Phân lớp Hoa Hồng 01
Chia sẻ bởi Vũ Vân Phong |
Ngày 23/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Phân lớp Hoa Hồng 01 thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
PHÂN LOẠI THỰC VẬT
3. Bộ Đậu - Fabales
Bộ Đậu chỉ có 1 bộ với 3 phân họ (nhiều tác giả tách thành 3 họ có quan hệ chặt chẽ với nhau).
Họ Đậu – Fabaceae
Bao gồm những cây rất đa dạng: cây gỗ lớn, trung bình hay gỗ nhỏ, cây bụi hoặc cây thân cỏ, cây leo gỗ hoặc dây leo; có lá kèm. Lá mọc cách, kép lông chim (đôi khi kép chân vịt), hoặc lá đơn thứ sinh (do sự tiêu giảm của một số lá chét), thường có lá kèm.
Đậu côve – Phaseolus vulgaris
Đậu hà lan – Pisum sativum
Phượng – Delonix regia
Cụm hoa hình bông, chùm chùy hay đầu. Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu 5. Nhị thường 10, có khi giảm. Bộ nhụy gồm 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hoặc cong. Bầu trên. Quả đậu: do một lá noãn tạo thành, khô tự mở bởi hai khe bụng và lưng.
Công thức hoa chung: *, K5C5A10-8-7G1
Ba phân họ của họ Đậu được phân biệt với nhau
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae): thường là cây gỗ hay cây bụi; lá kèm hình sợi hay biến thành gai; hoa thường mọc thành cụm hoa hình cầu hay bông; tiền khai hoa van; hoa mẫu 5; cánh hoa rời nhau, nhị có số lượng bằng số cánh hoa, gấp đôi hay nhiều; bầu 1 lá noãn làm thành. Quả kiểu quả đậu, thẳng hoặc cong, có khi đứt thành từng đoạn ngăn giữa các hạt.
Phân họ Vang (Caesalpinioideae): thường là cây gỗ hay bụi, it khi là thân cỏ; lá kèm sớm rụng. Lá thường kép lông chim 1-2 lần. Cụm hoa hình chùm hoặc ngù, phần lớn là hoa không đều. Đài 5 mảnh, rời. Tràng bằng số cánh hoa, bằng số lá đài, các cánh hoa thường không bằng nhau, tiền khai hoa thìa. Bộ nhị ít khi đủ 10 (thường là 7-8), xếp 2 vòng. Bầu gồm 1 lá noãn. Quả kiểu quả đậu.
Phân họ Đậu (Faboideae): đây là phân họ lớn và tiến hóa nhất trong họ Đậu; phần lớn là cây thân cỏ, ít cây bụi và cây gỗ. Lá kép lông chim, nhiều khi chỉ còn 3 lá chét. Lá kèm có khi rất lớn, ôm lấy cuống lá; đặc biệt một số loài có lá chét biến đổi thành tua cuốn. Cụm hoa thường hình chum, hoa không đều. Đài 5 mảnh thường dính nhau. Tràng gồm 5 cánh hoa, tiền khai hoa cờ. Bộ nhị thường có 10 nhị: 9 nhị dính nhau, 1 nhị rời hoặc có khi tất cả nhị đều dính nhau. Bầu 1 ô. Quả đậu, có khi chín trong đất (lạc). Hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Giá trị: đây là họ có số loài lớn đứng thứ hai sau họ Lan, còn được gọi là họ toàn thế giới với việc mang ý nghĩa lớn về số lượng cây thực phẩm, một số loài cho gỗ thuộc loại quí hiếm, làm cảnh, làm rau, thuốc, cung cấp tanin, làm phân xanh và cải tạo đất ....
Đại diện:
Keo tai tượng (Acacia mangium)
Keo dậu (Leucaena leucocephala)
Cứt ngựa (Archidendron balansae)
Cây lá me (Acacia sinuata)
Xấu hổ (Mimosa pudica)
Móng bò (Bauhinia spp.)
Thảo quyết minh (Cassia tora)
Phượng vĩ (Delonix regia)
Lạc (Arachis hypogea)
Sắn dây (Pueraria lobata)
Hoè hoa (Styphnolobium japonicum
Hoè hoa - Styphnolobium japonicum
Keo dậu – Leucaena leucocephala
Phượng – Delonix regia
Móng bò tím – Bauhinia purpurea
Cứt ngựa – Archidendron balansae
Để nhận biết cây thuộc họ Đậu có thể dựa vào đặc điểm gì của: lá và lá kèm; hoa, kiểu quả?
