên, các tiết
mạch có bản ngăn đơn, màng hạt phấn 3 rãnh.

* Phân loại : Gồm 7 bộ . Ở nước ta có 2 đại diện là Bộ Mao lương và
bộ Á phiện
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)
I . Bộ Mao lương ( Ranunculales ) :
- Đại đa số là cây thân cỏ với lá đơn hay kép. Hoa lưỡng tính, có khi
đơn tính, kiểu xoắn vòng.
- Bộ này có quan hệ với bộ Hồi trong phân lớp Ngọc lan nên Mao
lương có nhiều đặc điểm gần giống với Hồi.
- Phân loại : Gồm 7 họ :
+ Họ Mao lương ( Ranunculaceae )
+ Họ Hoàng Mộc ( Berberidaceae)
+ Họ Tinh diệp thảo ( Cercaeasteraceae )
+ Họ Lĩnh xuân ( Eupteleaceae )
+ Họ Mộc Thông ( Lardizabalaceae )
+ Họ Tiết dê ( Menispermaceae )
+ Họ Anh túc ( Papaveraceae )
* Ở Việt Nam có 5 họ và có 2 họ phổ biến là họ Mao lương và Tiết dê.
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)
1. Họ Mao lương ( Ranunculales ) :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây thân cỏ đứng hay leo, không có mô tiết trong thân lá.
- Lá đơn nguyên hay xẻ thùy.
- Hoa lưỡng tính, đều hay không đều, mọc đơn độc hoặc thành cụm.
- Đế hoa lồi, đài 4-5 mảnh, dạng cánh, đôi khi có màu giống cánh hoa.
- Tràng 5 cánh, có khi biến thành vảy tuyến.
- Lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn hay thành hình sao.
- Quả kép gồm nhiều quả đóng. Hạt có phôi nhỏ và nội nhũ lớn.

b. Phân loại :
Mao lương là 1 họ lớn, có tới 45 chi và 2000 loài, phân bố chủ yếu ở
vùng ôn đới và hàn đới. Ở việt Nam có 18 chi và khoảng 40 loài.
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)



* Một số cây điển hình *
Hoàng liên
(Coptis sinensis Franch.)
Phi yến(Delphinium consolida L.)
Mao lương (Ranunculus sceleratus L.)
Cỏ có thân rễ ngầm, hoa mọc ra từ thân rễ, hoa màu trắng.
Cây mọc ở Lào Cai, Hà Ging. Mọc dưới tán rừng ẩm thường xanh
Thân rễ dùng làm thuốc chữa đau mắt, tiêu chảy.Là loài cây thuốc quý
Hoa không đều, hoa có màu tím hồng hay trắng, có hình con chim yến bay, thường nở vào dịp tết nguyên đán.
Được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp.
Hoa đồ:
* K 4-5 C5 A∞ G ∞
Thân cỏ, hoa nhỏ, màu vàng.
Mọc dại ở bờ ao, bờ ruộng.
Là loài cây gây độc hại cho gia súc.
Hoa đồ:
↑ K5 C0 A15 G1
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)
Cây Hoàng liên
Hoa Hoàng liên
Phi yến
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)
Hoa cây Mao lương
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)
2. Họ Tiết dê ( Menispermaceae ) :
- Đại diện là dây kí ninh. Là 1 loài cây leo, thân sần sùi như da cóc,
nhưng có vị đắng như thuốc kí ninh.
- Có tác dụng chữa mụn nhọt, kích thích tiêu hóa, chữa sốt nóng .
Dây kí ninh hoa tím
Dây kí ninh hoa vàng
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)

II. Bộ Á phiện ( Papaverales ) :
- Đại diện là cây thuốc phiện. Là 1 loài cây thân cỏ có hoa khá lớn và
đẹp với nhiều màu trắng, vàng, hồng hay tím.
- Được trồng ở các vùng cao như Hà Giang, Tuyên Quang…
- Hoa của cây đẹp nhưng không phải để làm cảnh mà cốt lấy nhựa trích
từ quả làm thuốc phiện, là một loại chất gây nghiện rất nguy hiểm nên
đang bị nhà nước ta nghiêm cấm.
- Tuy nhiên, về mặt y học, thuốc phiện có tác dụng chữa bệnh như làm
giảm đau, gây ngủ nhẹ, chữa đau bụng
B. PHÂN LỚP MAO LƯƠNG ( Ranunculidae)
Cây thuốc phiện
C. Phân lớp Sau Sau ( Hamamelididae )
* Đặc điểm cấu tạo :
- Cây thân gỗ, ít khi thân cỏ.
- Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn bằng gió nên trở
thành hoa đơn tính, giảm thành phần. Bao hoa đơn hay thậm chí mất
hẳn để trở thành hoa trần.

