Phân loại lớp cúc 02
Chia sẻ bởi Vũ Vân Phong |
Ngày 23/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Phân loại lớp cúc 02 thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
PHÂN LOẠI THỰC VẬT
2. Bộ Hoa mõm sói - Scrophulariales
Phần lớn là cây thân cỏ, một số có thể dạng thân gỗ nhỏ hoặc thân bụi. Hoa từ đều tiến tới hoa không đều, số lượng nhị có khuynh hướng giảm từ 5 xuống tới 4 hoặc 2.
Bộ này có tới 16 họ, trong đó ở Việt Nam có 11 họ. Sau đây xét một số họ đại diện.
a. Họ Cà - Solanaceae
Là 1 trong những họ nguyên thủy hơn cả của bộ Hoa mõm sói
Chủ yếu là dạng thân cỏ. Lá mọc cách, không có lá kèm; lá đơn nguyên hoặc chia thuỳ. Trong thân và quả có chất ancalôit, do đó nhiều cây có độc và 1 số ít cũng được dùng làm thuốc.
Cà dại hoa trắng –
Solanum torvum
Ớt - Capsicum
Thuốc lá - Nicotiana tabacum
Hoa thường dạng xim mọc ở nách lá. Hoa đều, lưỡng tính. Đài hợp, thường tồn tại ở quả. Tràng hình bánh xe hoặc hình ống, 5 thuỳ bằng nhau. Nhị 5, xếp xen kẽ với các thuỳ của tràng, chỉ nhị dính trên ống tràng, bao phấn mở lỗ ở đỉnh hay bằng khe nứt dọc. Bầu trên, 2 (3-5) ô. Quả mọng hoặc quả khô mở.
Thuốc lá - Nicotiana tabacum
Công thức hoa: *K(5)C(5)A5G(2)
Họ Cà có khoảng 85 chi và gần 2300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và cả vùng ôn đới, chủ yếu là ở Nam Mỹ. Việt Nam có khoảng 16 chi với gần 50 loài.
Giá trị: làm cảnh, làm rau hay làm thuốc.
Đại diện:
Khoai tây (Solanum tuberosum): là một trong những cây có ý nghĩa kinh tế nhất của họ, được trồng làm rau ăn vì có giá trị dinh dưỡng cao.
Cà chua (Lycopersicum esculentum): làm thuốc, rau...
Khoai tây –
Solanum tuberosum
Cà chua –
Lycopersicum esculentum
Ớt (Capsicum): làm gia vị, thuốc...
Cà (Solanum melongena): quả làm rau ăn, hoặc làm đồ hộp.
Cà dại hoa trắng (Solanum torvum): mọc dại phổ biến.
Cà độc dược (Datura metel): làm thuốc...
Thuốc lá (Nicotiana tabacum): lấy lá làm thuốc hút....
2. Bộ Hoa mõm sói - Scrophulariales
b. Họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae
Chủ yếu là dạng thân cỏ. Lá mọc đối, không có lá kèm. Cụm hoa hình xim, bông hoặc chùm. Hoa thường không đều, với các kiểu tràng hoa rất khác nhau.
Hoa mõm sói - Antirrhinum majus
Hoa lưỡng tính mẫu 5. Đài 5 mảnh, có 5 thuỳ không bằng nhau hoặc tạo thành 2 môi: môi trên 2 thuỳ, môi dưới 3 thuỳ. Nhị thường gồm 4 nhị trong đó 2 nhị ngắn, 2 nhị dài, đôi khi chỉ còn 2 nhị với 2 nhị lép. Bộ nhuỵ gồm 2 lá noãn hợp thành bầu trên, 2 ô, gốc bầu thường có tuyến mật. Quả mở hoặc quả mọng, chứa nhiều hạt.
Công thức hoa: ↑K(5)C(5)A4-2G(2)
Đây là một họ khá lớn, gồm hơn 200 chi và gần 3000 loài, phân bố rộng chủ yếu ở vùng ôn đới. Việt Nam có khoảng 40 chi với trên 120 loài.
Giá trị: phần lớn là những loài hoang dại, một số loài được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc.