Căn cứ vào đâu mà có thể nói phân họ Đậu tiến hoá hơn so với các phân họ kia
Bò cạp nước – Cassia fistula
Lim sét – Peltophorum pterocarpum
Sưa – Dalbergia tonkinensis
4. Bộ Nắp ấm – Nepenthales
Bộ này có quan hệ chặt chẽ với họ Bắt ruồi. Bộ chỉ gồm 1 họ.
Họ Nắp ấm – Nepenthaceae
Cây bụi, ít phân nhánh. Lá có cấu tạo đặc biệt thích ứng với việc bắt sâu bọ: đường gân giữa của lá kéo dài thành 1 dây rồi phình ra thành một túi có nắp đậy, đáy của túi có các tuyến có khả năng tiêu hoá được các phần mềm của sâu bọ khi chúng bị rơi vào túi.
Cụm hoa hình chùm mọc ở nách lá. Hoa đơn tính khác cây, có mùi hôi. Đài có 4 lá đài, không có cánh hoa. Nhị nhiều, dính thành ống. Bầu gồm 3-4 lá noãn dính nhau thành 3-4 ô. Quả mở 3-4 mảnh, nhiều hạt.
Nắp ấm –
Nepenthes mirabilis
5. Bộ Sim – Myrtales
Phần lớn là cây thân gỗ hoặc bụi, đôi khi thân cỏ. Lá thường mọc đối, không có lá kèm. Cụm hoa xim với các hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tròn, mẫu 4-5. Nhị có số lượng khác nhau. Lá noãn hợp, vòi nhụy 1; noãn nhiều, đính noãn trụ giữa.
Đây là một bộ lớn, gồm 14 họ, trong đó ở Việt Nam gặp 12 họ, nhưng chỉ xét đến một số họ quan trọng và thường gặp.
Họ Sim (Myrtaceae):
Cây gỗ hay cây bụi. Lá mọc đối, đơn nguyên, không có lá kèm. Trong vỏ cành và lá non có túi tiết dầu thơm.
Cụm hoa hình chùm, ở đầu cành và nách lá; đôi khi hoa mọc đơn độc; mẫu 4-5.
Các lá đài thường dính nhau thành hình chén. Cánh hoa rời nhau và đính trên mép ống đài. Nhị rất nhiều, bất định và xếp không theo trật tự, khi nụ còn non nhị thường cuộn lại trong nụ; chỉ nhị rời hay dính ở phần dưới làm thành ống ngắn. Bộ nhụy có số lá noãn thường bằng số cánh hoa, dính lại với nhau thành bầu dưới hoặc bầu giữa, với số ô tương ứng với số lá noãn; 1 vòi nhuỵ, 1 đầu nhuỵ. Quả mọng thường do đế hoa phát triển thành, đài tồn tại trên quả. Hạt không có nội nhũ.
Công thức hoa: *K(4-5)C4-5 A G (5-4-2)
Trong bộ này có một số họ thường gặp: họ Đước, họ Bàng, họ Mua, họ Bằng lăng, họ Lựu, họ Tử vi....
Họ Đước (Rhizophoraceae): là họ thường gặp ở vùng rừng ngập mặn; đặc điểm đặc biệt: có hệ rễ khí sinh phát triển vừa có chức năng hô hấp, vừa có chức năng giữ chặt cây trong đất lầy bùn; một điểm cần chú ý đến hình thức phát tán thích nghi với điều kiện sống ở bãi lầy ven biển: hạt nảy mầm ngay trên cây mẹ (gọi là hiện tượng “sinh con”) thành một trụ mầm dài 15-50 cm, khi rơi xuống đất
Hệ rễ
Trang – Kandelia obovata
Họ Bàng (Combretaceae):
Cây gỗ lớn, đôi khi cây bụi hoặc cây leo. Lá đơn hay kép, nguyên, không có lá kèm, mọc đối, mọc cách hay mọc vòng
Cụm hoa hình bông hay chùm, ở đầu cành hay nách lá. Hoa thường lưỡng tính (ít khi đơn tính), mẫu 5. Đài có 5 lá đài dính ở dưới. Tràng có 5 cánh hoa rời nhau, dễ rụng. Nhị thường gấp đôi số cánh hoa, xếp thành 2 vòng, vòng ngoài có thể tiêu giảm, phần lớn có đĩa mật bên trong vòng nhị. Bộ nhuỵ gồm 5 lá noãn dính với nhau thành bầu dưới 1 ô. Quả mở hay quả hạch. Chỉ có 1 hạt(đặc điểm để phân biệt với họ Sim trong bộ này), không có nội nhũ.
