PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1862 – 1945)
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Qui |
Ngày 27/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1862 – 1945) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Học viên : Trần Thị Thu Hường
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
ĐỀ TÀI HỘI THẢO KHOA HỌC TRẺ 2008:
PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1862 – 1945)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Việc tranh chấp lãnh thổ biên giới nói chung và biên giới Việt Nam - campuchia nói riêng là một vấn đề chính trị - thời sự nóng bỏng được nhiều nước quan tâm hiện nay
Mặc dù quan điểm trước sau như một của Đảng, Nhà nước ta là “tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện với Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, kiên trì xây dựng đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị” nhưng đến hiện nay, sự bất đồng về phân vạch đường biên giới giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nguyên nhân của sự tranh chấp này có nguồn gốc từ lịch sử mà cụ thể hơn là đường biên giới thuộc địa được vạch ra dưới thời Pháp thuộc.
Vì vậy để góp phần bàn luận về vấn đề này, tôi chọn chủ đề cho tham luận tham gia “Hội thảo khoa học trẻ 2008” là “Phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong thời kỳ Pháp thuộc (1862 – 1945)”.
Trên cơ sở thừa hưởng những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tham luận này chỉ nhằm tới mục đích đưa ra một cái nhìn khách quan về đường biên giới Việt Nam – Campuchia trong thời kì Pháp cai trị Đông Dương. Qua đó tham luận muốn khẳng định một lần nữa chủ quyền biên giới về lãnh thổ của Việt Nam đồng thời bác bỏ những luận điểm sai trái về đường biên giới Việt Nam – Campuchia hiện nay.
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁP THỰC HIỆN VIỆC PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA
Cho đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, vùng đất Nam Bộ đã là một phần lãnh thổ quan trọng của đất nước Việt Nam.
Pháp có thể tiến hành việc phân định biên giới Việt Nam – Campuchia một cách thuận lợi là vì vùng đất Nam Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được triều đình Huế trao lại việc thực thi chủ quyền cho chính quyền Pháp và đặt Trung kỳ dưới sự bảo hộ của Pháp, ngay cả Campuchia cũng là nước được Pháp bảo hộ
Dựa trên việc điều tra khảo sát thực địa cũng như tình hình biên giới giữa hai nước dưới triều Nguyễn, các chuyên gia Pháp và Campuchia cùng tham gia tiến hành việc phân định biên giới Việt Nam – Campuchia theo luật của nước Pháp.
II. PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG THỜI PHÁP THUỘC
1. Đường biên giới trên bộ
Phân định biên giới giữa Nam kỳ và Campuchia
Qua các công ước 9/7/1870, 15/7/1873 được ký giữa triều đình Campuchia với Thống đốc Nam kỳ và các nghị định của Toàn quyền Đông Dương, các chỉ dụ của vua Campuchia, đường biên giới trên bộ giữa Nam kỳ và Campuchia đã được phân vạch và sửa đổi một cách liên tục theo sự đồng ý của cả hai bên. Đoạn biên giới này đã được xác định một cách chi tiết, cụ thể với việc cắm các cột mốc phân giới cho chúng ta một hình dung rõ ràng về đường phân giới giữa Nam kỳ và Campuchia mà trước đây chỉ tồn tại dưới dạng vùng biên giới.
Phân định biên giới giữa Trung kỳ và Campuchia
Giữa miền thượng du Trung kỳ với Campuchia đường biên giới chưa được các nhà cầm quyền Đông Dương xác định một cách rõ ràng như ở Nam kỳ
=>Trên cái nhìn tổng quát, đường biên giới Việt Nam – Campuchia trên bộ đã được xác định một cách rõ ràng trên giấy tờ và qua các đợt thực hiện phân giới cắm mốc
2. Đường biên giới trên biển
Đối với đường biên giới trên biển, Pháp không phân giới, cắm mốc mà chỉ đưa ra một đường Bri – vi – ê phân chia ranh giới quản lí hành chính và cảnh sát đối với các đảo.
III. KẾT LUẬN
Cho đến trước khi Pháp vào xâm lược thì ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa được thể hiện một cách chính xác, cụ thể dưới dạng đường biên giới như ở Phương Tây.
Trong thời kỳ bị Pháp đô hộ, biên giới được hình thành trong lịch sử dưới dạng vùng đã được thay đổi ít nhiều và xác định cụ thể, rõ ràng hơn dưới dạng đường biên giới theo luật của nước Pháp thông qua các hiệp ước, các nghị định của Toàn quyền Đông Dương và các chỉ dụ của vua Campuchia
Tuy nhiên trong khi xác định đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, các nhà cầm quyền Pháp chỉ quy định các địa giới mà không quy định hải giới và trong quy định địa giới cũng chỉ chú trọng đến địa giới giữa Nam Kỳ và Campuchia mà ít chú trọng đến địa giới giữa Trung Kỳ và Campuchia
Chính sách hoạch định, phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia được thực hiện theo chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương, xuất phát trước hết vì quyền lợi của nước Pháp. Tuy nhiên Pháp không tiến hành phân chia một cách tùy tiện mang tính áp đặt mà dựa trên những nguyên tắc nhất định. Đó là luật pháp của nước Pháp, những kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa biên giới, tôn trọng chủ quyền của Campuchia theo hiệp ước và những cuộc thương thuyết phân chia giữa hai bên để đi tới việc ký kết những hiệp ước với sự đồng ý của cả hai bên
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC THẦY CÔ CÙNG CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
ĐỀ TÀI HỘI THẢO KHOA HỌC TRẺ 2008:
PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1862 – 1945)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Việc tranh chấp lãnh thổ biên giới nói chung và biên giới Việt Nam - campuchia nói riêng là một vấn đề chính trị - thời sự nóng bỏng được nhiều nước quan tâm hiện nay
Mặc dù quan điểm trước sau như một của Đảng, Nhà nước ta là “tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện với Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, kiên trì xây dựng đường biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình, hữu nghị” nhưng đến hiện nay, sự bất đồng về phân vạch đường biên giới giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Nguyên nhân của sự tranh chấp này có nguồn gốc từ lịch sử mà cụ thể hơn là đường biên giới thuộc địa được vạch ra dưới thời Pháp thuộc.
