Phần III test chân dung nhà văn

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 21/10/2018 | 73

Chia sẻ tài liệu: phần III test chân dung nhà văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHẬN BIẾT
CHÂN DUNG
Nhà văn Việt Nam (Phần III)
Phác họa thơ: nhà thơ Xuân Sách
Ảnh &Tư liệu bổ sung: PHH
nguồn Wikipedia.vn
GIỚI THIỆU
(Phần III)

100 Chân dung các nhà văn của Xuân Sách. Tác phẩm là 99 bài thơ đặc tả chân dung 99 nhà văn, nhà thơ đương đại nhưng không nêu tên những người được tả. Xin lỗi Ông Xuân Sách, Người BS bổ sung 1 số vị do ông chưa có nên NBS đánh dấu (*)
Tài liệu này sưu tầm tên và ảnh chân dung thực của các nhân vật ấy, nhưng để bạn suy nghĩ 1 chút nên đặt thành bộ Test thử trí nhớ của bạn
Do dung lượng lớn nên TL xếp thành 5 phần: phần I + 2 &3 là các vị đã quá cố; Phần 4&5 là các vị đương đại
Xuân Sách vẽ chân dung các nhà văn bằng thơ
3, Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật
Biết ông sòng phẳng tự bao giờ
Cái con thò lò quay sáu mặt
Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ
2, Kiên Trì dấn bước đường chinh chiến
Nửa gánh giang hồ nửa ái ân
Ngàn sau sông Dịch còn tê lạnh
Tráng sĩ có về với bến xuân.
1, Ông Ba Tri ấy lẫy lừng
Kể chuyện tình xưa với hương rừng Cà mau
Hình bóng cũ nay còn đâu
Mà Sơn vẫn gữ đậm màu phương Nam (*)
Câu 11: Đây là ai?

Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả bởi câu thơ 1,2,3,4
A B C D
4. Viết về những Ngọn tầm vông
Đất rừng sôi sục Khí hùng phương Nam
Hiểu từng cây đước, cây chàm
Như ông nay có ai làm nữa không !? (*)
(*)SƠN NAM 
(1926- 2008)
Tên thật là Phạm Minh Tài . Bút danh là Sơn Nam để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). là một trong số những nhà văn từng sống ở đô thị miền Nam nhưng tác phẩm của Sơn Nam không thuộc dạng a dua.
Nhà văn Sơn Nam được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già Ba Tri", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học“
chủ yếu viết về phong tục, về lịch sử khai khẩn đất đai Nam Bộ, và nếu là truyện thì đi vào tầng lớp nông dân, dân nghèo thành thị.
Tác phẩm của Sơn  Nam
- Chuyện xưa tình cũ (1958)
- Hương rừng Cà Mau (1962)
- Chim quyên xuống đất (1963)
- Hình bóng cũ (1964)
- Vạch một chân trời (1968)
Đáp án 11
11.1= C
Lý Văn Sâm
17/2/1921-14/9/2000
Lý Văn Sâm-Bút danh khác: Bách Thảo Sương, Thang Lý, ông thường viết về những truyện thường nhật cuả những nhân vật tiểu tư sản thành thị, về cảnh cơ cực những người dân nghèo thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội trong những truyện ngắn như Lạc loài, Mưa Sài Gòn, Rửa hờn, Ngoài mưa lạnh, Thèm một ngọn đèn, Ngàn sau sông Dịch...
các tác phẩm xuất sắc cuả ông đã gieo vào lòng độc giả đương thời nhiều ấn tượng tốt đẹp, khơi dậy những khát vọng và hướng họ đến với con đường tranh đấu, con đường cách mạng
Tác phẩm đã xuất bản:
Sương gió biên thùy (truyện ngắn, 1948);
Mười lăm năm hận sử (truyền vừa, 1948);
Sau dãy Trường Sơn (truyện dài, 1949);
Ngoài mưa lạnh (truyện ngắn, 1950);
Bến xuân (truyện ngắn, 1982);
Những bức chân dung (truyện ngắn, 1983);
Ngàn sau sông Dịch (truyện ngắn, 1988);
Tiểu thuyết Lý Văn Sâm (1992).
Đáp án 11
11.2 = D
(*) Đoàn Giỏi 
(17/5/1925 - 2/4/1989)
Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ,Trong đó "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng,đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi.
Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ
Tác phẩm chính
Cây đước Cà Mau
Bến nước mười hai
Cá bống mú (1956)
Ngọn tầm vông (1956)
Khí hùng đất nước (1948)
Đất rừng phương Nam (1957)
Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
Tết Nguyên Đán ở Nam Bộ
Tê giác giữa ngàn xanh (1982)
Đáp án 11
11.4 = B
Mai Ngữ (1928-2005)
Mai Ngữ là bút danh của nhà văn, nhà báo Mai Trung Rạng.
Tác phẩm Chuyện như đùa (1988) của ông đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng mạnh đến nỗi nó được coi như một thiên truyện Những người thích đùa của Việt Nam sau tác phẩm nổi tiếng thế giới của nhà văn Azit Nesin
Lá cờ quyết tử (Truyện ngắn, 1957)
Đất nước (Truyện ngắn, 1962)
Bầu trời và dòng sông (1966)
Điểm cao (Truyện,1967)
Dòng sông phía trước (Tiểu thuyết, 1972)
Chuyện như đùa (Truyện,1988)
Con ma gàn (Truyện ngắn, 1982)
Thị trấn vùng biên (Truyện, 1983)
Người đàn bà trên hạm tàu (Truyện ngắn, 1996)
Cành đào tàn trên xe rác (1997)