Công thức hoa: * K(5)C5A5+5 G (5)
3. Bộ Đậu - Fabales
Bộ Đậu chỉ có 1 bộ với 3 phân họ (nhiều tác giả tách thành 3 họ có quan hệ chặt chẽ với nhau).
Họ Đậu – Fabaceae
Bao gồm những cây rất đa dạng: cây gỗ lớn, trung bình hay gỗ nhỏ, cây bụi hoặc cây thân cỏ, cây leo gỗ hoặc dây leo; có lá kèm. Lá mọc cách, kép lông chim (đôi khi kép chân vịt), hoặc lá đơn thứ sinh (do sự tiêu giảm của một số lá chét), thường có lá kèm.
Đậu côve – Phaseolus vulgaris
Đậu hà lan – Pisum sativum
Phượng – Delonix regia
Cụm hoa hình bông, chùm chùy hay đầu. Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu 5. Nhị thường 10, có khi giảm. Bộ nhụy gồm 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hoặc cong. Bầu trên. Quả đậu: do một lá noãn tạo thành, khô tự mở bởi hai khe bụng và lưng.
Công thức hoa chung: *, K5C5A10-8-7G1
Ba phân họ của họ Đậu được phân biệt với nhau
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae): thường là cây gỗ hay cây bụi; lá kèm hình sợi hay biến thành gai; hoa thường mọc thành cụm hoa hình cầu hay bông; tiền khai hoa van; hoa mẫu 5; cánh hoa rời nhau, nhị có số lượng bằng số cánh hoa, gấp đôi hay nhiều; bầu 1 lá noãn làm thành. Quả kiểu quả đậu, thẳng hoặc cong, có khi đứt thành từng đoạn ngăn giữa các hạt.
Phân họ Vang (Caesalpinioideae): thường là cây gỗ hay bụi, it khi là thân cỏ; lá kèm sớm rụng. Lá thường kép lông chim 1-2 lần. Cụm hoa hình chùm hoặc ngù, phần lớn là hoa không đều. Đài 5 mảnh, rời. Tràng bằng số cánh hoa, bằng số lá đài, các cánh hoa thường không bằng nhau, tiền khai hoa thìa. Bộ nhị ít khi đủ 10 (thường là 7-8), xếp 2 vòng. Bầu gồm 1 lá noãn. Quả kiểu quả đậu.
Phân họ Đậu (Faboideae): đây là phân họ lớn và tiến hóa nhất trong họ Đậu; phần lớn là cây thân cỏ, ít cây bụi và cây gỗ. Lá kép lông chim, nhiều khi chỉ còn 3 lá chét. Lá kèm có khi rất lớn, ôm lấy cuống lá; đặc biệt một số loài có lá chét biến đổi thành tua cuốn. Cụm hoa thường hình chum, hoa không đều. Đài 5 mảnh thường dính nhau. Tràng gồm 5 cánh hoa, tiền khai hoa cờ. Bộ nhị thường có 10 nhị: 9 nhị dính nhau, 1 nhị rời hoặc có khi tất cả nhị đều dính nhau. Bầu 1 ô. Quả đậu, có khi chín trong đất (lạc). Hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Giá trị: đây là họ có số loài lớn đứng thứ hai sau họ Lan, còn được gọi là họ toàn thế giới với việc mang ý nghĩa lớn về số lượng cây thực phẩm, một số loài cho gỗ thuộc loại quí hiếm, làm cảnh, làm rau, thuốc, cung cấp tanin, làm phân xanh và cải tạo đất ....
Đại diện:
Keo tai tượng (Acacia mangium)
Keo dậu (Leucaena leucocephala)
Cứt ngựa (Archidendron balansae)
Cây lá me (Acacia sinuata)
Xấu hổ (Mimosa pudica)
Móng bò (Bauhinia spp.)
Thảo quyết minh (Cassia tora)
Phượng vĩ (Delonix regia)
Lạc (Arachis hypogea)
Sắn dây (Pueraria lobata)
Hoè hoa (Styphnolobium japonicum
Hoè hoa - Styphnolobium japonicum
Keo dậu – Leucaena leucocephala
Phượng – Delonix regia
Móng bò tím – Bauhinia purpurea
Cứt ngựa – Archidendron balansae
Để nhận biết cây thuộc họ Đậu có thể dựa vào đặc điểm gì của: lá và lá kèm; hoa, kiểu quả?
