Phân hữu cơ vi sinh

Chia sẻ bởi nguyễn hữu bình | Ngày 18/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: phân hữu cơ vi sinh thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Vài năm trở lại đây, tình trạng đốt rơm, rạ diễn ra ngày càng phổ biến sau mùa gặt, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân và Điện Biên không nằm ngoài số đó
Tình trạng lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá mức cần thiết. đã ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống, nguồn nước ngầm. Đất đai thoái hóa bạc màu dẫn đến năng suất và chất lượng cây trồng ngày càng kém.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Để giải quyết những vấn đề trên và tận dụng được những phế thải nông nghiệp sau các mùa vụ. Giải pháp hiệu quả nhất đó chính là tự sản xuất và sử dụng phân hưu cơ vi sinh.
Các loại phân bón chính cho cây trồng
1. Phân hoá học (vô cơ)
Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
3. Phân hữu cơ vi sinh
Là những chế phẩm hay hợp chất hữu cơ trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
2. Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ thường dùng trong nông nghiệp, hình thành từ phân người hay động vật hay được ủ từ phế thải NN (phân xanh). Phân bón giúp tăng thêm độ mầu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng
Sự khác nhau khi sử dụng
phân hoá học và phân vi sinh
Phân hoá học (vô cơ)
Không tự sản xuất được, Chi phí cao
Sử dụng lâu đất sẽ bị chai cứng bạc màu, thoái hoá
Dễ dàng cho vận chuyển, bảo quản được lâu
Tác dụng nhanh, Phù hợp với bón thúc
Hiệu qủa trong thời gian ngắn
Dư lượng hoá chất trong sản phẩm
Ô nhiễm môi trường đất, nước
Dễ phát sinh sâu bệnh
ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Sự khác nhau khi sử dụng
phân hoá học và phân vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh
Chi phí thấp, có thể sản xuất được tại địa phương,tận dụng được phế thải ngay tại các nương rẫy
Giúp cho đất tơi xốp hơn, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tác dụng lâu dài.
Làm giảm mầm mống sâu bệnh hại cây trồng trong đất.
Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt hơn, an toàn hơn.
Thân thiện với môi trường
Hấp thụ chậm, phù hợp với bón lót.
Bảo quản trong thời gian ngắn
Lợi ích khi sử dụng phân vi sinh
Tiết kiệm chi phí, có thể sản xuất được tại địa phương,tận dụng được phế thải ngay tại các nương rẫy, giá thành sản phẩm hạ, thu nhập tăng lên.
Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt hơn, an toàn hơn .
Hạn chế ô nhiễm môi trường đất và nước
An toàn cho người sử dụng
Khả năng giữ ẩm tốt, đất tơi xốp -> cây hút được nhiều dinh dưỡng hơn
Thay thế được từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng).
0,5 -1 kg vi sinh vật gốc dạng bột
2 kg đường hoặc 2 lít rỉ đường
Bột cám 10-15kg (cám gao, ngô, sắn)
300-400 kg phân chuồng khô
Các phế thải nông lâm nghiệp 1khối
Các vật liệu cần chuẩn bị cho ủ phân vi sinh
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
1. Băm các phế thải thành các đoạn có chiều dài từ 5 -10 cm.
2. Trộn đều vi sinh vật dạng bột với cám bột ( sau đó chia ra 4 phần)
3. Hoà rỉ đường (hoặc đường, mật) với 15 đến 20 lít nước (chia ra 4 phần)
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
4. Rải phế thải lên thành đống tròn có chiều rộng 3-4 bước chân, chiều cao khoảng 1-1,5 gang tay. (1/4 số lượng phế thải)
5. Trộn đều ¼ hỗn hợp cám, vi sinh vật gốc dạng bột và phân chuồng vào phế thải.
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
6. Hoà 5 lít dung dịch (1/4 lượng đã pha) với nước sạch hoặc nước tiểu, nước rửa chuồng trại, nước bioga tưới kết hợp với đảo đều.
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
8. Tiếp tục rải lớp thứ 2 lên với chiều cao 1-1,5 gang tay và sau đó tiếp tục làm các bước như lớp thứ nhất.
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
7. Cho tay vào đống ủ để kiểm tra độ ẩm, tưới cho tới khi đạt tới độ ẩm 60 - 70% thì dừng lại
9. Khi đã hoàn thành (khoảng 4 lớp) lấp bạt phủ lại và chèn đất hoặc đá xung quanh tránh cho bạt bị gió tốc đi
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
10. Đào rãnh thoát nước nhỏ xung quanh khu vực ủ phân để tránh nước chảy nhiều vào đống ủ, làm chết vi sinh vật.