Đáp án 11
11.3 = A
1. Cha và con và... họ hàng và...
Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc
Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn
Họ sống chiến đấu càng khó khăn
Tháng Ba ở Tây nguyên đỏ lửa
Tháng tư lại đi xa hơn nữa
Đường đi ra đảo đường trong mây
Những người trở về mấy ai hay
Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt
Muốn làm cách mạng nhưng lại dát
4.Có những lớp người đi vỡ đất
Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô
Lại gieo hạt bông hường bông cúc
Trên mảng đất này hoa héo khô.
3. Một con trâu bạc già nua
Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây
Trâu ơi ta bảo trâu này
Quay về đất mới kéo cày cho xong.
2.Một chút hương thơm trải bốn mùa
Mười năm lăn lội chốn rừng già
Quay về không chịu ơn mưa móc
Đất trắng mưa rồi đất lại khô.
Câu12 Đây là ai?
Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Chu Văn
(22/12/1922 - 17/7/1994)
tên thật là Nguyễn Văn Chử,  là nhà thơ, nhà văn, viết kịch với nhiều bút danh khác như: Kim Mã, Thạch Mã, Nghĩa Thanh.. nhà văn Chu Văn nổi tiếng trong tiểu thuyết, song lại khởi đầu sự nghiệp văn chương từ thi ca... Chất liệu thực tế ngồn ngộn, vốn sống dày dặn, tài năng văn chương cất cánh, ông là nhà văn thành đạt chậm nhưng vững chãi, bề thế.
Tác phẩm chính
Bão biển, Đất mặn, Giáp mặt
Sao đổi ngôi , Mây thành
Con đường ấy, Cô lái đò sông Ninh
Hương cau hoa lim, Bông hoa trắng
Tiếng hát trong rèm, Ngọc tương tư
Đáp án 12
12.3= B
Nguyễn Trọng Oánh (1929 - 1993)
tác phẩm:
Thơm hương bốn mùa (1961)
Ngày đẹp nhất (1974)
Lời người cầm súng (1977)
Nhật ký đảo Cồn Cỏ (1964)
Nhật ký chiến dịch (1977)
Đất trắng (T/T1979-1984)
Con tốt sang sông (1989)
 Nổi danh là một nhà thơ, nhưng sau 1975 Nguyễn Trọng Oánh đã dành cho tiểu thuyết nhiều tâm huyết, góp phần phát triển vào sự đổi mới văn xuôi, trong đó có tiểu thuyết Đất trắng .
 Nguyễn Trọng Oánh vừa là người có công đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ, ông vừa là nhà văn nhà thơ, mang đến cho nền văn học Cách mạng những tập thơ, tập bút ký, những cuốn tiểu thuyết có giá trị 
Đáp án 12
12.2= D
Hoàng Văn Bổn (7/5/1930 - 12/5/2006)
tên thật là Huỳnh Văn Bản,  là nhà văn tiêu biểu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; là nhà văn lớn của đất Đồng Nai - Nam bộ. Tác phầm tiêu biểu :Vỡ đất ( 1952)
Vỡ đất (giải thưởng Cửu Long 1952)
Bông hường bông cúc (tiểu thuyết, 1957)
Có những lớp người (tiểu thuyết, 1958)
Hàm Rồng (ký sự,1968)
Sóng Hòn Mê (ký sự, 1971)
Nhớ rừng xưa (tiểu thuyết, 1977)
Lũ chúng tôi (tiểu thuyết, 1981)
Bầu trời mặt đất (tiểu thuyết, 1981)
Quê nội xa xôi (truyện dài, 1996)
Nước mắt giã biệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1994)
Tuổi thơ ngọt ngào (tiểu thuyết, 1994)

Đáp án 12
12.4 = A
Nguyễn Khải (3/12/1930 - 15/1/2008)
Tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải , là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám 1945. 
Các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc(tập truyện ngắn, 1960),Thời gian của người (1985)...
Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất (2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm cuối đời.
Tác phẩm Mùa lạc được trích dạy trong sách GK phổ thông môn Văn học nhiều năm qua; Trong bộ sách Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội,
Đáp án 12
12.1 = C
3. Ông Năm Hạng trở về đất lửa
Với chiếc lược ngà vượt Trường sơn
Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy
Ông biến thành thằng nộm hình rơm.

1. Bên kia biên giới anh sang
Trước giờ nổ súng về làng làm chi
Mẫn và tôi tính chi li
Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh.
Câu 13: Đây là ai?

Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
2. Người bị ma ám, lật ngược đời
Vì con người giúp con người chưa xong
Ông còn mang Miếu thần Trung
Hài cốt cuối cùng biết ở nơi đâu !? (*)

.
(*) 4. Thơ ông có Muối cụ Hồ
Rừng xanh thoáng Một giấc mơ-chuyện đời
Nơi ta ở chẳng xa rời
Khuổi Sao, Đường sáng một thời còn không
(*)Nguyễn Chu Phác 
(1934-2016)
Thiếu tướng- tiến sĩ-nhà văn Nguyễn Chu Phác (bút danh Chu Phác) quê ở Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Ngoài viết văn, quản lý giáo dục , Ông còn nghiên cứu sâu về khoa tâm lý học GD
Nhà văn Chu Phác đã có hơn 10 tác phẩm truyện, tiểu thuyết, tản bút được xuất bản.
Tác phẩm chính
Người qua vùng nắng (tiểu thuyết, 1987)
Miếu thần Trung (truyện, 1989)
Hài cốt cuối cùng (tiểu thuyết, 1989)
Lật ngược đời người (tiểu thuyết, 1991)
Người bị ma ám (truyện ngắn, 1991)
Trong chiến hào Điện Biên (truyện ký, 1994)
Vì con người hãy giúp con người (1995)

Đáp án 13
12.2 = A
(*) Bàn Tài Đoàn (28/9/1913-17/11/2007)
 Bàn Tài Đoàn đã xuất bản hơn chục tập thơ, đó là:
-Muối của cụ Hồ (1960),
-Xuân về trên núi (1963),
-Có mắt thấy đường đi (1962),
-Một giấc mơ (1964),
-Kể chuyện đời (1968),
- Rừng xanh (1973),
-Gửi đồng bào Dao (1979),
- Nơi ta ở (1979),
Tìm bạn rừng (1990),
Bó đuốc sáng  (2002)…
Tên thật là Bàn Tài Tuyên, người dân tộc Dao. Ông sinh ở Nguyên Bình (Cao Bằng).là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho thơ ca dân tộc Dao thời kỳ hiện đại nói riêng và văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. 
2 mảng thơ lớn được ông thể hiện đó là:
-sự thay đổi về cách sống, cách cảm cách nghĩ của người Dao tiêu biểu là những bài thơ: Muối cụ Hồ, Khuổi Sao, Từ rừng Trần Hưng Đạo…
- Những bài thơ viết theo thể trường ca, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo thể thơ cổ phong (thể thơ 7 chữ) cổ truyền của dân tộc  đây là thể thơ thể hiện thế mạnh của nhà thơ Bàn Tài Đoàn, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào hai tập thơ Đường sáng và Kể chuyện đời.
Đáp án 13
12.4 = B
Nguyễn Quang Sáng 
(12/1 /1932 – 13 /2/2014)
Nguyễn Quang Sáng.còn có bút danh là Nguyễn Sáng. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ

Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa” … Tiểu thuyết có: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.


Đáp án 13
12.3 = D
Phan Tứ (1930-1995) 
Ông tên thật là Lê Khâm, một trong những cây bút xuất sắc về đề tài chiến tranh cách mạng. Với Bên kia biên giới và Trước giờ nổ súng Phan Tứ cấu trúc theo trình tự thời gian, đơn tuyến. Đến Gia đình má Bảy ông đã kết hợp nhiều thủ pháp, đi sâu thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật; các tuyến chủ đề, nhân vật, sự kiện được tổ chức đan xen. Ở Mẫn và tôi ông lại trình bày câu chuyện từ ngôi thứ nhất, vì vậy nhà văn có điều kiện mở rộng biên độ suy nghĩ, hồi ức, liên tưởng…
Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958)
Trước giờ nổ súng (tiểu thuyết, 1960)
Trở về Hà Nội (truyện ngắn, 1960)
Về làng (1964)
Trong đám nứa (truyện ngắn, 1968)
Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968)
Măng mọc trong lửa (bút ký, 1972, 1977)
Mẫn và tôi (tiểu thuyết,
Đáp án 13
13.1= C
2. Trăng sáng soi riêng một mặt người
Chia ly đôi bến cách phương trời
Ước mơ của đất anh về đất
Im lặng mà không cứu nổi đời.
3. Cửa sông cất tiếng chào đời
Rồi đi ra những vùng trời khác nhau
Dấu chân người lính in mau
Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
Đọc lời ai điếu một thời
Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?
4. Vỡ lòng câu thơ viết
Mời bác ngủ bác ơi
Đêm nay bác không ngủ
Nhà thơ ngủ lâu rồi
1. Đem than từ vùng mỏ
Về bán tại thủ đô
Bị đập chiếc cán búa
Hoá ra thằng ngẩn ngơ.
Câu 14: Đây là ai?

Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Minh Huệ
 (1927-2003)
tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.
Ông được biết đến nhiều với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
Các tập Văn thơ khác:
Tiếng hát quê hương (1959);
Đất chiến hào (1970)
Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979)
Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981)
Đáp án 14
14.4 = C
Võ Huy Tâm 
(1926-2006)
Các tác phẩm:
Vùng mỏ (1951)
Mỏ thời Tây (1955) 
Chiếc cán búa (1959)
Đi lên đi (1971, Trăng bão (1975)
Rượu chát (1981); Hạt trai (1987)
Võ Huy tâm là nhà văn có công mở đầu mảng văn học công nhân với nhiều tâm huyết dành cho người thợ mỏ. 
Sáng tác của ông chủ yếu về người thợ mỏ, Ngay cả thời gian rời xa Quảng Ninh gần 20 năm, tác phẩm của ông vẫn lấy đề tài này. Sở dĩ như vậy, không chỉ bởi ông từng làm thợ mỏ nhiều năm mà sinh thời, Võ Huy Tâm là người rất gần gũi với công nhân. Đời sống người công nhân những năm ấy rất gian khó,
Đáp án 14
14.2= B
Nguyễn Minh Châu
(20/10/1930- 23/1/1989)
 là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học VN trong giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đầu của đổi mới , từ “Dấu chân người lính” đến “Lão Khúng ở quê”
Sự nghiệp sáng tác của ông,khép lại với  Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)..
Đáp án 14
14.3 = D
Nguyễn Thi
(1928-1968)
Tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), là nhà văn nổi tiếng trong thời kì chiến tranh giải phóng.
 Nguyễn Thi là một nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. Ông là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực,
Sáng tác của Nguyễn Thi thuộc nhiều thể loại như thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,... Các tác phẩm chính được sưu tầm trong cuốn Truyện và kí xuất bản năm 1978. Trong đó có những truyện nổi tiếng như:
 Đôi bạn, Người mẹ cầm súng, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình,...
ngoài ra ông còn có tập thơ Hương đồng nội viết năm 1950.
Đáp án 14
14.3 = A
1. Chị Tư Hậu đẻ ra anh
Ví như hòn đất nặn thành đứa con
Biển xa gió dập sóng dồn
Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ.
3. Anh Keng cưới vợ tháng mười
Những đứa con lại ra đời tháng năm
Trong làng kháo chuyện rì rầm
Vụ mùa chưa gặt thóc đã nằm đày kho.
4. Sớm nay nhấp một chén trà
Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi
Những người cùng làng với tôi
Muốn sang đèo trúc muộn rồi đừng sang
2. Mong soi gương mặt người
Bỗng cơn giông nổi đến
Mây che một khung trời
Đất sau mưa sụt lở
Mầu mỡ trôi đi đâu
Còn trơ chiếc guốc vàng
Trăng mài mòn canh thâu.
Câu 15: Đây là ai?

Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả của Xuân Sách
A B C D
Vũ Cao (18/2/1922 - 3/12/2007)
 tên thật là Vũ Hữu Chỉnh quê ở  Nam Định. Ông được biết đến như là một nhà thơ với bài thơ Núi Đôi nổi tiếng đã được đưa vào sách giáo khoa của Việt Nam nhưng Vũ Cao còn sáng tác văn xuôi.
Tác phẩm
Sớm nay (Thơ năm 1962)
Đèo trúc (Thơ năm 1973)
Núi Đôi (Thơ năm 1990)
Truyện một người bị bắt (Tập truyện ngắn năm 1958)
Những người cùng làng (Tập truyện năm 1959)
Em bé bên bờ sông Lai vu (Truyện năm 1960)
Anh em anh chàng Lược (Truyện 1965)

Đáp án 15
15.4 = D
Bùi Đức Ái
(Anh Đức 1935-2014)
Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, là nhà văn mang đúng phẩm chất của người Nam Bộ, điềm đạm, sâu sắc, nhẹ nhàng cả trong cách sống, cả trong văn chương. Văn phong của Anh Đức được đánh giá là điềm đạm và thanh thoát
Tiểu thuyết “Hòn đất” với hình tượng nhân vật chị Sứ hoặc “Một chuyện chép ở bệnh viện” với hình tượng nhân vật chị Tư Hậu. 2 nhân vật trong hai tác phẩm của nhà văn Anh Đức đều được chuyển thể thành kịch bản phim.
Đáp án 15
15.1 = A
tên thật là Nguyễn Quảng Hường, quê Hà Đông - Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông sáng tác chủ yếu ở 2 thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn
21 tuổi, Nguyễn Kiên đã in tác phẩm viết cho thiếu nhi Những ngày đi lưu động (1956). Không những viết cho thiếu nhi, ông còn đều đặn viết truyện ngắn, truyện vừa…được nhiều giải thưởng
Các tác phẩm:
Vùng quê yên tĩnh (1974)
Nhìn dưới mặt trời (1981)
Một cảnh đời (1992)
Ảnh đen trắng (Chi tiết Lá rụng (1962)
Trái cam trong lòng tay 
Anh Keng   >> Chi tiếtTrong làng (1995)
Nơi xa (1996)
Đáy nước (1997)
Nguyễn Kiên
(1935 - 2014)
Nguyễn Kiên thời trẻ, tại chiến khu Việt Bắc năm 1950
Đáp án 13
12.4 = B
Bằng Việt  
(15/6/1941-2014)
tên thật là Nguyễn Việt Bằng, quêThạch Thất, Hà Nội. Ông làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. Tập thơ đầu tay Hương cây - Bếp lửa của ông và Lưu Quang Vũ; Trong đó có bài Bếp lửa  được in trong sách giáo khoa phổ thông Ông còn dịch thơ của các nhà thơ Nga cổ điển và hiện đại
Tác phẩm
Hương cây - Bếp lửa, (Tập thơ; 1968, 2005)
Đất sau mưa (1977)
Khoảng cách giữa lời (1984)
Cát sáng (1985), in chung với Vũ Quần Phương
Bếp lửa - Khoảng trời (Tập thơ) (1986)
Phía nửa mặt trăng chìm (1995)
Đáp án 15
15.2= C
2. Tào Mạt, Tào Tháo, Tào Ngu… (*)
Từ bên Trung Quốc nhảy dù vào ta. Giữ nước ông hát Bài ca… Cuộc đời lên-xuống chảng qua vì Chèo