Đại diện:
Hoa mõm sói (Antirrhinum majus): hoa được dùng làm cảnh
Địa hoàng (Rehmannia glutinosa): làm thuốc, hiện được trồng nhiều ở nước ta
Cam thảo đất (Scoparia dulcis): làm thuốc, thường mọc dại.
Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis): làm thuốc
Lử đằng (Lindernia procumbens)
Rau sam trắng (Bacopa monieri)
c. Họ Ô rô – Acanthaceae
Phần lớn là cây thân cỏ nhiều năm, đôi khi cây bụi hoặc nửa bụi, ít khi là cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc đối, thường không có lá kèm.
Dây bông xanh –
Thunbergia grandiflora
Quả nổ - Ruellia tuberosa
Hoa mọc thành cụm hình xim hay chuỳ, đôi khi mọc đơn độc. Hoa không đều, có lá bắc và cả lá bắc con. Đài có khi có 2 môi. Tràng thường 2 môi. Nhị 4 hoặc 2, dính vào ống tràng. Bầu trên, 2 ô. Quả mở, hạt có cuống do cuống noãn hoá gỗ (tính chất đặc trưng của họ). Hạt thường không có nội nhũ.
Công thức hoa: ↑K(5)C(5)A4-2G(2)
Họ này có 250 chi và 2600 loài, tập trung chủ yếu ở Nam và Đông Nam Á, châu Phi, Braxin và Trung Mỹ. Việt Nam có khoảng 55 chi và trên 190 loài.
Giá trị: dùng làm cảnh, làm thuốc, làm hàng rào....
Đại diện:
Ô rô (Acanthus ilicifolius): có thể dùng ăn trầu, làm thuốc...
Thanh táo (Justicia gendurussa): làm cảnh hay hàng rào, làm thuốc
Quả nổ (Ruellia tuberosa): làm thuốc, mọc dại ở bãi hoang ẩm.
Dây bông xanh (Thunbergia grandiflora): làm cảnh, hàng rào.
Hãy phân biệt 3 họ Ô rô, họ Hoa mõm sói và họ Cà?
2. Bộ Hoa mõm sói - Scrophulariales
Phần lớn là cây thân cỏ, một số có thể dạng thân gỗ nhỏ hoặc thân bụi. Hoa từ đều tiến tới hoa không đều, số lượng nhị có khuynh hướng giảm từ 5 xuống tới 4 hoặc 2.
Bộ này có tới 16 họ, trong đó ở Việt Nam có 11 họ. Sau đây xét một số họ đại diện.
a. Họ Cà - Solanaceae
Là 1 trong những họ nguyên thủy hơn cả của bộ Hoa mõm sói
Chủ yếu là dạng thân cỏ. Lá mọc cách, không có lá kèm; lá đơn nguyên hoặc chia thuỳ. Trong thân và quả có chất ancalôit, do đó nhiều cây có độc và 1 số ít cũng được dùng làm thuốc.
Cà dại hoa trắng –
Solanum torvum
Ớt - Capsicum
Thuốc lá - Nicotiana tabacum
Hoa thường dạng xim mọc ở nách lá. Hoa đều, lưỡng tính. Đài hợp, thường tồn tại ở quả. Tràng hình bánh xe hoặc hình ống, 5 thuỳ bằng nhau. Nhị 5, xếp xen kẽ với các thuỳ của tràng, chỉ nhị dính trên ống tràng, bao phấn mở lỗ ở đỉnh hay bằng khe nứt dọc. Bầu trên, 2 (3-5) ô. Quả mọng hoặc quả khô mở.
Thuốc lá - Nicotiana tabacum
Công thức hoa: *K(5)C(5)A5G(2)
Họ Cà có khoảng 85 chi và gần 2300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và cả vùng ôn đới, chủ yếu là ở Nam Mỹ. Việt Nam có khoảng 16 chi với gần 50 loài.
Giá trị: làm cảnh, làm rau hay làm thuốc.
Đại diện:
Khoai tây (Solanum tuberosum): là một trong những cây có ý nghĩa kinh tế nhất của họ, được trồng làm rau ăn vì có giá trị dinh dưỡng cao.