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
11. Cứ sau 7-10 ngày tiến hành đảo đống một lần với hình thức đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.
12. Sau 30-45 ngày (kể từ ngày ủ đầu tiên) sau 3-4 lần đảo thì có thể đưa phân ra sử dụng.
Các bước thực hiện ủ phân vi sinh
Các chú ý khi sản xuất phân vi sinh
Độ ẩm phải đạt được từ 60-70%
Cần đảo đều trong quá trình ủ và đảo lại sau khi ủ 7-10 ngày.
Các loại vật liệu (rơm rạ cần tưới ẩm trước khi ủ 12-24 giờ)
Không sử dụng Vôi và tro bếp khi ủ phân
Không để đống ủ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, bạt che phải tối màu
Không nên nén chặt đống khi ủ.
Một số lưu ý khi sử dụng phân bón vi sinh
Khi bón cần giữ độ ẩm cho tốt, đặc biệt là 2 tuần đầu.
Đất chua nên bón vôi trước 2 - 3 ngày rồi mới bón phân vi sinh. Nếu phun thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ thì phải phun sau khi đã bón phân vi sinh 1 tuần để không làm chết các vi sinh vật có ích trong phân.
Không được trộn lẫn phân vi sinh với bất cứ loại phân hóa học nào, kể cả tro bếp.
Bảo quản phân ở nơi thoáng mát, tránh mưa, nắng làm chết các vi sinh vật có ích trong phân. Thời gian bảo quản tối đa là 6 tháng kể từ ngày SX, tốt nhất là 2 tháng với mùa hè, 3 tháng với mùa đông.
Bón cho ngô:
Bón lót 10 kg (hạt ngô đã ủ nảy mầm), hoặc đặt bầu cho 1 sào + 50% đạm urê và 50% lân so với bón bình thường khi chưa có phân vi sinh.
Khi ngô 3 - 4 lá, bón tiếp 10 kg/sào rồi vun gốc. Các giai đoạn bón đạm lân trước kia nay cũng bón như vậy nhưng giảm 50% lượng.
Bón cho rau:
Với phân vi sinh qua rễ thì bón lót 20 - 30 kg/sào (360 m2) cộng với 50% urê và 50% lân so với bình thường vẫn lót. Các giai đoạn sau lượng đạm giảm một nửa.
Bón cho cây ăn quả:
Mỗi năm bón 2 lần vào thời kỳ mưa xuân và mưa ngâu với lượng 2 - 10 kg/lần tùy theo tuổi cây và sản lượng thu hoạch.
Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho
một số loại cây trồng chính (tiếp)
Bón cho cây Lâm nghiệp
Thường có 2 cách bón bón lót và bón thúc
Bón lót: 200-300g phân vi sinh hưu cơ + 100g NPK trộn đều với đất mặt lấp đầy xuống hố trước khi trồng từ 10 – 20 ngày.
Bón thúc: Nếu không bón lót trước lúc trồng thì vào thời điểm vụ xuân năm thứ nhất bón sau khi vun xới gốc, đào một rãnh nhỏ hình bán nguyệt phía trên cách gốc từ 20-25cm với chiều sâu 10-15cm.
Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh cho
một số loại cây trồng chính (tiếp)
Nhóm 2: Bón phân cho Lúa Vụ Đông Xuân (1000m2)
Bón lót:
+ Phân HCVS: 200 kg
+ Đạm: 5kg
+ Lân 30 kg
+ Vôi: 50 kg
+ Phân chuồng: 500 – 700 kg
Bón thúc:
Lần 1: PVS 40 – 50 kg
Đạm 8 kg
Kaly 3 – 5 kg
Lần 2: Đạm 3 – 4 kg,
Kaly 10 – 14 kg
Lúa gieo
Tổng lượng phân bón: Đạm 16 – 17 kg (giảm 8 kg), lân 30 kg (giảm 20 kg), phân chuồng giảm 300 – 500 kg
Nhóm 2: Bón phân chho Lúa Vụ Đông Xuân (1000m2)
Bón thúc:
Lần 1: PVS 40 – 50 kg
Đạm 5 – 6kg
Ka ly 3- 4 kg
Lần 2: Đạm 2- 3 kg,
Ka ly 10 – 14 kg
Bón lót:
+ Phân HCVS 150 – 200 kg
+ Đạm 3- 4 kg
+ Lân 25 kg
+ Vôi 50 kg
+ PC: 500 – 700 kg
Lúa cấy SRI
Tổng lượng phân bón: Đạm 10 – 13 kg (giảm 12 kg), lân 25 kg (giảm 25 kg), phân chuồng giảm 300 – 500 kg.
CHƯƠNG TRÌNH CHỊ EM KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH HÀNG BÀ CON NÔNG DÂN SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn hữu bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)