4. Bắt đầu từ lão nghị hụt
Cầm dao giết mạng người
Chị Nhàn phải đi bước nữa
Lấy đại đội trưởng của tôi
Cuộc đời mấy phen nổi gió
Phải đem tổ quốc thề bồi
Lần này ông ra ứng cử
Chắc hẳn là trúng nghị viên thôi.
3. "Đôi vai" thì gánh lập trường
Đôi tay sờ soạng con đường ven thôn
Nghe anh kể chuyện đầu nguồn
Về nhà thấy mất cái hồn của em.
1. Thơ nào cho lứa tuổi thơ (*)
Mắt sang học trò, quê mẹ phù sa
Nhớ lời di chúc đã qua
Vào lăng viếng Bác-bài ca động lòng
Câu 16: Đây là ai?

Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với mô tả trong các câu thơ 1.2.3.4
Viễn Phương (*)
(1/5/1928 - 21/12/2005)
tên thật Phan Thanh Viễn, quê gốc ở Tân Châu,  Châu Đốc; Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh `Phương Viễn‘; ngoài thơ ông còn sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ `Viếng lăng Bác` (Kim Son phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.
Thơ Viễn Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy, cường điệu nỗi đau... Ông viết rất nhiều bài thơ về Mẹ. Người mẹ ,người vợ chiến đấu trong nội thành, chồng ở chiến khu, người mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, bà mẹ đưa đường các anh bộ đội…
Tác phẩm
Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952)
Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
Phù sa quê mẹ (thơ, 1991).
Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002)
Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005).
Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968)
Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988)
Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998).
Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982).
Viếng lăng Bác
Đáp án 16
16.1. = B
Xuân Thiều  (1930 – 2007)
Nhà văn còn có bút danh khác là Nguyễn Thiều Nam, Tú Hói, Ba Quang. Xuân Thiều viết các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, ký. Các tác phẩm tiêu biểu của ông có Đi xa (1973), Khúc sông (1974), Từ một cánh rừng (1975), Bắc Hải Vân xuân 1975 (1977) Khúc hát mở đầu (1981, 1996),Gió từ miền cát (1989), Xin đừng gõ cửa (1994), Tư Thiên (1995). Năm 1996, ông đã giới thiệu với độc giả tập phê bình, tiểu luận Tiếng nói cảm xúc. Ông có hai tập tiểu thuyết đáng nhớ:Thôn ven đường được & Huế - Mùa mai đỏ 
Đôi vai (1961)
    Một người lính (1961)
    Chiến đấu trên mặt đường (1968)
    Trời xanh (1969)
    Mặt trận kêu gọi (1969)
    Thôn ven đường (1972, 1975)
    Đi xa (1973)
    Khúc sông (1974)
    Từ một cánh rừng (1975)
Đáp án 16
16.3 = C
Đào Hồng Cẩm
(1924-1990)
Ông tên thật Cao Mạnh Tủng 
sinh tại Nam Định, Bút danh Đào Hồng Cẩm là ghép tên ba chị em gái của ông. Ông được coi là một trong những nhà viết kịch tiêu biểu trong kịch nói Việt Nam hiện đại, những tác phẩm tiêu biểu của kịch nói trong những năm chiến tranh. 
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm đã chọn hình tượng những người anh hùng nơi chiến trận và ông đã thành công
Tác phẩm
Nghị Hụt (1956)
Trước giờ chiến thắng (1960)
Chị Nhàn (1961)
Nổi gió (1964)
Bước theo anh
Một người mẹ (1974)
Trang sổ tay chiến sĩ (1973)
Đại đội trưởng của tôi (1974)
Nổi gió còn được đạo diễn Huy Thành dựng thành bộ phim nổi tiếng cùng tên.
Đáp án 16
16.4 = A
Tào Mạt (23/11/1930 - 13/4/1993)
Tào Mạt tên thật là Nguyễn Duy Thục, có lúc viết là Nguyễn Đăng Thục, Ông đặc biệt yêu thích văn học Hán-Nôm và  lấy bút danh Tào Mạt vì ông kính phục nhân vật Tào Mạt - viên tướng nước Lỗ thời Xuân Thu (Trung Quốc).
Các kịch bản của Tào Mạt mà đỉnh cao là bộ ba chèo Bài ca giữ nước toát lên tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc. 
Ông để lại khoảng 20 kịch bản chủ yếu là chèo, ngoài ra còn sáng tác thơ chữ Hán.
Bài ca giữ nước được giới chuyên môn đánh giá là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nghệ thuật chèo nói riêng và nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt Nam nói chung. Trên cơ sở các làn điệu chèo truyền thống, ông đã sáng tạo ra những làn điệu mới để chuyển tải một cách hiện đại hơn nội dung tư tưởng.
Đáp án 16
16.2 = D
4.Chim Chơ rao cất cánh ngang trời
Tình như chớp trắng cháy liên hồi
Đám mây cánh vạc tan thành nước
Mà đất ba dan vẫn khát hoài.
1.Đi bước nữa rồi đi bước nữa
Phấn son mưa nắng đã tàn phai
Cái kiếp đào chèo là vậy đó
Đêm tàn bến cũ chẳng còn ai.
2. Đất-Hoa, Hạnh phúc thế gian
Để cho ngân khúc âm vang Đàn bầu
Ánh nắng, mây mù là đâu
Mà Cây thánh giá đằng sau vẫn đè (*)
3.Còn mãi với anh những mùa Xuân đó
Mùa Xuân đất này, Mùa Xuân nho nhỏ
Như những người đồng chí trung kiên dù yên nghỉ Mồ anh hoa vẫn nở (*)
Câu 17: Đây là ai?


Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với các câu thơ 1,2,3,4
A B C D
(*)Thanh Hải  
(1930-1980)
 Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, Ông sinh ở Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Sau năm 1975, thơ ông càng chín hơn. Bài "Mùa xuân nho nhỏ" (1980, làm trên giường bệnh trước khi mất không lâu) là thành công tiêu biểu hơn cả.
Nói chung, thơ ông chân thật, bình dị, đôn hậu và chân thành. Đối với nền thơ chống Mỹ của miền Nam, Thanh Hải là một trong những cây bút có nhiều đóng góp...
Thanh Hải có 5 tập thơ
- Những đồng chí trung kiên (1962);
-Huế mùa xuân (Tập 1-1970, tập 2-1975);
-Dấu võng Trường Sơn (1977);
Mưa xuân đất này (1982);
Thanh Hải thơ tuyển (1982).


Đáp án 17
17.3 = D
Thu Bồn 
(1/12/1935-17/6/2003)
Sinh tại Điện Bàn (Quảng Nam),  Ngoài bút danh đặt theo tên dòng sông Thu Bồn quê hương, ông còn có các bút danh khác là Hà Ðức Trọng, Bờ Lốc.
Ngoài thơ, Thu Bồn còn viết tiểu thuyết, nhưng ông được biết đến nhiều với những bài trường ca, trong đó Bài ca chim Chơ Rao vẫn được coi là thành công có tính định hướng cho phong cách tiêu biểu của ông và còn là bản trường ca đầu tiên của văn học giải phóng
 Tác phẩm chính
Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962),
Tre xanh (thơ, 1965),
Mặt đất không quên (thơ, 1970),
Oran 76 ngọn (trường ca, 1979),
Người vắt sữa bầu trời (trường ca, 1985)
Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985)
Quê hương mặt trời vàng
Vùng pháo sáng (tiểu thuyết)
Đáp án 17
12.4 = C
Nguyễn Thế Phương
29/12/1930 -18/11/1989  
 Tên thật là Nguyễn Xuân Phê sinh ra ở Hà Trung (Thanh Hóa), Cái làng và cây cầu đã cho anh những tư liệu chủ yếu để xây dựng các tác phẩm thời chống Mỹ.
Với Nguyễn Thế Phương, mảnh đất khai thác và thâm canh chính là vùng quê xứ Thanh với những sắc thái thiên nhiên và con người khó trộn lẫn như chính dòng sông Mã vừa dữ dội vừa hiền hoà, ào ạt và sâu lắng, lắm ghềnh thác và cũng nhiều bờ bãi phù sa...

 Các tiểu thuyết “Đi bước nữa”, “Ngày trở về”, “Nắng”, “Chân trời mưa gió”...
Năm 1960, khi tiểu thuyết “Đi bước nữa” ra mắt công chúng, sau đó được dựng thành bộ phim truyện cùng tên
Đáp án 17
17.1 = B
(*) LỮ GIANG
(1928-2005)
Nhà thơ Lữ Giang tên thật là Trần Xuân Kỳ, sinh tại Thanh Hóa,.Sinh thời,Ông vừa làm thơ, làm báo, lại viết cả tiểu thuyết. Tuy thơ ông không thật được bạn đọc chú ý. Song bài thơ "Tiếng đàn bầu" quả là có những câu xuất thần, như dòng suối mát lành bất ngờ tuôn ra trong phút thăng hoa sáng tạo của ông.
Các tác phẩm:
Nắng bên sông (1985)
Đất và hoa (1995)
Tiếng đàn bầu
Hạnh phúc trên thế gian (1975)
Ánh nắng và mây mù (1976)
Đằng sau cây thánh giá (1978)
Con Đức Mẹ (1990)
Đường về Sầm Sơn (1991)

Đáp án 17
17.2 = A
(*)2. Ai cần tục ngữ ca dao
Gặp ông mà hỏi thế nào cũng ra
Ai muốn hiểu Mưu đàn bà
Đọc truyện ông dịch …xong là quên ông
(*)1. Vị nghệ thuật hay vị nhân sinh
Sau rồi Lão tướng có hình ra không
Xã hội văn sĩ càng đông
Nhân sinh-nghệ thuật đánh đồng thành Đô
Câu 18: Đây là ai?


Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với các câu thơ 1,2,3,4
(*) 4 Bình thơ ai được như thày
Đem soi kính lúp kiếm Thơ hay khó lòng
Lịch sử văn học viết xong
Có dòng nào thẳng,
dòng nào cong không thày

(*) 3. Ông từ thửa ruộng vỡ hoang
Sự nghiệp đã mở thênh thang chặng đường
Cuộc sống-Thời đại-Văn chương
Với ông, Xuân mãi cứ Trường như ai
Hải Triều  (*)
(1/10/1908 - 6/8/1954)
tên thật Nguyễn Khoa Văn, nhà lí luận, nhà phê bình văn học Việt Nam.
Ông là nhà lí luận tiên phong trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt qua hai cuộc tranh luận gây được tiếng vang lớn vào thập niên 1930: Duy vật hay duy tâm và Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh.
Ông là cây bút xuất sắc, nhạy bén không chỉ trong văn học mà còn trong các vấn đề triết học, kinh tế …
Trước khi mất ông chỉ có xuất bản có một số cuốn: Duy tâm hay duy vật (1936), Văn sĩ và xã hội (1937),
Sau này, những bài báo, bài viết của ông được sưu tầm và biên soạn, xuất bản trong các cuốn sách Về văn học và nghệ thuật (1965 - Hồng Chương biên soạn), Hải Triều - tác phẩm (1987),
Hải Triều toàn tập (2 tập) (1996).
Đáp án 18
18.1 = D
Vũ Ngọc Phan (*)  
(1902-1987)
Nguyên quán huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Trước 1945, Vũ Ngọc Phan được nhiều nhiều người biết tiếng qua bộ sách Nhà văn hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho tới nay vẫn còn giá trị. Sách của ông đáng chú ý hơn cả là cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Sách có giá trị nhiều mặt, được tái bản nhiều lần.
Nhìn sang láng giềng (ký sự, 1941).
Thi sĩ Trung Nam (thi thoại, 1942).
Nhà văn hiện đại (4 tập, 1942-1945)
Chuyện Hà Nội (bút ký, 1944).
Những trận đánh Pháp (ký sự lịch sử, 2 tập, 1946).
Mưu đàn bà (phóng tác truyện Ả rập theo bản dịch của Mac-rus),
Tấm gương nhỏ (dịch truyện dân gian Nhật Bản và Ả Rập).

Đáp án 18
18.2 = C
Hà Xuân Trường (*)
(13/9/1924 - 12/6/2006)
Tên khai sinh: Hà Nghệ
Bút danh khác: Xuân Trường – Lê Trọng Lâm; quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
là nhà lý luận, phê bình văn học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Ông là người tích cực đấu tranh truyền bá và thực hiện đường lối quan điểm văn nghệ của Đảng Cộng sản.
Tác phẩm
Thửa ruộng vỡ hoang (truyện ký, 1955);
. Mấy vấn đề văn nghệ (lý luận, 1966);
 Trên một chặng đường (1980);
. Văn học - cuộc sống - Thời đại (1986);
. Văn hóa, khái niệm và thực tiễn (1994);
Đáp án 18
18.3 = A
(*) Lê Trí Viễn 
(10/3/1919-3/2/2012)
Ông là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu lịch sử văn học, phê bình lĩnh vực văn học Việt Nam 
Bình thơ xuân - 1986
Đến với thơ hay - 1997
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng - 1981
Quy luật hiện đại hóa văn học Việt Nam - 1982
Lịch sử văn học Việt Nam, 4 tập
Đáp án 18
18 4 = B
(*) 1. Trở về quê nội ông chiến đấu
Dáng đứng Việt Nam in dấu bài ca
Giữ đất quê hương mãi nở hoa
Mà tên ông “họ Ca” không ai nhớ
2. Cũng muốn tin vào hoa hồng
Tin vào điều không thể mất
Cả tôi và cả chúng ta
Đứng trong đầm lầy mà hát
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm đã chết
Ông không phải là bố tôi
Con chim sâm cầm ai giết
4. Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chòi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lùng thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn
A B C D
(*) 3. Ông từng gắn bó Đất quê mình
Với vè Thăm lúa ông thành nhà thơ
Gió Nam ngồi kể chuyện xưa
Tiếng chim đồng nội bây giờ mất tăm !?
Câu 19: Đây là ai?


Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với các câu thơ 1,2,3,4
Lưu Quang Vũ 
(17/4/1948 - 29/8/1988)
lÔng viết gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi,Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v.
Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của anh được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.
Đáp án 19
19.2 = A
Trần Hữu Thung
(1925 -1999) (*)
Xuất thân trong một gia đình nông dân ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ an, Bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những bài ca dao, hò , vè... phục vụ công tác tuyên truyền vận động quần chúng ở nông thôn; và được chú ý từ bài thơ "Thăm lúa" (1950). Thơ ông giàu tính quần chúng, thường sử dụng những thể quen thuộc của thơ ca dân tộc, lời thơ mộc mạc giản dị, mang đậm phong vị dân ca Nghệ tĩnh.

