PHÂN LOẠI SÂU BỌ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ

Chia sẻ bởi Hoàng Minh Công | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: PHÂN LOẠI SÂU BỌ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:


Bài giảng

PH�N LO?I S�U B? V� T?M QUAN TR?NG C?A S�U B?





Ngu?i gi?ng: Lờ Th? Thu H?ng

I. PHÂN LOẠI SÂU BỌ
I.1. Cơ sở phân loại sâu bọ:
Đặc điểm biến thái.
Cấu tạo cơ quan miệng.
Đặc điểm của cánh

I.2. Phân loại:

Có 2 phân lớp:
Phân lớp 1: Sâu bọ hàm ẩn (Etognatha)
Phân lớp 2: Sâu bọ hàm lộ (Ectognatha)


I.2.1. Phân lớp 1:

* Đặc điểm:
Sâu bọ cỡ bé.
Chưa có cánh.
Cơ quan miệng kiểu nghiền hoặc hút ẩn trong khoang miệng, chỉ nhú đỉnh ra ngoài.
Phát triển không qua biến thái.
Không có mắt kép.
Chưa có ống khí.

I.2.1. Phân lớp 1:

Phân loại: 3 bộ
Đuôi nguyên thuỷ (Protura).
Bọ nhảy (Collembola).
Hai đuôi (Diplura).

I.2.2. Phân lớp 2:

Đặc điểm:
Sâu bọ cở bé hoặc lớn.
Chưa có cánh, có cánh hoặc mất cánh.
Cơ quan miệng có nhiều kiểu, lộ ra ngoài khoang miệng.
Phát triển biến thái không hoàn toàn hoặc hoàn toàn.
Có mắt kép.
Hệ ống khí phát triển.

I.2.2. Phân lớp 2:

Phân loại:
Bộ 3 đuôi (Thysanura)
Cỡ bé dưới 2cm, chưa có cánh.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Phát triển không qua biến thái.
Môi trường sống trong đất và thân mục.
Đại diện: Nhậy sách hay bọ bạc Lepisma, nhậy mình gồ Machilis.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ Phù du (Ephemeroptera)
Có hai đôi cánh mỏng với gân cánh phức tạp.
Cơ quan miệng kiểu nghiền ở giai đoạn ấu trùng khi trưởng thành tiêu giảm.
Phát triển biến thái không hoàn toàn.
Môi trường sống: sông, suối, ...
Đại diện: Ephemera, Potamanthus, Baetis...

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ chuồn chuồn (Odonata)
Có 2 đôi cánh mỏng giống nhau với gân cánh phức tạp.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Môi trường sống: ấu trùng sống trong nước, trưởng thành sống ở cạn.
Đại diện: Leptogomphus (chuồn ngô), Ischnura (chuồn kim)...

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ gián (Blattoptera)
Có 2 đôi cánh, cánh trước hơi
dày hơn cánh sau.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Bụng có gai đuôi, trứng đẻ thành ổ trong bao trứng.
Môi trướng sống: thảm mục rừng, trong nhà.
Đại diện: Gián nhà Periplaneta americana.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ bọ ngựa (Mantoptera)
Bộ cánh thẳng (Orthoptera)

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ bọ ngựa (Mantoptera)
Có hai đôi cánh, cánh trước hơi dày hơn cánh sau.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Bụng có gai đuôi, trứng đẻ thành ổ trong bao trứng.
Ăn thịt, chân trước biến thành lưỡi hái để bắt giữ mồi.
Đại diện: Mantis.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Có hai đôi cánh, cánh trước hơi dày hơn cánh sau.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Bụng có gai đuôi, trứng đẻ thành ổ trong bao trứng.
Ăn thực vật.
Môi trường sống: đồng ruộng.
Đại diện: châu chấu, dế.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh đều (Isoptera), hay bộ Mối
Có 2 đôi cánh mỏng, cấu tạo giống nhau.
Sau khi giao hợp rụng cánh
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Môi trường sống: Mối sống thành xã hội ưa nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng.
Đại diện: Mối gỗ khô Coptotermes domesticus.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ bọ que (Phasmoptera)
Có cánh hoặc mất cánh.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Có khả năng trinh sản.
Có hình thái và màu sắc nguỵ trang.
Môi trường sống: rừng ẩm.
Đại diện: Bọ que (Bacillus), Bọ lá (Phyllium).
I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh da (Dermaptera)
Có cánh ngắn, đôi trước dày cứng, không có gân cánh, đôi sau cánh
nửa vòng tròn.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái không hoàn toàn.
Môi trường sống: chui rúc kẻ tường, bờ gạch
Đại diện: Forticula auricularia.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ chấy rận (Anoplura)

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ chấy rận (Anoplura)
Cỡ bé, mất cánh.
Cơ quan miệng kiểu chích hút.
Biến thái không hoàn toàn.
Môi trường sống: ký sinh trên người và động vật.
Đại diện: chấy, rận.