Vì vậy để góp phần bàn luận về vấn đề này, tôi chọn chủ đề cho tham luận tham gia “Hội thảo khoa học trẻ 2008” là “Phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong thời kỳ Pháp thuộc (1862 – 1945)”.
Trên cơ sở thừa hưởng những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tham luận này chỉ nhằm tới mục đích đưa ra một cái nhìn khách quan về đường biên giới Việt Nam – Campuchia trong thời kì Pháp cai trị Đông Dương. Qua đó tham luận muốn khẳng định một lần nữa chủ quyền biên giới về lãnh thổ của Việt Nam đồng thời bác bỏ những luận điểm sai trái về đường biên giới Việt Nam – Campuchia hiện nay.
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁP THỰC HIỆN VIỆC PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA
Cho đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, vùng đất Nam Bộ đã là một phần lãnh thổ quan trọng của đất nước Việt Nam.
Pháp có thể tiến hành việc phân định biên giới Việt Nam – Campuchia một cách thuận lợi là vì vùng đất Nam Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được triều đình Huế trao lại việc thực thi chủ quyền cho chính quyền Pháp và đặt Trung kỳ dưới sự bảo hộ của Pháp, ngay cả Campuchia cũng là nước được Pháp bảo hộ
Dựa trên việc điều tra khảo sát thực địa cũng như tình hình biên giới giữa hai nước dưới triều Nguyễn, các chuyên gia Pháp và Campuchia cùng tham gia tiến hành việc phân định biên giới Việt Nam – Campuchia theo luật của nước Pháp.
II. PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRONG THỜI PHÁP THUỘC
1. Đường biên giới trên bộ
Phân định biên giới giữa Nam kỳ và Campuchia
Qua các công ước 9/7/1870, 15/7/1873 được ký giữa triều đình Campuchia với Thống đốc Nam kỳ và các nghị định của Toàn quyền Đông Dương, các chỉ dụ của vua Campuchia, đường biên giới trên bộ giữa Nam kỳ và Campuchia đã được phân vạch và sửa đổi một cách liên tục theo sự đồng ý của cả hai bên. Đoạn biên giới này đã được xác định một cách chi tiết, cụ thể với việc cắm các cột mốc phân giới cho chúng ta một hình dung rõ ràng về đường phân giới giữa Nam kỳ và Campuchia mà trước đây chỉ tồn tại dưới dạng vùng biên giới.
Phân định biên giới giữa Trung kỳ và Campuchia
Giữa miền thượng du Trung kỳ với Campuchia đường biên giới chưa được các nhà cầm quyền Đông Dương xác định một cách rõ ràng như ở Nam kỳ
=>Trên cái nhìn tổng quát, đường biên giới Việt Nam – Campuchia trên bộ đã được xác định một cách rõ ràng trên giấy tờ và qua các đợt thực hiện phân giới cắm mốc
2. Đường biên giới trên biển
Đối với đường biên giới trên biển, Pháp không phân giới, cắm mốc mà chỉ đưa ra một đường Bri – vi – ê phân chia ranh giới quản lí hành chính và cảnh sát đối với các đảo.
III. KẾT LUẬN
Cho đến trước khi Pháp vào xâm lược thì ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa được thể hiện một cách chính xác, cụ thể dưới dạng đường biên giới như ở Phương Tây.
Trong thời kỳ bị Pháp đô hộ, biên giới được hình thành trong lịch sử dưới dạng vùng đã được thay đổi ít nhiều và xác định cụ thể, rõ ràng hơn dưới dạng đường biên giới theo luật của nước Pháp thông qua các hiệp ước, các nghị định của Toàn quyền Đông Dương và các chỉ dụ của vua Campuchia
Tuy nhiên trong khi xác định đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, các nhà cầm quyền Pháp chỉ quy định các địa giới mà không quy định hải giới và trong quy định địa giới cũng chỉ chú trọng đến địa giới giữa Nam Kỳ và Campuchia mà ít chú trọng đến địa giới giữa Trung Kỳ và Campuchia
Chính sách hoạch định, phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia được thực hiện theo chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương, xuất phát trước hết vì quyền lợi của nước Pháp. Tuy nhiên Pháp không tiến hành phân chia một cách tùy tiện mang tính áp đặt mà dựa trên những nguyên tắc nhất định. Đó là luật pháp của nước Pháp, những kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa biên giới, tôn trọng chủ quyền của Campuchia theo hiệp ước và những cuộc thương thuyết phân chia giữa hai bên để đi tới việc ký kết những hiệp ước với sự đồng ý của cả hai bên
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÁC THẦY CÔ CÙNG CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Qui
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)