TÁC phẩm chính:
"Hai Tộ hò khoan" (tập thơ-1951)
"Dặn con" (tập thơ-1954)
Thăm lúa" (1950)
"Ðồng tháng Tám" (tập thơ-1956)
"Gió Nam" (thơ kể chuyện-1962)
"Ðất quê mình" (tập thơ-1971)
"Tiếng chim đồng" (1975).
( Các bài ca dao, vè của ông đáp ứng Nhu cầu sinh hoạt văn nghệ của nhân dân,)
Đáp án 19
19.3 = D
Lê Anh Xuân 
(1940-1968)
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, bí danh là Lê Lan Xuân, đặt theo tên một người bạn gái tên Xuân Lan. Sau này khi vào chiến trường, ông đổi thành bút danh Lê Anh Xuân. Quê huyện Mỏ Cày, Bến Tre.
Ông đã sáng tác khá nhiều bài thơ chủ yếu thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước, đặc biệt là vùng quê Bến Tre. Những bài thơ: Nhớ mưa quê hương, Trở về quê nội, Gửi miền Bắc,... được độc giả yêu mến.
Bài thơ cuối cùng của ông sáng tác năm 1968: Dáng đứng Việt Nam là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người CS Giải phóng quân đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông
Ngoài làm thơ, ông còn viết cả văn xuôi.
Tiếng gà gáy (thơ, 1965)
Không có đâu như ở miền Nam (thơ, in chung, 1968)
Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)
Hoa dừa (thơ, 197l)
Giữ đất (tập văn xuôi-1966)
Giữ đất (tập văn xuôi-1966)
Ông được Nhà nước VN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân

Đáp án 19
19.1 = C
Xuân Quỳnh 
(1942-1988)
 Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê Văn Khê, quận Hà Đông, (Hà Nội). Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc, khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư … luôn được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ.
Nhiều bài thơ của chị đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... 
Tác phẩm
Hoa dọc chiến hào (thơ, 1968)
Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978)
Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
Tự hát (thơ, 1984)
Hoa cỏ may (thơ, 1989)
Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi
Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)

Đáp án 19
19.4 = B
(*) Xuân Qunhf & Lưu Q Vũ
1. Người người lớp lớp
xông ra trận
Cờ đỏ
mưa sa
suốt dặm dài
Mở đột phá khẩu
tiến lên nhất định thắng
Lô cốt mấy tầng đè nát vai
Dẫu sông núi cỏ cây làm chứng
Hồn vẫn treo trên
Vọng hải đài.
2. Hồn đã vượt Côn đảo
Thân xác ở trong lao
Bởi nghe lời mẹ dặn
Nên suốt đời lao đao.
4. Chuyện kể cho người mẹ nghe
Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang
Đứa con nuôi của trung đoàn
Phá vây xong lại chết mòn trong vây.
A B C D
(*)3. Ông ở tận Gò Me Gò Công
Nhận Quê chung với Gái Sông Hồng
Thành danh mà chẳng thành công
Ngày vui chưa đủ để ông Đổi đời
Câu 20: Đây là ai?


Chân dung gợi ý 
A,B,C,D là các vị nào ứng với các câu thơ 1,2,3,4
Trần Dần 
(23/8/1926-17/1/1997)

 Tên thật là Trần Văn Dần, nhà thơ có nhiều độc đáo Những bài thơ bậc thang của ông đã tạo nên những nhịp điệu quyết liệt mạnh mẽ khi diễn tả những rung cảm đa chiều của ông về cuộc sống, về dân tộc. Ngay trong cả loại thơ kiểu văn xuôi của ông vẫn ngồn ngộn hình ảnh và cảm xúc thiên hà.
Người người lớp lớp (Truyện dài - 1954);
Nhất định thắng (Thơ - 1956);
Cách mạng tháng Tám (1956);
Thơ không lời - Mây không lời (Thơ - họa - 1978);
Bộ tam Thiên Thanh - 77 - Ngày ngày (1979);
Bài thơ Việt Bắc (Trường ca - Viết năm 1957, xuất bản năm 1990);

Đáp án 20
20. 1 = B
Phù Thăng
(1928 – 2012)
Phù Thăng tên khai sinh là Nguyễn Trọng Phu, Ông  là một nhà văn đa tài, viết tiểu thuyết, truyện ngắn, viết kịch bản phim, sáng tác thơ.
 Thơ có trường ca Hoa vạn thọ, Cành đào trên giấy đã phai rồi… Ở lĩnh vực nào, Phù Thăng cũng gặt hái được những thành công xuất sắc
là tác giả của các tiểu thuyết Phá vây, Tấn công; các tập truyện Con những người du kích, Con nuôi Trung đoàn, Đáy suối, Trận địa mới; các kịch bản phim Biển lửa, Tiếng gọi phía trước, Nguyễn Văn Trỗi, Quê nhà.
Đáp án 20
20.4 = D
Phùng Quán 
(1932–1995)
là một nhà văn bắt đầu viết và khẳng định được văn tài với Vượt Côn Đảo nhưng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)