Căn cứ vào đâu mà có thể nói phân họ Đậu tiến hoá hơn so với các phân họ kia
Bò cạp nước – Cassia fistula
Lim sét – Peltophorum pterocarpum
Sưa – Dalbergia tonkinensis
4. Bộ Nắp ấm – Nepenthales
Bộ này có quan hệ chặt chẽ với họ Bắt ruồi. Bộ chỉ gồm 1 họ.
Họ Nắp ấm – Nepenthaceae
Cây bụi, ít phân nhánh. Lá có cấu tạo đặc biệt thích ứng với việc bắt sâu bọ: đường gân giữa của lá kéo dài thành 1 dây rồi phình ra thành một túi có nắp đậy, đáy của túi có các tuyến có khả năng tiêu hoá được các phần mềm của sâu bọ khi chúng bị rơi vào túi.
Cụm hoa hình chùm mọc ở nách lá. Hoa đơn tính khác cây, có mùi hôi. Đài có 4 lá đài, không có cánh hoa. Nhị nhiều, dính thành ống. Bầu gồm 3-4 lá noãn dính nhau thành 3-4 ô. Quả mở 3-4 mảnh, nhiều hạt.
Nắp ấm –
Nepenthes mirabilis
5. Bộ Sim – Myrtales
Phần lớn là cây thân gỗ hoặc bụi, đôi khi thân cỏ. Lá thường mọc đối, không có lá kèm. Cụm hoa xim với các hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tròn, mẫu 4-5. Nhị có số lượng khác nhau. Lá noãn hợp, vòi nhụy 1; noãn nhiều, đính noãn trụ giữa.
Đây là một bộ lớn, gồm 14 họ, trong đó ở Việt Nam gặp 12 họ, nhưng chỉ xét đến một số họ quan trọng và thường gặp.
Họ Sim (Myrtaceae):
Cây gỗ hay cây bụi. Lá mọc đối, đơn nguyên, không có lá kèm. Trong vỏ cành và lá non có túi tiết dầu thơm.
Cụm hoa hình chùm, ở đầu cành và nách lá; đôi khi hoa mọc đơn độc; mẫu 4-5.
Các lá đài thường dính nhau thành hình chén. Cánh hoa rời nhau và đính trên mép ống đài. Nhị rất nhiều, bất định và xếp không theo trật tự, khi nụ còn non nhị thường cuộn lại trong nụ; chỉ nhị rời hay dính ở phần dưới làm thành ống ngắn. Bộ nhụy có số lá noãn thường bằng số cánh hoa, dính lại với nhau thành bầu dưới hoặc bầu giữa, với số ô tương ứng với số lá noãn; 1 vòi nhuỵ, 1 đầu nhuỵ. Quả mọng thường do đế hoa phát triển thành, đài tồn tại trên quả. Hạt không có nội nhũ.
Công thức hoa: *K(4-5)C4-5 A G (5-4-2)
Trong bộ này có một số họ thường gặp: họ Đước, họ Bàng, họ Mua, họ Bằng lăng, họ Lựu, họ Tử vi....
Họ Đước (Rhizophoraceae): là họ thường gặp ở vùng rừng ngập mặn; đặc điểm đặc biệt: có hệ rễ khí sinh phát triển vừa có chức năng hô hấp, vừa có chức năng giữ chặt cây trong đất lầy bùn; một điểm cần chú ý đến hình thức phát tán thích nghi với điều kiện sống ở bãi lầy ven biển: hạt nảy mầm ngay trên cây mẹ (gọi là hiện tượng “sinh con”) thành một trụ mầm dài 15-50 cm, khi rơi xuống đất
Hệ rễ
Trang – Kandelia obovata
Họ Bàng (Combretaceae):
Cây gỗ lớn, đôi khi cây bụi hoặc cây leo. Lá đơn hay kép, nguyên, không có lá kèm, mọc đối, mọc cách hay mọc vòng
Cụm hoa hình bông hay chùm, ở đầu cành hay nách lá. Hoa thường lưỡng tính (ít khi đơn tính), mẫu 5. Đài có 5 lá đài dính ở dưới. Tràng có 5 cánh hoa rời nhau, dễ rụng. Nhị thường gấp đôi số cánh hoa, xếp thành 2 vòng, vòng ngoài có thể tiêu giảm, phần lớn có đĩa mật bên trong vòng nhị. Bộ nhuỵ gồm 5 lá noãn dính với nhau thành bầu dưới 1 ô. Quả mở hay quả hạch. Chỉ có 1 hạt(đặc điểm để phân biệt với họ Sim trong bộ này), không có nội nhũ.
Công thức hoa: * K(5)C5A5+5 G (5)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Vân Phong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)