PHAN_LAM_VAN_LAP_DAN_Y_BAI_VAN_TU_SU

Chia sẻ bởi Phạm Tuấn Anh | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: PHAN_LAM_VAN_LAP_DAN_Y_BAI_VAN_TU_SU thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHẦN LÀM VĂN
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
A. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
Để thực hiện tốt hệ thống bài tập liên quan đến bài học này, anh (chị) cần chú ý một số điểm cơ bản sau:
1. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý nói chung và lập dàn ý bài văn tự sự nói riêng: nếu không có dàn ý, người viết sẽ khó xác định được hệ thống những ý chính và mối quan hệ hợp lí giữa chúng, vì vậy cũng khó tìm được những dẫn chứng phù hợp và hình thành tổng thể bài văn tự sự mạch lạc, đầy đủ ý.
2. Nắm chắc các công đoạn cần thực hiện để có thể đưa ra một dàn ý với bố cục ba phần hoàn chỉnh: chọn đề tài, xác định chủ đề; từ đó phác ra những nét chính của cốt truyện (Hoàn cảnh xảy ra, các nhân vật tham gia, diễn biến các sự kiện) và hình thành dàn ý (chú ý: cốt truyện nên dựa vào “mô hình” cấu trúc truyền thống của tác phẩm tự sự: trình bày – khai đoan – phát triển – đỉnh điểm – kết thúc).
B. LUYỆN TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
1.Thế nào là lập dàn ý cho bài văn tự sự?
A. Viết phần mở bài, kết luận và nêu các ý chính cần có trong phần thân bài
B. Nêu rõ những nội dung chính cho cau chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể
C. Viết ngắn gọn từng phần nội dung của bài văn tự sự
D. Viết phần thân bài của bài văn tự sự
2. Nối hai cột A và B:
A
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết luận
B
a. Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
b. Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa
c. Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...)

3. Muốn lập dàn ý bài văn tự sự, cần làm gì?
A. Dự kiến đề tài B. Xác định các nhân vật
C. Lựa chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí
D. Cả A, B, C
4. Các sự việc, chi tiết trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự như thế nào?
A. Trật tự không gian B. Trình tự thời gian
C. Đảo lộn trật tự thời gian D. Cả A, B, C

1. B
2. 1-c,2-a,3-b
3. D
4. D


II. TỰ LUẬN
Câu 1 : Cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thủy ở thế giới bên kia
Anh (chị) hãy lập dàn ý cho đề bài trên .
Yêu cầu : Đây là một câu chuyện tưởng tượng, nối tiếp những suy nghĩ gợi ra từ việc đọc hiểu văn bản “Chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Đề bài để ngỏ cho sự tưởng tượng của người viết, đòi hỏi khả năng sáng tạo cao. Tuy nhiên cần dựa vào những thông điệp nghệ thuật của truyền thuyết để có những sự kiện, chi tiết tưởng tượng đưa vào câu chuyện cho phù hợp. Anh (chị) lập dàn ý cho câu chuyện theo bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài và Kết luận. Cụ thể :
Mở bài : - Trong lòng giếng âm u, bóng dáng Trọng Thủy đau khổ, tiều tụy.
- Ngày hội đền Cổ Loa, nghi lễ rước ngọc đã giúp Trọng Thủy và Mị Châu gặp lại nhau
Thân bài:
-Trọng Thủy hối hận kể lại lí do vì sao mình cướp nỏ thần của Âu Lạc
- Trọng Thủy van xin Mị Châu hãy tha thứ để linh hồn y được thanh thản
- Mị Châu ân hận vì đã ngây thơ tin lời Trọng Thủy trước đây mà trở thành kẻ tiếp tay cho “giặc”
- Mị Châu thể hiện sự thương hại đối với Trọng Thủy
- Mị Châu khuyên Trọng Thủy hãy ăn năn hối cải, nhắc nhở lại cho con cháu muôn đời nhớ lấy bài học mà mình đã phải trả giá.
Kết luận:
- Ngọc Mị Châu rửa nước giếng Trọng Thủy trở nên sáng đẹp khác thường. Lễ rước ngọc sáng đưa Mị Châu trở về am thờ. Trọng Thủy thẫn thờ, đau khổ và thấm thía nỗi ân hận muộn màng.
2. Câu 2 : Lê nin nói “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất”. Từ những kỉ niệm tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)