I.2.2. Phân lớp 2:


Bộ cánh nửa (Hemiptera)
2 đôi cánh, cánh trước có nửa gốc dày cứng, nửa ngọn mỏng.
Cơ quan miệng kiểu chích hút
Biến thái không hoàn toàn.
Môi trường sống: trên cạn hoặc nước.
Đại diện: rệp, bọ xít.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh giống: (Homoptera)
2 đôi cánh mỏng giống nhau, có khi không cánh.
Cơ quan miệng kiểu chích hút.
Biến thái không hoàn toàn.
Sống hút nhựa thực vật.
Đại diện: rầy xanh, rầy bông.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh cứng (Coleoptera)
2 đôi cánh, đôi trước thường dày cứng có chức năng bảo vệ đôi cánh sau và cơ thể.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái hoàn toàn.
Môi trường sống: đất, gỗ, lá cây, lương thực dự trữ.
Đại diện: Sâu gai, mọt gạo, hà khoai lang.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh phấn (Lepidoptera), hay bộ Bướm
2 đôi cánh trên mặt phủ vảy.
Ấu trùng có cơ quan miệng kiểu nghiền, trưởng thành có cơ quan miệng kiểu chích hút.
Biến thái hoàn toàn.
Có tuyến tơ và khả năng tạo kén.
Môi trường sống: thân cây.
Đại diện: Bướm, sâu đục thân, sâu róm, sâu cuốn lá.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ bọ chét (Aphaniptera)
Mất cánh.
Cơ quan miệng kiểu chích hút.
Môi trường sống: ký sinh trên người và động vật.
Đại diện: Ctenocephalides felis orientalis trên chó mèo, Xenopsylla trên chuột.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ cánh màng ( Hymenoptera)
Đôi cánh mỏng, móc vào nhau khi bay.
Cơ quan miệng kiểu nghiền.
Biến thái hoàn toàn.
Đốt bụng thứ nhất thường thắt nhỏ tạo thành eo nối với phần ngực.
Là thiên địch của nhiều loài sâu hại trong tự nhiên.
Đại diện: ong mật, ong mắt đỏ.

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ hai cánh (Diptera)

I.2.2. Phân lớp 2:

Bộ hai cánh (Diptera)
Chỉ có đôi cánh trước phát triển.
Cơ quan miệng kiểu chích hút.
Biến thái hoàn toàn.
Sống tự do hút nhựa cây, hút máu hoặc các chất thối rửa.
Đại diện: ruồi nhà, nhặng xanh.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ
II.1. Vai trò của sâu bọ đối với thiên nhiên và con người

II.1.1. Đối với thiên nhiên:
Sâu bọ là thành viên không thể thiếu trong các hệ sinh thái ở cạn.
1/3 các loài cây có hoa thụ phấn nhờ ong, bướm...
Hoá mùn và phân giải động vật góp phần hình thành lớp đất màu cho cây tươi tốt.
Chúng cũng là mắt xích thức ăn quan trọng cho các động vật lớn tạo nên sự cân bằng của các hệ sinh thái ở cạn.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ
II.1.2. Đối với con người:
Nhiều loài có lợi trực tiếp cho con người như: nuôi ong lấy mật, nuôi tằm lấy tơ, thả cánh kiến lấy nhựa...
Nhiều loài là thiên địch tự nhiên của sâu hại như ong mắt đỏ...
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ
II.2. Tác hại của sâu bọ:
Phá hoại cây trồng, lương thực, thực phẩm. như sâu đục thân hại lúa, sâu xám hại ngô, một số loại rệp hại cây ăn quả, hay mọt gạo hà khoai lang...
Phá hoại những công trình xây dựng bằng gỗ và đê đập như loài mối, mọt...
Nhiều loài là vật truyền bệnh, sống ký sinh trên người và động vật như các bệnh dịch tả, kiết lị, thương hàn, muỗi truyền bệnh sốt rét, chấy rận...
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ
II.3. Các biện pháp phòng trừ sâu bọ gây hại:
Phòng dịch: kiểm dịch ngăn không cho sâu bọ gây hại từ nước ngoài vào cùng với lương thực, cây giống, hoa quả, hay sâu hại từ vùng này sang vùng khác.
Canh tác: tuyển chọn các giống cây trồng có khả năng cao với sâu bệnh.
Cơ học và vật lý: trực tiếp bắt sâu bọ hoặc dùng bẫy...
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÂU BỌ
II.3. Các biện pháp phòng trừ sâu bọ gây hại:
Hoá học: Dùng thuốc hoá học để xử lý.
Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch tự nhiên như sâu bọ ăn thịt, ký sinh, vi khuẩn, nấm... để diệt trừ sâu hại.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp: Sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp để nhằm duy trì mật độ loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Minh Công
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)