* Phân loại :
Phân lớp gồm 10 bộ .Nước ta gặp 8 bộ, trong đó có 3 bộ đại diện
quen thuộc và thường gặp là bộ Gai ( Urticales ), bộ Phi Lao
( Casuarinales ) , bộ Dẻ ( Fagales ).
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
I . Bộ Gai ( Urticales ) :
* Đặc điểm cấu tạo :
- Cây thân gỗ, đôi khi thân cỏ, yếu tố mạch có bản ngăn thủng lỗ đơn.
- Lá đơn, mọc cách, thường có lá kèm.
- Hoa đơn tính hay lưỡng tính, kiểu vòng, thành phần hoa giảm số
lượng.

* Phân loại : Có 5 họ. Ở nước ta gặp 4 đại diện : Họ Du ( Ulmaceae ),
họ tằm ( Moraceae ), họ Gai dầu ( Cannabaceae ) và họ Gai.
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
1. Họ dâu tằm ( Moraceae ) :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Cây gỗ hay bụi, thường xanh hay rụng lá. Cây thường cón nhựa mủ
trắng như sữa.
- Lá đơn, mọc cách, lá kèm bọc lấy chồi, sớm rụng để lại vết sẹo, trong
lá thường có các tế bào đá.
- Nhiều loài có rễ phụ mọc ra từ cành, cắm xuống đất
- Một số loài khác thì mọc nhiều rễ phụ bám trên thân cây khác, bao
quanh cây chủ, gây ra hiện tượng “ thắt nghẹn”, hiện tượng này kéo
dài sẽ là cho cây chủ bị chết.
- Hoa đơn tính, cùng cây hay khác cây, họp thành cụm hoa xim, đuôi
sóc hay hình đầu nằm trên một trục chung lồi hay lõm.
- Bao hoa 2-4 mảnh, nhị bằng số mảnh bao hoa và mọc đối diện với
bao hoa.
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
- Bộ nhụy gồm 2 lá noãn ama2 1 sớm tiêu giảm, bầu 1 ô chứa 1 noãn
đảo hay cong, bầu trên đôi khi bầu dưới.
- Quả phức do nhiều quả đơn dính lại với nhau.
- Hạt đôi khi không có nội nhũ.

■ Công thức hoa chung : ♂ P4 A4
♀ P4 G(2)
b. Phân loại :
- Là một họ lớn, gồm tới 60 chi, 1550 loài phân bố ở các nước nhiệt
đới, một số ít ở ôn đới.
- Ở Việt Nam có trên 10 chi và 136 loài, phân bố rộng rãi khắp nước.
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
* Một số cây đại diện *

- Sui ( Antiaris toxicaria (Pers.) Leschen ):
+ Cây gỗ cao tới 30m, sống ở rừng.
+ Vỏ nhẵn, màu trắng hay hồng, có
nhiều xơ.
+ Xơ được dùng làm chăn, làm giấy.
+ Gỗ dùng để đóng đồ đạc, nhựa mủ
độc dùng để tẩm tên bắn.
Cây Sui
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )

- Mít ( Artocapus heterophyllus lamk ):
+ Là cây ăn quả quen thuộc ở khắp các vùng nông thôn của nước ta.
+ Có 2 thứ mít: mít dai và mít mật.
+ Mỗi múi mít và gai mít ứng với 1 hoa mít, xơ mít là do các lá bắc và
bao hoa của các hoa không được thụ tinh tao nên.
+ Gỗ mít màu vàng chanh, tốt, thường được dùng để đóng đồ đạc và làm
cột nhà.
+ Ngoài ra, ở miền nam còn có 1 loại mít,có quả phức bé hơn, dài
khoảng 25- 3o cm, rộng khoảng 10cm, ít múi nhưng múi dày, mềm và
thơm hơn mít thường.

PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
Múi mít và hạt
Cây mít
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
- Sung ( Ficus racemosa L ): Đại diện là cây sung
+ Quả phức giả, đế lõm, ăn được.
+ Nhựa và vảo cây dùng làm thuốc chữa chốc đầu, nhọt, bỏng.
+ Có thể dùng làm cây chủ để thả cánh kiến đỏ.
+ Mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Thường mọc ở ven bờ suối,
bờ ao,và được trồng trong vườn để làm cảnh.

cây sung
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
- Dướng ( Broussonetia papyrifera (L.) L’ Hér ex Vent.) :
+ Cây gỗ nhỏ, đơn tính khác gốc .
+ Lá đa dạng, có lông mềm.
+ Quả phức, khi chín màu đỏ.
+ Mọc hoang hoặc được trồng để lấy vỏ làm giấy, lá nuôi lợn.
+ Đại diện là cây dướng.
Lá cây dướng
Quả dướng
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )

- Dâu tằm ( Morus alba L. ) :
+ Cây nhỏ, lá đơn, có khi xẻ thùy, mép có răng.
+ Quả phức gồm nhiều quả nhỏ có các mảnh bao hoa mọng nước, khi chín chuyển sang màu hồng rồi màu mận chín.
+ Trồng phổ biến ở vùng đồng bằng.
+ Công dụng : Lá dâu để nuôi tằm,
trái dâu ăn được, ngoài ra còn có
1 loại dâu gần gũi với lại dâu này,
được dùng để làm siro, ngâm rượu
và lá dùng để làm thuốc an thần
Cây Dâu tằm
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
2 . Họ Du ( Ulmaceae ) :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Là 1 họ thực vật có hoa.
- Cây thân gỗ hay thân bụi với lá sớm rụng hay thường xanh.
- Trong lá và vỏ cây chứa chất nhầy.
- Lá đơn, mép lá trơn hoặc có khía răng cưa và thường không đối xứng
ở gốc lá, mọc sole, đôi khi sắp xếp thành 2 dãy.
- Có hoa nhỏ, quả thuộc loại quả cách hoặc quả hạch, không nẻ.
b. Phân loại :
Có khoảng 6-8 chi và khoảng 35 loài.
c. Phân bố :
Phân bố rộng rãi trong khu vực ôn đới thuộc Bắc bán cầu, nhưng
thưa thớt ở các vùng khác và hầu như là không có ở Australasia.
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
d. Vai trò :
- Cung cấp các loại gỗ quan trọng dùng chủ yếu để đóng đồ đạc.
- Dùng để làm thuốc với tính chất kháng viêm của lớp vỏ cây.
- Một số loài khác được trồng để làm cảnh.

Cây du trơn nhật bản
Cây du trơn
Lá vá hoa cây du trơn
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
3. Họ gai dầu ( Cannabaceae ):
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Thực vật có hoa.
- Cây thân gỗ, mọc thẳng hoặc cây thân cỏ thì mọc kép.
- Lá thường có thùy hình chân vịt hoặc lá kép chân vịt và luôn luôn có
lá kèm.
- Hoa đối xứng xuyên tâm và không sặc sỡ, do chúng là các loài cây
thụ phấn nhờ gió. Đài hoa ngắn, không có tràng hoa.
- Hoa mọc thành cụm dạng xim hoa. Ở các loài đơn tính khác gốc thì
cụm hoa đực dài và trong giống như chùy hoa, trong khi đó cụm hoa
cái ngắn và chứa ít hoa hơn.
- Nhụy hoa gồm hai lá noãn hợp sinh, bầu nhụy thường là thượng và
một ngăn, không có số lượng nhụy hoa cố định.
- Quả có thể là quả bế hay quả kiên nhỏ
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
b. Phân loại :
Gồm khoảng 70 loài, được xếp vào 9-15 chi, có 3chi được biết đến
nhiều nhất là : + Chi gai dầu ( Cannabis )
+ Chi sếu , phác ( Celtis )
+ Chi hoa bia ( Humulus )
Họ gai dầu
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
4. Họ gai ( Urticaceae ) :
a. Đặc điểm cấu tạo :
- Là loài thực vật có hoa.
- Cây cao 1- 2,5m, lá hình tim,
dài 7-15cm, rộng 6-12cm.

b. Phân bố :
Là loài bản địa của Đông Á.

c. Vai trò :
- Lá dùng làm bánh gai, bánh ít.
- Ngoài ra, thời xưa cây gai còn là
1 nguồn nguyên liệu lấy sợi.
Lá cây gai
Bánh gai
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
II. Bộ Phi Lao ( Casuarinales ) :
* Đặc điểm :
- Có các cành nhỏ màu lục, chia đốt, mỗi đốt mang 1 vòng lá dạng
vảy nhỏ và dính liền nhau thành 1 bẹ. Những cành nhỏ này có chức
năng quang hợp thay cho lá tiêu giảm.
- Gồm có 1 họ Phi lao và 1 chi Casuarina.
- Có lợi ích trong việc chắn gió và bảo vệ
đặc biệt là ở ven bờ biển.
Cây Phi Lao
Quả Phi Lao
PHÂN LỚP SAU SAU ( Hamamelididae )
III. Bộ Dẻ ( Fagales ):
* Đặc điểm : - Cây thân gỗ, đặc trưng bởi có quả mang “ đấu” ở bên ngoài, do tổng bao hoặc do cả hệ thống nhánh cụm hoa biến đổi thành, đấu có thể bao kín quả hay chỉ bọc 1 phần, hoặc chỉ đỡ dưới qảu như 1 cái đĩa.
- Một số cây trong họ có gỗ tốt, vỏ có nhiều tamin, quả ( hạt ) ăn được.
Quả dẻ
Cây hạt dẻ
THE
END
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA MÌNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Anh Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)