Cà chua (Lycopersicum esculentum): làm thuốc, rau...
Khoai tây –
Solanum tuberosum
Cà chua –
Lycopersicum esculentum
Ớt (Capsicum): làm gia vị, thuốc...
Cà (Solanum melongena): quả làm rau ăn, hoặc làm đồ hộp.
Cà dại hoa trắng (Solanum torvum): mọc dại phổ biến.
Cà độc dược (Datura metel): làm thuốc...
Thuốc lá (Nicotiana tabacum): lấy lá làm thuốc hút....
2. Bộ Hoa mõm sói - Scrophulariales
b. Họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae
Chủ yếu là dạng thân cỏ. Lá mọc đối, không có lá kèm. Cụm hoa hình xim, bông hoặc chùm. Hoa thường không đều, với các kiểu tràng hoa rất khác nhau.
Hoa mõm sói - Antirrhinum majus
Hoa lưỡng tính mẫu 5. Đài 5 mảnh, có 5 thuỳ không bằng nhau hoặc tạo thành 2 môi: môi trên 2 thuỳ, môi dưới 3 thuỳ. Nhị thường gồm 4 nhị trong đó 2 nhị ngắn, 2 nhị dài, đôi khi chỉ còn 2 nhị với 2 nhị lép. Bộ nhuỵ gồm 2 lá noãn hợp thành bầu trên, 2 ô, gốc bầu thường có tuyến mật. Quả mở hoặc quả mọng, chứa nhiều hạt.
Công thức hoa: ↑K(5)C(5)A4-2G(2)
Đây là một họ khá lớn, gồm hơn 200 chi và gần 3000 loài, phân bố rộng chủ yếu ở vùng ôn đới. Việt Nam có khoảng 40 chi với trên 120 loài.
Giá trị: phần lớn là những loài hoang dại, một số loài được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc.
Đại diện:
Hoa mõm sói (Antirrhinum majus): hoa được dùng làm cảnh
Địa hoàng (Rehmannia glutinosa): làm thuốc, hiện được trồng nhiều ở nước ta
Cam thảo đất (Scoparia dulcis): làm thuốc, thường mọc dại.
Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis): làm thuốc
Lử đằng (Lindernia procumbens)
Rau sam trắng (Bacopa monieri)
c. Họ Ô rô – Acanthaceae
Phần lớn là cây thân cỏ nhiều năm, đôi khi cây bụi hoặc nửa bụi, ít khi là cây thân gỗ nhỏ. Lá mọc đối, thường không có lá kèm.
Dây bông xanh –
Thunbergia grandiflora
Quả nổ - Ruellia tuberosa
Hoa mọc thành cụm hình xim hay chuỳ, đôi khi mọc đơn độc. Hoa không đều, có lá bắc và cả lá bắc con. Đài có khi có 2 môi. Tràng thường 2 môi. Nhị 4 hoặc 2, dính vào ống tràng. Bầu trên, 2 ô. Quả mở, hạt có cuống do cuống noãn hoá gỗ (tính chất đặc trưng của họ). Hạt thường không có nội nhũ.
Công thức hoa: ↑K(5)C(5)A4-2G(2)
Họ này có 250 chi và 2600 loài, tập trung chủ yếu ở Nam và Đông Nam Á, châu Phi, Braxin và Trung Mỹ. Việt Nam có khoảng 55 chi và trên 190 loài.
Giá trị: dùng làm cảnh, làm thuốc, làm hàng rào....
Đại diện:
Ô rô (Acanthus ilicifolius): có thể dùng ăn trầu, làm thuốc...
Thanh táo (Justicia gendurussa): làm cảnh hay hàng rào, làm thuốc
Quả nổ (Ruellia tuberosa): làm thuốc, mọc dại ở bãi hoang ẩm.
Dây bông xanh (Thunbergia grandiflora): làm cảnh, hàng rào.
Hãy phân biệt 3 họ Ô rô, họ Hoa mõm sói và họ Cà?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Vân Phong
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)